2.3. Quan hệ giữa các yếu tố với Chia sẻ tri thức
2.3.6. Quan hệ giữa Sự tin cậy với Chia sẻ tri thức
Sự tin cậy hay niềm tin, sự tin tưởng là khái niệm liên quan đến tình cảm, lịng tin về một đối tác, nó hình thành bởi cảm nhận của một người đối với cá nhân hay tổ chức khác xuất phát từ khả năng chun mơn, sự uy tín và tính chủ ý, sẵn lịng của các bên (Cheng và cộng sự, 2008). Sự tin cậy đã liên tục được xác định là tiền đề để tri thức được chia sẻ qua kết quả nghiên cứu của các tác giả Mayer và cộng sự (1995), Tsai và Ghoshal (1998), Butler (1999), Levin (1999), Andrews và Delahay (2000), Fahey (2000), Connelly và Kelloway (2002), Coakes (2006), Lin (2007), Issa và Haddad (2008), Lee và cộng sự (2010).
Khi đạt sự tin cậy, người ta thường dễ dàng chia sẻ, cảm thông và truyền cho nhau tri thức để giúp nhau cùng phát triển, và khi đó sự tin cậy trở thành xung lực tích cực cho phát triển của tổ chức.
Sự tin cậy có thể được phân thành hai nhóm: là niềm tin dựa vào tri thức cá nhân (personal knowledge-based trust), và niềm tin dựa trên tổ chức (institution-based trust) (Ardichvili, 2008). Sự tin cậy được phát triển dựa trên sự hợp tác tích cực, thường xuyên của các cá nhân, với vai trò giúp tri thức được chia sẻ, đã được nghiên cứu trong lý thuyết trao đổi xã hội hoặc nhận thức xã hội (Chow và Chan, 2008; Ringberg và Reihlen, 2008; Staples và Webster, 2008). Sự tin cậy gần đây đặc biệt đã xuất hiện trong các nghiên cứu về tri thức chia sẻ tại các cơ quan, đơn vị trong khu vực công (Ling San và Hock, 2009; Pardo, Cresswell, Thompson và Zhang, 2006), khi có nhận thức và lịng tin người lao động khơng chỉ sẵn sàng lắng nghe người khác mà cịn có thể tiếp thu tri thức từ những người khác (Bakker, Engelen, Gabbay và Leenders,
2006). Và ngược lại, Connelly và Kelloway (2002) cũng chỉ ra cho mọi người thấy rằng, người ta sẵn lòng sẻ chia kiến thức cho người khác khi họ có sự tin cậy đối với người sẽ được chia sẻ kiến thức ấy.
Các nhà nghiên cứu khác cũng nhận thấy lòng tin của người lao động liên quan đến sự lưu thơng thơng tin tự do giữa các đồng nghiệp. Ví dụ, Mayer và cộng sự (1995), Tsai và Ghoshal (1998), Levin (1999), Andrews và Delahay (2000) đã chỉ ra rằng, khi lòng tin tồn tại, mọi người sẵn sàng tiếp thu và chia sẻ tri thức của nhau. Số lượng kiến thức tự do luân chuyển từ những người lao động vào hệ thống giá trị của tổ chức bị ảnh hưởng rất nhiều bởi mức độ tin cậy tồn tại trong tổ chức, bởi các chức năng khác nhau và bởi khả năng của các cá nhân trong tổ chức (De Long và Fahey, 2000).
Nghiên cứu của Al-Alawi và cộng sự (2007) cho thấy sự tin cậy có quan hệ tích cực và có ý nghĩa với chia sẻ tri thức. Đồng thời những nghiên cứu gần đây của Islam và cộng sự (2011), Seba và cộng sự (2012), Kathiravelu và cộng sự (2014) cũng đã ủng hộ những phát hiện nêu trên, thể hiện sự tin cậy có tác động tích cực đến việc chia sẻ tri thức trong tổ chức.
Sự tin cậy giữa các cá nhân với nhau và với tổ chức tại Thanh tra Sở Xây dựng có rất nhiều yếu tố liên quan như là văn hóa vùng miền, trình độ và giới tính cá nhân, thái độ tác phong làm việc của mỗi người và mơi trường tổ chức. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng có tác động quan trọng vì những cá nhân trong tổ chức nếu được thừa hưởng sự ủng hộ, bảo lãnh từ uy tín và kinh nghiệm của Cha, Anh mình là những người đã từng làm việc trong tổ chức thì họ sẽ có điều kiện sớm đạt được sự tin cậy. Các thành viên trong tổ chức Thanh tra Sở Xây dựng khi đạt được sự tin cậy sẽ có tư tưởng và tâm lý ổn định, tích cực quan tâm tương tác với nhau góp phần đem lại hiệu quả cơng việc. Người lao động tại Thanh tra Sở Xây dựng có sự tin cậy nhau và tơn trọng cấp trên do vai trị, vị trí và kinh nghiệm của mỗi người và thái độ nhiệt tình chia sẻ vì mục tiêu xây dựng và phát triển chung. Do đó, Sự tin cậy là yếu tố quan trọng mà tác giả đặt ra giả thuyết để đưa vào nghiên cứu giúp tri thức được tăng cường chia sẻ trong cơ quan Thanh tra Sở Xây dựng.