Sử dụng chương trình SPSS và thơng qua dữ liệu thu thập từ 195 phiếu khảo sát, tác giả kiểm định lại các yếu tố có khả năng ảnh hưởng, đo lường mức độ các yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến chia sẻ tri thức nhằm tìm ra giải pháp giúp nhà quản lý nâng cao hành vi chia sẻ tri thức của người lao động tại Thanh tra Sở.
3.4.1. Kiểm tra và xử lý dữ liệu
Với 195 phiếu khảo sát liên quan 27 biến quan sát đã được thu nhận đạt yêu cầu, tác giả tiến hành mã hố thơng tin cần thiết, nhập dữ liệu và phân tích thống kê tần số,
thống kê mơ tả bằng chương trình SPSS, xác định được 184 phiếu khảo sát có giá trị trung bình và độ lệch chuẩn đạt yêu cầu nghiên cứu.
3.4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Để đảm bảo việc đo lường có giá trị, tác giả sử dụng phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ của các biến trong thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha nhằm đánh giá độ tin cậy (tính chính xác, tính nhất quán) và tránh đi các sai số của các thang đo. Theo Hair và đồng sự (2006), các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn giá trị 0.3 sẽ bị loại và thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên sẽ được chọn để đưa vào phân tích nhân tố khám phá trong buớc tiếp theo. Kết quả cho thấy dữ liệu của 184 phiếu khảo sát đạt giá trị yêu cầu được đưa vào tiếp tục phân tích.
3.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi kiểm tra độ tin cậy các thang đo bằng công cụ Cronbach’s alpha, những thang đo đạt yêu cầu được đưa vào kiểm định bằng phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu (phân lại nhóm các biến tương ứng với các biến độc lập ban đầu). Để đưa vào bước phân tích tương quan và kiểm định thang đo tiếp theo, những giá trị sau đây cần phải đảm bảo:
+ Đại lượng Kiểm định Bartlett’s (Bartlett’s Test of Sphericity) được dùng để xem xét giả thuyết H0 các biến khơng có tương quan trong tổng thể. Kiểm định Bartlett’s chỉ có ý nghĩa (Significant) tại mức Sig. ≤ 0.05, tức là giả thuyết H0 cho rằng ma trận tương quan giữa các biến trong tổng thể là một ma trận đơn vị sẽ bị bác bỏ.
+ Chỉ số xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố là KMO (Kaiser-Meyer – Olkin) của các biến phải đạt 0.5 ≤ KMO ≤ 1, đồng thời các biến có trọng số nhỏ hơn 0.5 và độ chênh lệch giá trị giữa các nhân tố < 0.3 cũng sẽ bị loại (Hair và cộng sự, 1998).
+ Những nhân tố được giữ lại trong mơ hình khi có giá trị Eigenvalue > 1, nếu nhỏ hơn 1 sẽ bị loại vì khơng có tác dụng tóm tắt thơng tin tốt hơn một biến gốc.
+ Hệ số tải nhân tố (factor loading) biểu diễn mối tương quan giữa các biến và các nhân tố (cho biết nhân tố và biến có liên quan chặt chẽ với nhau hay khơng) nên phải có trọng số lớn hơn 0.5 mới đạt yêu cầu (Hair và cộng sự, 1998).
3.4.4. Phân tích tương quan và kiểm định mơ hình bằng hồi quy tuyến tính
Phân tích tương quan Pearson được thực hiện với các biến độc lập và biến phụ thuộc nhằm khẳng định có mối quan hệ tuyến tính giữa các biến với nhau, khi giá trị Sig đạt nhỏ hơn 0.05 thì hệ số tương quan r có ý nghĩa thống kê, tức là có sự tương quan giữa các biến để đảm bảo điều kiện đưa vào phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy bội để mơ tả mối liên hệ giữa các biến và giúp ta dự đoán được mức độ tác động đến biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập. Phân tích hồi quy sẽ kiểm định các giả thuyết nghiên cứu với mức ý nghĩa là 5% và xác định mức độ tác động của từng biến độc lập đối với sự chia sẻ tri thức (biến phụ thuộc) của người lao động trong tổ chức, qua đó kiểm định được sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu và hiện tượng đa cộng tuyến. Những hệ số sau đây cần lưu ý:
Hệ số Beta: Cho phép so sánh trực tiếp giữa các hệ số dựa trên mối quan hệ giải thích của chúng với biến phụ thuộc.
Hệ số khẳng định R2: Đánh giá phần thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập.
Hệ số R2 điều chỉnh: hệ số R2 hiệu chỉnh lớn hơn sẽ giải thích tốt hơn sự chia sẻ tri thức của người lao động trong tổ chức.
Tóm tắt Chương 3
Tác giả đã trình bày quy trình nghiên cứu gồm hai phương pháp tiến hành là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính sẽ tiến hành đánh giá những yếu tố trước đây được các tác giả khác chỉ ra có ảnh hưởng chia sẻ tri thức. Qua thực hiện phỏng vấn thảo, luận sâu với các chuyên gia và cá nhân có liên quan trên cơ sở đối chiếu thực tiễn đơn vị nghiên cứu, tác giả đã xác định các yếu tố có khả năng ảnh hưởng chia sẻ tri thức và lập thang đo để thu thập dữ liệu liên quan. Sau khi hoàn chỉnh thang đo phù hợp với vấn đề nghiên cứu đang có
trong tổ chức và rút kinh nghiệm từ những vấn đề tương tự đã được thực hiện tại các nghiên cứu trước, tác giả tổ chức khảo sát thu thập thông tin phục vụ công tác phân tích định lượng.
Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp phân tích định lượng, thơng qua các cơng cụ của chương trình SPSS để xác định kích thước mẫu, hoàn chỉnh thang đo để khảo sát, thu thập và xử lý dữ liệu. Tiếp đến tác giả sẽ kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích tương quan các biến để kiểm định mơ hình bằng hồi quy tuyến tính.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 4 trình bày các kết quả phân tích từ dữ liệu thu thập của nghiên cứu bao gồm thông tin phiếu khảo sát, kết quả kiểm định thang đo, kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đề ra.