Tổng quan kết quả nghiên cứu: 32 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tri thức nhằm nâng cao kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 3 (EVNPECC3) (Trang 47 - 49)

6. Kết cấu luận văn 7 

2.2. Thực trạng của hoạt động quản trị tri thức tác động đến kết quả thực hiện

2.2.1. Tổng quan kết quả nghiên cứu: 32 

Kết quả thống kê mô tả:

Tổng số bảng khảo sát được phát ra là 300 bảng, thu về 262 bảng, loại 5 bảng không hợp lệ do trả lời cùng một mức độ cho tất cả các mục hỏi hoặc bị thiếu nhiều thơng tin và cịn lại 203 bảng khảo sát hợp lệ được sử dụng để làm dữ liệu

cho nghiên cứu. Dữ liệu được nhập, mã hóa, làm sạch và phân tích thơng qua phần mềm SPSS 16.0. Thống kê mô tả các đặc điểm của các nhân viên tham gia khảo sát được tóm tắt trong bảng 2.3 như sau:

Về giới tính: nam chiếm nhiều với 164 người (80,8%), còn lại là nữ chiếm tỷ lệ 19,2% tương ứng với 39 người trong tổng số 203 người hợp lệ.

Về độ tuổi: dưới 30 tuổi với 28 người (13,8%), tiếp đến là độ tuổi 31 đến dưới 40 tuổi với 93 người (45,8%), tiếp là độ tuổi 40 đến 45 tuổi với 50 người (24,6%) và cuối cùng là 45 tuổi trở lên có 32 người (chiếm 15,8%) trong tổng số 203 người hợp lệ.

Về trình độ: cao đẳng, trung cấp với 20 người (9,9%), tiếp đến chiếm đa số là đại học với 158 người (77,8%), và cuối cùng là trên đại học có 25 người (chiếm 12,3%) trong tổng số 203 người hợp lệ.

Về kinh nghiệm: dưới 1 năm với 24 người (11,8%), tiếp đến là kinh nghiệm từ 1 đến dưới 3 năm với 58 người (28,6%), tiếp là kinh nghiệm từ 3 đến dưới 5 năm với 83 người (40,9%) và cuối cùng là kinh nghiệm từ 5 đến 10 năm có 38 người (chiếm 18,7%) trong tổng số 203 người hợp lệ.

Bảng 2.3: Bảng thống kê mô tả

Chỉ tiêu Kết quả thống kê mô tả Người Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 164 80,8 Nữ 39 19,2 Theo độ tuổi Dưới 30 28 13,8 30 đến dưới 40 93 45,8 40 đến dưới 45 50 24,6 Từ 45 trở lên 32 15,8 Theo trình độ Cao đẳng, trung cấp 20 9,9 Đại học 158 77,8 Trên đại học 25 12,3

Theo thâm niên

Dưới 1 năm 24 11,8

1 đến dưới 3 năm 58 28,6 3 đến dưới 5 năm 83 40,9

5 đến 10 năm 38 18,7

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Phân tích Cronbach’s Alpha giúp kiểm định độ tin cậy của thang đo, công cụ này sử dụng giúp loại bỏ những thang đo không đạt yêu cầu phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại bỏ các biến khơng phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ, 2014).

Trong phân tích Cronbach’s Alpha, những biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo là Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Theo đó, tác giả tiến hành kiểm định Cronbach’s Alpha được trình bày chi tiết theo phụ lục và được tổng hợp đánh giá độ tin cậy thang đo nhưng trong bảng 2.4 bên dưới:

Bảng 2.4: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha Yếu tố Số lần Kết quả kiểm định

cuối cùng

Tương quan biến tổng nhỏ nhất

Sáng tạo tri thức 1 0,788 0,537

Tích lũy kiến thức 1 0,799 0,442

Chia sẻ kiến thức 1 0,865 0,602

Sử dụng tri thức 1 0,713 0,535

Tiếp thu kiến thức 1 0,731 0,409

Kết quả công việc 1 0,810 0,510

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS của tác giả)

Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo cho các yếu tố của kết quả thực hiện cơng việc đã có 2 biến quan sát bị loại bỏ (đó là KU5, KI2), chỉ cịn lại 32 biến quan sát thuộc 6 yếu tố của thang đo kết quả công việc thực hiện công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tri thức nhằm nâng cao kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 3 (EVNPECC3) (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)