CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3 Chia sẻ tri thức
Trong thời đại kinh doanh dựa trên tri thức ngày nay, tri thức đang được xem là lợi thế cạnh tranh then chốt cho các công ty cũng như cho các quốc gia (Farn và Fu, 2004; Lin, 2007; Xinyan and Xin, 2006).Tri thức ví dụ như kỹ năng và kinh nghiệm khi được sử dụng trong môi trường kinh doanh hàng ngày của một tổ chức đóng vai trị lợi thế cạnh tranh (Afsheen và cộng sự, 2015; Hu, Horng, & Sun, 2009; Yesil & Dereli, 2013). Nó địi hỏi các cơng ty khơng chỉ chia sẻ tri thức mà cịn phải tích hợp nó vào quy trình tổ chức hàng ngày ở mức quy mơ lớn (Llopis & Foss, 2016). Các tổ chức ngày nay hướng nhiều đến hoạt động nhóm nhằm kết hợp nhiều người, nhiều nhóm chức năng khác nhau. Mục đích để thu thập cũng như chia sẻ vốn tri thức mà họ có để biến vốn tri thức cá nhân thanh tri thức tổ chức (Ibragimova, Ryan, Windsor, &
khích con người tạo ra thêm nhiều thơng tin, cách thức khác nhau và điều này càng giúp tạo ra những tri thức mới (Xinyan & Xin, 2006). Vì vậy, yêu cầu các doanh nghiệp khơng những chia sẻ tri thức mà cịn phải tích hợp nó vào quy trình hoạt động hàng ngày của tổ chức ở quy mô lớn (Llopis và Foss, 2016). Các tổ chức ngày nay đang cố gắng tích hợp vốn tri thức tổ chức với những nhóm và nhiều cá nhân khác nhau để thu thập cũng như hiến tặng đi vốn tri thức của mình để tạo ra hàng hóa và dịch vụ tốt (Ibragimova, Ryan, Windsor, & Prybutok, 2012). Hơn thế nữa, trong quá trình thu thập và hiến tặng đi vốn tri thức vốn sẽ tạo ra những tri thức mới (Xinyan & Xin, 2006). Vì vậy những sáng kiến về quản trị chia sẻ tri thức trong một tổ chức là cực kỳ quan trọng và đang giá (Wang & Noe, 2010). Nó có thể được nói rằng việc chia sẻ tri thức là một cơ chế mà tri thức có thể được chuyển giao giữa các cá nhân với nhau. Kết quả là thơng qua những chuyển giao như vậy họ có thể thu thập được những nguồn tri thức làm giàu thêm vốn tri thức của họ. Như vậy có thể suy ra rằng việc chia sẻ tri thức đóng góp rất nhiều giá trị cho vốn tri thức hiện tại của tổ chức. Trong các tài liệu về quản trị tri thức, việc quản lý tri thức được định nghĩa là những chiến lược bao gồm những hoạt động như tạo ra, mã hóa và chia sẻ vốn tri thức cho những người mà họ muốn có được đúng các thơng tin tại đúng địa điểm và thời điểm” (Jean-Paul & Shih, 2011). Định nghĩa này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản trị tri thức trong các hoạt động hàng ngày của tổ chức ngày nay. Thêm vào đó tầm quan trọng của chia sẻ tri được thừa nhận rộng rãi trong các tài liệu nghiên cứu về tâm lý học liên quan đến công việc (Wang & Noe, 2010). Chia sẻ tri thức cũng được xem là “ việc cung cấp các nhiệm vụ về thông tin và sự hiểu biết để làm cách nào giúp đỡ những người khác và phối hợp với những người khác để giải quyết các vấn đề, phát triển những ý tưởng mới hoặc là thi hành những chính sách cũng như những thủ tục mới (Cummings, 2004; Wang và Noe, 2010). Chia sẻ tri thức theo cách này cũng được xem như đó là sự hiến tặng, sự sẵn sàng tiếp nhận, sự trao đổi và chuyển giao các thông tin cũng như sự hiểu biết về công việc để làm cách nào cộng tác và giúp đỡ những người khác để xử lý các
vấn đề, phát triển các ý tưởng, thi hành các chính sách cũng như các quy trình thủ tục liên quan đến hàng loạt các công việc và các vấn đề khác nhau (Cummings, 2004; Wang & Noe, 2010). Chia sẻ tri thức có thể được phân chia thành hai thành tố con quan trọng đó chính là sự hiến tặng tri thức và sự thu thập tri thức (Van Den Hooff & De Ridder, 2004). Việc hiến tặng tri thức thông qua sự truyền đạt thông tin điều mà được dựa trên sự tình nguyện mong muốn được cho đi vốn tri thức mà anh ta có được cịn đối với việc thu thập tri thức đó lại là sự nỗ lực thuyết phục người khác cho mình những vốn tri thức của họ có được (Van Den Hooff & De Ridder, 2004). Cả hai khía cạnh trên có ý nghĩa trong trường hợp mà đòi hỏi xuất phát từ nội tại thực sự mong muốn từ bên trong của từng cá nhân đối việc chia sẻ tri (Alhady, Hilmie, Idris, Azmi, & Zakaria, 2011). Việc chia sẻ tri thức giúp cải tiến và duy trì mối quan hệ giữa các bên hiến tặng tri thức và thu thập tri thức.Theo góc nhìn này khía cạnh chia sẻ tri thức sẽ gồm hai thành phần. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu chỉ xem xét việc chuyển giao tri thức lại chỉ là đơn hướng cho đi chứ không chú ý đến việc thu thập lại vốn tri thức (Goh & Sandhu, 2014). Sự chuyển giao tri thức là một quá trình đơn hướng nhưng ngược lại sự chia sẻ tri thức lại là một quá trình đa hướng liên quan đến cả hai khía cạnh bao gồm sự hiến tặng tri thức và sự nỗ lực có được tri thức. Cịn đối với Block và các cộng sự, 2005 thì nhấn mạnh rằng “hoạt động chia sẻ tri thức bản thân nó phải bao gồm sự đam mê, nhiệt tình và sẵn sàng chia sẻ vốn tri thức mình có với những người khác. Nó phải được chuyển tải một cách tự nguyện chứ không phải bị ép buộc mà ra”.