Hàm ý cho yếu tố công bằng thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của công bằng tổ chức đến sự chia sẻ tri thức của nhân viên trường hợp các công ty công nghệ thông tin tại thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 89)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.2 Hàm ý quản trị

5.2.3 Hàm ý cho yếu tố công bằng thời gian

Yếu tố cơng bằng thời gian có mức độ tác động quan trọng thứ nhất lên chia sẻ tri thức (hệ số beta = 0.268) , bên cạnh đó đánh giá các biến quan sát thuộc yếu tố này để có thể căn cứ đưa ra một số gợi ý nhằm cải thiện yếu tố này tốt hơn.

Bảng 30: Thực trạng đánh giá các biến quan sát thuộc yếu tố công bằng thời gian

Biến quan sát Trung bình Độ lệch

chuẩn

Nhân viên có thời gian cho các hoạt động xã hội như: thời gian cho bạn bè, tập thể thao, làm những điều mình thích trong tuần.

3.58 1.13

Nhân viên khơng thường bị yêu cầu làm thêm giờ tại

tổ chức của tôi. 3.24 1.47

Thời gian để nghỉ ngơi trong ngày là đủ 3.65 1.18

Nhân viên không thể dành thời gian cho gian cho con

cái 3.39 1.12

Nhân viên có đủ thời gian cho gia đình của họ 3.43 .97

Để có thể nắm bắt được quản lý thời gian của các nhân viên một cách linh hoạt , và gây hiệu ứng tích cực hơn thì các nhà quản trị cần trao đổi thông tin với cấp dưới một cách khách quan, truyền đạt thông tin kịp thời, trung thực và nên giải thích chi tiết, rõ ràng về các vấn đề liên quan, đôi khi đừng lại hỏi nhân viên xem họ suy nghĩ gì hoặc phản hồi như thế nào về vấn đề đó, vì việc nắm bắt thơng tin phản hồi từ các cấp dưới của mình là rất cần thiết nhằm giúp cho người lãnh đạo đánh giá đúng đắn hơn đối tượng mình quản lý và có dịp soi rọi lại các quyết định quản lý của mình. Các tổ chức cần chú trọng cải thiện mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên trong tổ chức, qua đó nâng cao kết quả cơng việc của nhân viên tốt hơn.

Các nhà lãnh đạo cần ln sâu sắc với nhân viên của mình, biết được năng lực, sở trường và cách khắc phục những điểm yếu của họ. Đồng thời, các Nhà quản trị cũng cần tìm hiểu về những khó khăn, trở ngại trong công việc và những kiến Nghị của nhân viên, từ đó, có thể đặt ra những điều chỉnh phù hợp cả về cơ cấu tổ chức cũng như vai trò nhiệm vụ cụ thể của từng người. Nếu làm được việc này chắc chắn các nhà lãnh đạo sẽ được nhân viên tin tưởng, ủng hộ và nễ trọng, đồng thời góp phần xây dựng sự đồn kết trong nhóm, tạo động lực để cả nhóm cùng tiền lên.

Có như vậy, nhân viên sẽ cảm thấy được sự quan tâm và hài lịng của lãnh đạo đối với mình, góp phần làm việc ăn ý hơn giữa lãnh đạo và nhân viên trong việc hoàn thành mục tiêu của tơ chức.

Bên cạnh đó, các nhả lãnh đạo cũng cần phải có kỹ năng lắng nghe những thắc mắc của cấp dưới và có sự cảm thơng, chia sẻ với họ những lời khun hữu ích. Khi có vấn đề rắc rối, nhà lãnh đạo phải đặt mình vào hồn cảnh cụ thể đề từ đó đưa ra lời khun, sự hỗ trợ nhân viên của mình và có hướng giải quyết hợp tình hợp lý. Như vậy sự tương tác giữa lãnh đạo với nhân viên sẽ tăng lên đáng kể và họ sẽ cảm thấy gần gũi với lãnh đạo của mình hơn. Khi đó, các nhà lãnh đạo không chỉ thu được những thông tin cần thiết, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới mà cịn là hình thức động viên để họ làm việc tốt hơn. Mối quan hệ lãnh đạo – nhân viên có vai trị hết sức quan trọng.

Những lời nói và hành vi thể hiện sự quan tâm dù nhỏ của các nhà quản lý đến đời sống của các nhân viên và và gia đình họ ln có sức động viên rất lớn. Nhiều khi, sự quan tâm của sếp đối với nhân viên còn quan trọng hơn cả những lời khen trong cuộc họp hay trong đợt đánh giá thành tích hằng quý, hằng năm.

Hơn thế nữa nhân viên nào cũng mong cơng việc của mình có lộ trình phát triển rõ ràng. Do đó, các nhà quản trị phải thường xuyên đánh giá sự tiến bộ của các nhân viên và chỉ ra cho họ hướng phát triển trong một, hai năm tới. Nhà lãnh đạo cần tạo điều kiện cho nhân viên làm những cơng việc mà họ u thích, khuyến khích họ vươn tới mơ ước trong tương lai, kể cả khi họ muốn trở thành nhà quản trị doanh nghiệp. Nhân viên sẽ chỉ nỗ lực với công việc khi doanh nghiệp quan tâm đến họ trước.

Ở tầm bao quát hơn, người lãnh đạo cần quán xuyến mọi diễn biến phức tạp từ tư tưởng đến hành động của các thành viên do mình quản lý, đây là nền tản để có thể bố trí thời gian linh hoạt cho nhân viên của mình, cho dù đó là những hoạt động diển ra ngồi cơng việc. Vì vậy, những cuộc gập gỡ giao lưu thông qua các hoạt động tham quan, ngoại khố, văn thể mỹ, vui chơi giải trí,...và những cuộc tiếp xúc ngoài đời thường là điều kiện thuận lợi để người lãnh đạo giao tiếp tốt, am hiểu nhân viên nhiều hơn, gây thiện cảm, hoà đồng và đồn kết gắn bó hơn với cấp dưới của mình. Dịng thời, người lãnh đạo cũng cần tạo mọi điều kiện thuận lợi và khuyến khích mọi năng lực sáng tạo của các thành viên, làm sao cho mọi người được cống hiến ngày càng nhiều, để được hưởng thụ ngày càng nhiều hơn mọi nhu cầu chính đáng cả trong đời sống vật chất lẫn tinh thần, từ đó góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới, đạt kết quả công việc một cách hiệu quả nhất và như ý hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của công bằng tổ chức đến sự chia sẻ tri thức của nhân viên trường hợp các công ty công nghệ thông tin tại thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)