Thống kê giá trị trung bình của yếu tố Sự tin cậy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hành vi chia sẻ tri thức trong tổ chức công, nghiên cứu tại thanh tra sở xây dựng thành phố hồ chí minh (Trang 81)

hiệu Sự tin cậy

Mức ý kiến 1 Mức ý kiến 2 Mức ý kiến 3 Mức ý kiến 4 Mức ý kiến 5 Trung bình Lệch chuẩn

TR1 Tơi biết đồng nghiệp ln

giúp tơi tìm thơng tin 4.9% 7.6% 22.3% 40.2% 25%

3.73 1.072

TR2 Tôi tin đồng nghiệp ln

hỗ trợ tơi lúc khó khăn 2.2% 10.9% 13% 49.5% 24.5% 3.83 .991

TR3 Tôi tin đồng nghiệp luôn

chia sẻ tri thức 2.7% 8.7% 16.3% 49.5% 22.8% 3.81 .976

TR4 Tôi thấy thân thiện và gần

gũi khi trao đổi kiến thức 2.7% 8.2% 11.4% 42.9% 34.8% 3.99 1.019

Trao đổi thêm với những người được khảo sát, đa số cho rằng các cá nhân luôn phải chủ động thu thập thông tin để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của mình mà khơng thể phụ thuộc hoàn toàn vào sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn người được hỏi đồng ý rằng luôn sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau và nếu tăng cường chia sẻ thì hiệu quả cơng việc sẽ cao hơn.

Đối chiếu thực tiễn đơn vị, nội dung này phù hợp với đặc thù trách nhiệm của người lao động tại Thanh tra Sở, công việc được giao theo tiêu chí phù hợp vị trí và năng lực chuyên môn của mỗi người nên hầu hết mọi người chủ động giải quyết việc được giao và khơng thường xun tìm kiếm thơng tin giúp đồng nghiệp khi chưa được u cầu. Vì vậy, đây chính là yếu tố cần quan tâm nâng cao nhằm tạo sự đoàn kết và chia sẻ trong tổ chức.

Biến quan sát TR4 “Tôi thấy thân thiện và gần gũi khi nói chuyện và trao đổi

kiến thức của mình với đồng nghiệp” được tóm lược thành phát biểu “Tơi thấy thân thiện và gần gũi khi trao đổi kiến thức”. Kết quả phân tích cho giá trị trung bình TR4

ở mức cao nhất (3.99) với tỉ lệ ý kiến khảo sát mức 5 - hoàn toàn đồng ý cao nhất (34.8%). Điều này thể hiện thực tế môi trường làm việc tại các đơn vị của Thanh tra Sở Xây dựng khá tốt, tạo được sự tin tưởng, thân mật với nhau, là một yếu tố thuận lợi tác động tích cực đến chia sẻ tri thức cá nhân.

Ngồi ra, phân tích kết quả EFA giúp cho tác giả nhận thấy sự tin cậy có thể được nâng lên do yếu tố truyền đạt trong tổ chức. Quá trình thảo luận thêm với người lao động, tác giả kiểm chứng được giả thiết của mình hợp lý vì hầu hết những người được trao đổi đều đồng tình rằng cách thức truyền đạt kịp thời, hợp lý với tâm trạng thoải mái làm cho người lao động gần gũi và tin tưởng nhau hơn. Người lãnh đạo khi tạo ra được mơi trường an tồn tâm lý tạo điều kiện cho người lao động truyền đạt tốt với nhau sẽ nâng cao sự tin cậy trong tổ chức, từ đó vấn đề chia sẻ tri thức sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ.

4.7.3. Hệ thống công nghệ thơng tin

Cơng nghệ thơng tin có vai trị quan trọng đối với rất nhiều quy trình của Thanh tra Sở Xây dựng, góp phần tích cực nâng cao kiến thức cho người lao động và thúc đẩy luồng thông tin, kinh nghiệm được chia sẻ, đồng thời giúp nhà lãnh đạo quản lý công việc khoa học hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Bảng 4.7.3: Thống kê giá trị trung bình của Hệ thống cơng nghệ thông tin

hiệu

Hệ thống công nghệ thông tin

Mức ý kiến 1 Mức ý kiến 2 Mức ý kiến 3 Mức ý kiến 4 Mức ý kiến 5 Trung bình Lệch chuẩn

IT1 Cơ quan cung cấp công

nghệ để chia sẻ kiến thức

10.3% 15.2% 14.1% 26.1% 34.2% 3.59 1.364

IT2 Tôi thấy thoải mái khi sử

dụng công nghệ thông tin 1.6% 23.4% 12% 32.6% 30.4% 3.67 1.185

IT3

Công nghệ giúp dễ dàng trao đổi với người có kiến thức quan trọng

6.5% 15.8% 10.9% 29.9% 37% 3.75 1.281

IT4 Công nghệ giúp hợp tác dễ

dàng với người khác

11.4% 18.5% 16.8% 24.5% 28.8% 3.41 1.372

IT5 Công nghệ giúp tôi cập

nhật, nâng cao kiến thức

5.4% 15.2% 9.8% 35.9% 33.7% 3.77 1.220

Nguồn: Tổng hợp SPSS Kết quả nghiên cứu cho thấy biến IT5 “Công nghệ thơng tin hiện có trong cơ

quan giúp tơi thường xuyên cập nhật, nâng cao kiến thức của mình” lược gọn thành

“Công nghệ giúp tôi cập nhật, nâng cao kiến thức”có chỉ số ý kiến trung bình cao nhất thang đo (3.77) và độ lệch chuẩn cũng khá cao (1.22), nghĩa là ý kiến của những người đánh giá khác nhau khá nhiều dao động xung quanh giá trị trung bình. Trao đổi sau phân tích, những người được khảo sát ý kiến răng, thực tế các phương tiện công nghệ

trong tổ chức giúp cho người lao động thuận lợi hơn khi tự cập nhật kiến thức hoặc đáp ứng các nhu cầu cá nhân, nhưng họ chưa hoàn toàn thống nhất về hiệu quả hỗ trợ nâng cao chia sẻ tri thức trong tổ chức.

Xét yếu tố có kết quả giá trị trung bình nhỏ nhất (3.41) nhưng độ lệch chuẩn thì lại cao nhất trong nhóm (1.372), đó là biến IT4 “Cơng nghệ giúp tôi hợp tác dễ dàng

với người khác” cho thấy cơng nghệ trong cơ quan chưa đạt vai trị rút ngắn các khoảng

cách quy trình, tạo mạng lưới trao đổi tri thức và hợp tác làm việc nhóm. Tương tự, biến IT3 cũng cho kết quả không cao như kết quả phân tích. Theo ý kiến những người được khảo sát, do cản trở của việc người lao động phải xác định được những kiến thức nào quan trọng cần cập nhật và ai là người hiện có kiến thức quan trọng đó, vì vậy hệ thống cơng nghệ thông tin chưa hỗ trợ tốt người lao động về khía cạnh này.

Đối chiếu với thực tiễn của Thanh tra Sở Xây dựng, công nghệ thơng tin có đầu tư khá nhiều trong thời gian qua để đảm bảo thực hiện công việc được giao. Tuy nhiên, kết quả trung bình khảo sát của các biến cịn lại đã thể hiện vấn đề cơng nghệ thông tin đã đầu tư và sử dụng chưa đạt yêu cầu hiệu quả, chưa có tác dụng thúc đẩy việc chia sẻ tri thức trong tổ chức. Vì vậy, tổ chức Thanh tra Sở Xây dựng cần quan tâm hơn về đầu tư công nghệ thông tin theo hướng chuyên nghiệp hơn.

Tóm tắt Chương 4

Kết quả xử lý dữ liệu, thảo luận sâu các kết quả phân tích; kiểm định độ tin cậy của các biến, phân tích nhân tố khám phá EFA các biến quan sát thành những yếu tố có ý nghĩa hơn, phân tích tương quan và phân tích hồi quy được thực hiện đạt yêu cầu và trình bày cụ thể trong chương này.

Tác giả đã thống kê mô tả rõ mẫu nghiên cứu với đặc điểm nhân khẩu trong các biến độc lập thể hiện người lao động thực tiễn chủ yếu có giới tính nam, tuổi từ 30-45, với trình độ hầu hết trên đại học và gắn bó lâu dài với tổ chức. Đây là một đặc trưng thuận lợi cho việc chia sẻ tri thức trong tổ chức.

Quá trình kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbanch’s Alpha các biến độc lập cho kết quả cuối cùng hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo lớn hơn 0.6,

các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 là đạt tiêu chuẩn, tất cả các biến đều đạt độ tin cậy để giải thích các nhân tố tác động đến chia sẻ tri thức. Phân tích nhân tố khám phá EFA của các biến độc lập cho kết quả phân tích ma trận xoay cuối cùng tìm ra 03 nhân tố tương ứng 13 biến quan sát với tổng phương sai trích là 74.234% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu nghiên cứu. Tương tự với thang đo Chia sẻ tri thức, kiểm tra mức độ tin cậy bằng Cronbach Alpha cả 04 biến quan sát trong thang đo đều đảm bảo độ tin cậy đồng thời phân tích nhân tố khám phá EFA đạt kết quả hệ số KMO = 0.783> 0.5; Kiểm định Bartlett’s là 271.878 với mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05; giá trị Eigenvalues lớn hơn 1; trích được 1 nhân tố từ 04 biến quan sát và với phương sai trích là 65.973% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu mức độ hội tụ của các biến quan sát.

Phân tích sự tương quan tuyến tính giữa các biến để phân tích hồi quy nhằm kiểm định mơ hình nghiên cứu chính thưc cho kết quả phân tích ln đạt mức ý nghĩa Sig. = 0.00 < 0.05; các hệ số (R2 = 0.616, R2 hiệu chỉnh = 0.609) chứng minh mơ hình hồi quy tuyến tính được xây dựng phù hợp, thỏa mãn các điều kiện đánh giá và kiểm định cho việc đưa ra kết quả của nghiên cứu. Từ các kết quả cho thấy trong 03 thành phần phân tích của mơ hình nghiên cứu chính thức đều tác động tích cực đến Chia sẻ tri thức, phương trình hồi quy của mơ hình nghiên cứu chính thức hình thành có dạng:

KS = 0.405*LE + 0.300*TR + 0.264*IT, cho thấy để nâng cao chia sẻ tri thức trong

tổ chức, chiến lược của Thanh tra Sở Xây dựng trước hết cần phải quan tâm đến yếu tố Lãnh đạo

Tác giả cũng đã tiến hành kiểm định T-test, ANOVA và phân tích POST-HOC các yếu tố nhân khẩu trong các biến độc lập qua đó tìm ra độ tuổi dưới 30 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với yếu tố lãnh đạo tác động đến chia sẻ tri thức. Ngoài ra, người lao động ở độ tuổi trung niên đang có ý kiến khác nhâu liên quan đến sự tin cậy có thể anh hưởn Chia sẻ tri thức.

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Chương này trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu, ý nghĩa và lợi ích mà nghiên cứu đóng góp cho các nhà quản lý và người lao động trong tổ chức Thanh tra Sở Xây dựng. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra những khuyến nghị và hàm ý quản trị giúp các nhà quản lý của Thanh tra Sở định hướng và điều hành tổ chức một cách hiệu quả hơn, phát huy được tri thức cá nhân, xây dựng tri thức tập thể để thực hiện công việc ngày càng tốt hơn.

5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Từ thực tiễn vấn đề chia sẻ và truyền đạt tri thức tại Thanh tra Sở Xây dựng trong thời kỳ nghiên cứu còn nhiều bất cập, gây tốn kém chi phí bồi dưỡng mà chưa tạo được động lực thúc đẩy chia sẻ tri thức và kinh nghiệm trong hoạt động của tổ chức. Tác giả luận văn đúc kết kinh nghiệm từ những nghiên cứu trong khu vực và tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trong cơ quan Thanh tra Sở, kết quả đã tìm ra 03 nhân tố có quan hệ tuyến tính thuận ảnh hưởng tích cực đến chia sẻ tri thức của người lao động, đó là: Lãnh đạo, Sự tin cậy, Hệ thống Công nghệ thơng tin.

Ngồi những yếu tố trên, mơ hình nghiên cứu ban đầu cịn đề ra những yếu tố liên quan khác như là Truyền đạt, Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhưng q trình phân tích đã xác định mức độ ảnh hưởng đến Chia sẻ tri thức của người lao động không đáng kể. Một số yếu tố khác mà các nghiên cứu trước đã chỉ ra như Thời gian, Lương thưởng, Cơ hội thăng tiến, Trụ sở làm việc… đều xác định được rằng khơng có ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của người lao động trong môi trường tổ chức của Thanh tra Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh.

Kiểm định các yếu tố nhân khẩu học cho kết quả tỷ lệ người lao động ở độ tuổi dưới 30 có ý kiến đồng thuận thấp về yếu tố Lãnh đạo có ảnh hưởng chia sẻ tri thức, trong khi đó người lao động ở độ tuổi trung niên lại cho ý kiến rất khác nhau về Sự tin cậy ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức trong tổ chức. Nhìn chung, những kết quả đạt được cơ bản phù hợp với những kết luận của một số nghiên cứu tại các nước trong khu vực

về vấn đề chia sẻ tri thức như của các tác giả như Al-Alawi và cộng sự (2007), Islam và cộng sự (2011), Seba và cộng sự (2012), Kathiravelu và cộng sự (2014).

5.2. Ý nghĩa và hàm ý

Kết quả nghiên cứu tại Thanh tra Sở Xây dựng có ý nghĩa thực tiễn đối với nhà quản lý và người lao động của Thanh tra Sở, giúp giải quyết vấn đề nâng cao chia sẻ tri thức trong bối cảnh hiệu quả quản lý của tổ chức chưa bắt kịp yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới và còn nhiều hạn chế, bất cập đang tồn tại về nhận thức và giải pháp công tác của người lao động.

Nhà lãnh đạo trước hết phải khẳng định tầm quan trọng của việc chia sẻ tri thức đối với sự thành công của tổ chức, thường xuyên nghiên cứu các quan hệ giữa chia sẻ tri thức và những yếu tố liên quan khác như: phong cách lãnh đạo, sự tin cậy, sự truyền đạt, hệ thống công nghệ thông tin để có định hướng quản trị cho phù hợp.

Nhà lãnh đạo cần đặc biệt quan tâm xây dựng con người, xây dựng văn hóa làm việc chia sẻ hướng đến nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy năng lực, kiến thức, kinh nghiệm trong tổ chức.

Những giải pháp điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phải thiết thực, cụ thể, gắn với phân công đúng người, đúng việc để đảm bảo các quyết sách đưa ra người lao động sẽ thực hiện được. Muốn vậy, người lãnh đạo của Thanh tra Sở không được giới hạn sự chú ý của mình vào các yếu tố tích cực đã biết, mà cần tìm hiểu và đánh giá sát thực những yếu tố cản trở, ghi nhớ sự tồn tại của các yếu tố khác có liên quan (ví dụ như: Đạo đức, Lịng trung thành…) để hướng dẫn thực hiện các giải pháp một cách cụ thể phù hợp với năng lực trong tổ chức.

Người lao động trong tổ chức Thanh tra Sở phải xây dựng được ý thức không ngừng nâng cao sự hiểu biết của mình thơng qua việc quan tâm, chia sẻ tri thức với nhau, tích cực làm việc nhóm để học hỏi và vận dụng kiến thức, kinh nghiệm của các đồng nghiệp nhằm thực hiện tốt công việc cá nhân được giao và nâng cao hiệu quả công tác của tập thể.

5.3. Đóng góp của đề tài

Trong hầu hết các đánh giá về hiệu quả hoạt động của tổ chức, gần như việc xây dựng và chia sẻ tri thức để nâng cao năng lực cán bộ chưa thực sự được quan tâm, mà chủ yếu dựa vào thống kê bằng cấp, thâm niên và vị trí bổ nhiệm để đánh giá. Từ đó, những hạn chế kéo giảm hiệu quả công việc của người lao động chưa được đánh giá toàn diện và chưa được giải quyết triệt để mà thường nêu ra những nguyên nhân khách quan để làm lý do. Vì vậy, với nguồn lực trình độ khá cao của người lao động trong tổ chức và đa phần ý thức được việc mình làm, nghiên cứu này về thúc đẩy chia sẻ tri thức trong tổ chức Thanh tra Sở nhằm xây dựng tri thức chung và nâng cao hiệu quả cơng việc đã góp phần đưa ra nội dung mới trong công tác quản lý và phát triển tổ chức công như Thanh tra Sở Xây dựng.

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã tìm ra và đo lường được mức độ tác động của các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến Chia sẻ tri thức giữa các cá nhân, bộ phận trong tổ chức Thanh tra Sở, đó là: Sự tin cậy, Truyền đạt, Lãnh đạo, Cấu trúc tổ chức, và Hệ thống công nghệ thông tin. Đây là những yếu tố từ trước đến nay vẫn hiện diện trong tổ chức Thanh tra Sở nhưng tương tác với nhau theo phương thức cũ, thiếu sự gắn kết một cách hệ thống và chưa được đánh giá đúng mức về những lợi ích đạt được khi các yếu tố tác động lẫn nhau. Vì vậy, điểm mới của nghiên cứu là đo lường được mức độ tác động khác nhau của yếu tố Lãnh đạo, Sự tin cậy và Hệ thống công nghệ thông tin đối với hành vi chia sẻ tri thức, giúp người lãnh đạo điều hành tìm ra giải pháp cần thiết để nâng cao tri thức như là nguồn lực quan trọng nhất nhằm phát triển tổ chức trong điều kiện hiện nay.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu đề tài cũng đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp giúp cho các nhà lãnh đạo, điều hành của Thanh tra Sở đánh giá toàn diện hơn về các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hành vi chia sẻ tri thức trong tổ chức công, nghiên cứu tại thanh tra sở xây dựng thành phố hồ chí minh (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)