2.3. Quan hệ giữa các yếu tố với Chia sẻ tri thức
2.3.3. Quan hệ giữa Thời gian với Chia sẻ tri thức
Về mặt lý thuyết, bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng có thể cho rằng thời gian là điều kiện cơ bản để tri thức được chia sẻ, do đó thời gian đã là yếu tố xuất hiện sớm trong một số đánh giá về chia sẻ tri thức; Ipe (2003) lập luận về thời gian là vấn đề có tầm quan trọng cho các cá nhân trong tổ chức tham gia trao đổi tri thức. Sandhu và cộng sự (2011) cũng xác định việc thiếu thời gian là một trong những rào cản đối với tổ chức khi muốn tăng cường chia sẻ tri thức; Lee và Ahn (2007) thì cho rằng việc phân bổ thời gian cũng có thể trở thành một trở ngại làm giảm hiệu quả việc chia sẻ tri thức, bởi vì các nhà quản lý khu vực cơng thường xem tri thức là một thủ tục bổ sung, và thường không phân bổ đủ thời gian. Haas và Hansen (2007) cũng có kết luận rằng nhân viên sẵn lòng chia sẻ tri thức khi có khoảng thời gian được phân bổ hợp lý cho một nhiệm vụ trong trường hợp mà việc chia sẻ tri thức có thể là có ích. Hay như Seba và cộng sự (2012) cũng đã nghiên cứu và cho rằng việc phân bổ thời gian cũng có tác động đến thái độ của người lao động đối với việc đẩy mạnh chia sẻ tri thức trong tổ chức.
Tuy nhiên, trên thực tiễn các nhà quản lý sẽ là người kiểm soát hầu hết các yếu tố hình thành đặc trưng văn hoá về chia sẻ tri thức, trong đó có thời gian và phần thưởng mà tổ chức đưa ra (Bircham-Connolly và cộng sự, 2005; Lee và Ahn, 2007; Sandhu và cộng sự, 2011). Trong các nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện với khu vực cơng, dù có đề cập đến việc phân bổ thời gian nhưng yếu tố này vẫn không trở thành vấn đề mà các nhà nghiên cứu có nhiều sự quan tâm, chú ý do văn hóa của tổ chức và đặc thù các ngành nghề, lĩnh vực ln giảm thiểu thời gian khi có thể.
Đặc thù cơng tác thanh tra, kiểm tra của người lao động trong Thanh tra Sở Xây dựng cũng vậy, yếu tố thời gian tuy rằng ln cần phải có, nhưng trên thực tiễn đây là yếu tố ít có sự thay đổi được do mỗi nhiệm vụ hành chính hay chun mơn đã được áp đặt cố định khung thời gian ngay từ đầu theo trình tự thủ tục luật định. Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, thời gian mà người lao động có được thường chỉ đủ đáp ứng những yêu cầu về quy trình thủ tục theo u cầu cơng việc, mà ít có những cơ chế để người lao động được chủ động thay đổi phù hợp nhằm có điều kiện tác động tích cực hơn đến việc chia sẻ tri thức trong tổ chức. Do đó, tác giả luận văn nhận thấy, với bối cảnh hạn chế của đề tài, yếu tố thời gian hiện nay không phải yếu tố cấp thiết cần nghiên cứu thay đổi nhằm nâng cao việc chia sẻ tri thức của người lao động trong Thanh tra Sở Xây dựng. Vì thế, tác giả khơng đề xuất đưa yếu tố thời gian vào nghiên cứu sâu hơn trong các bước tiêp theo.