6. Kết cấu luận văn 7
3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị tri thức nhằm nâng cao kết quả thực
3.2.3.1. Xây dựng hệ thống đánh giá tri thức của nhân viên 81
Mục tiêu giải pháp
Hệ thống đánh giá năng lực tri thức của nhân viên giúp định hướng nhân viên trong quá trình làm việc học tập trong tổ chức. Căn cứ trên hệ thống đánh giá này sẽ xác lập được tri thức cần có và xác định được chủ sở hữu tri thức. Là căn cứ để xây dựng mạng lưới chia sẻ tri thức.
Nôi dung giải pháp
Cơ sở để xây dựng mạng lưới tri thức phải đi từ nội lực của mỗi nhân viên, mỗi vị trí cơng việc của nhân viên sẽ được xác lập những tri thức cần có, tương ứng với các loại tri thức đã được mã hoá ở mục giải pháp xây dựng mã hóa, tương ứng với mỗi tri thức cần xác định cấp độ yêu cầu của tri thức đối với nhân viên và đánh giá được cấp độ hiện tại của nhân viên. Sau khi nghiên cứu một số các tài liệu tham khảo liên quan đến các cấp độ tri thức. Tác giả đế xuất cấp độ tri thức được đánh giá theo 5 mức theo bảng 3.9. Bằng việc xác định mối liên kết giữa tri thức – nhân viên - cấp độ tri thức chúng ta có thể hình thành được mạng lưới về tri thức tương ứng trong tổ chức và dịng thơng tin tri thức giữa các bộ phận.
Bảng 3.9. Cấp độ tri thức được đánh giá qua 5 mức độ
Mã Mức độ Định nghĩa Hành động
L1 Cơ bản
Có kiến thức chung hoặc hiểu biết ở mức độ căn bản về kiến thức chuyên môn (đối tượng tri thức)
Tập trung vào hoạt động đào tạo
L2
Trung cấp
Có kiến thức tốt, hiểu biết vế đối tượng tri thức nhiều tình huống khác nhau, nhưng vẫn phải giám sát khi thực hiện
- Tập trung vào hoạt động đào tạo kèm cặp
- Hiểu và có thể thảo luận trao đổi về nguyên lý, phương thức và những vấn đề liên quan.
- Có thể sử dụng hiều đối tượng tri thức để phân tích.
L3 Cao cấp
Có thể thực hiện công việc hoặc áp dụng một cách độc lập, nhưng đơi khi vẫn cần có sự giúp đỡ của chuyên gia.
- Tập trung vào việc áp dụng vào tri thức trong thực tiễn.
- Có thể áp dụng kiến thức trong nhiều tình huống khác nhau và cần ít sự trợ giúp.
- Hiểu và có thể thảo luận về cách thức áp dụng kiến thức và những thay đổi liên quan đến đối tượng tri thức (thay đổi quy trình, quy định, hướng dẫn..) L4 Giáo viên Có thể thực hiện mà khơng cần sự trợ giúp, được nhận diện có khả năng giúp đỡ những người khác hiểu và áp dụng
- Tập trung vào giải quyết những vấn đề khó khăn trong tổ chức liên quan đến những kiến thức chuyên môn đang năm giữ
- Cung cấp được những ý tưởng liên quan, thực tiễn và cách thức làm mới - Có khả năng đào tạo, hướng dẫn kèm cặp người khác và trình bày những vấn đề phức tạp một cách dễ hiểu.
- Thảo luận ở mứ độ chun mơn sâu để tìm giải pháp
- Trợ giúp phát triển tài liệu, nguồn nhân lực
L5 Chuyên gia
Là những chuyên gia, cung cấp được những sự hướng dẫn, giải quyết vấn đề và đưa ra những ý kiến chuyên môn sâu
- Tập trung vào phát triển chiến lược - Cung cấp các giải pháp chuyên môn phù hợp và hỗ trợ nhữn dự án đòi hỏi sự phối hợp giữa các phòng ban.
- Được xem là những người ghi nhận những tri thức mới từ bên ngoài - Đưa ra những cách thức áp dụng tri thức và phát triểnn tri thức.
- Có khả năng biểu đồ hóa, giải thích mối quan hệ giữa các đối tượng tri thức liên quan trong việc giải quyết vấn đề và giúp mọi người trong tổ chức hiểu về vấn đề đó và những nguy cơ tiềm ẩn của vấn đề.
(Nguồn : Tác giả đề xuất)
Nguồn lực triển khai:
- Nguồn lực chính: Phịng TC&NS triển khai xác định cấp độ tri thức cho tất cả nhân viên lao động trong EVNPECC3;
- Nguồn lực hỗ trợ: Nhân sự của Phòng KT&QLCL và Phòng CNTT - Nguồn lực tài chính: Chi phí trích từ chi phí đào tạo của EVNPECC3.
Cách thức thực hiện:
- Thành lập bộ phận giám sát, đánh giá hiệu quả chương trình.
- Thành lập quỹ chuyên dùng cho chương trình được trích từ nguồn quỹ đào tạo của EVNPECC3.
- Ghi nhận công lao của những nhân viên đóng góp tri thức, khen thưởng hợp lý công bằng.
Thời gian triển khai:
- Giai đoạn hình thành: 3 tháng đầu triển khai chọn lọc một số đơn vị. - Giai đoạn phát triền: 6 tháng tiếp triển khai nhân rộng cho tất các các đơn
vị phòng ban trong EVNPECC3.
- Giai đoạn duy trì: 12 tháng đưa vào mục tiêu hàng năm và có đánh giá giám sát thực hiện chương trình.
Tính khả thi giải pháp: Dựa trên cơ sở hạ tầng có sẵn do đó việc triển khai có
tính thuận lợi dễ dàng và thuyết phục được Ban Tổng giám đốc phê duyệt giải pháp.