cho cơng việc tương xứng trình độ, năng lực, đảm bảo cho cuộc sống, cho phí sinh hoạt hằng ngày và cơng bằng so với các vị trí khác tương ứng trong ngân hàng. Chế độ phúc lợi: đó là những chính sách về khen thưởng, cơng tác phí, chăm sóc sức khỏe, du lịch, phụ cấp… mà người lao động được hưởng.
Lương và phúc lợi bao gồm các khoản tiền lương cơ bản, phụ cấp, tiền thưởng và các loại phúc lợi khác (Quản trị nguồn nhân lực - Trần Kim Dung, 2009). Để động viên những nỗ lực của người lao động hướng tới đạt được các mục tiêu của tổ chức thì việc hưởng lương, phúc lợi và khen thưởng phải gắn liền với kết quả và hiệu quả của việc thực hiện nhiệm vụ của người lao động (Nguyễn Hữu Lam, 2007).
Lương và phúc lợi là nhân tố gắn với thực tế của người lao động và ảnh hưởng rất nhiều đến sự gắn kết của người lao động. Chế độ đãi ngộ rõ ràng tương xứng với năng lực, kết quả công việc, đảm bảo tính cơng bằng khách quan sẽ tạo sự khích lệ, thúc đẩy sự gắn bó của nhân viên. Ta thấy rằng lương và phúc lợi luôn luôn là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự gắn kết người lao động với tổ chức.
Dựa trên thang đo gốc của Quan Minh Nhựt, Đặng Thị Đoan Trang (2015) và kết quả phỏng vấn nhóm để điều chỉnh thang đo (xem phụ lục 2), thang đo lương và phúc lợi được trình bày như sau:
- LP1: Mức lương, thưởng anh/chị nhận được tương xứng với công việc của anh/chị đang làm.
- LP2: Ngân hàng đáp ứng được chính sách phúc lợi mà anh/ chị mong muốn. - LP3: Mức lương, thưởng anh/chị nhận được công bằng.
- LP4: Mức lương và chính sách phúc lợi xã hội có phù hợp với các cơng việc tương tự trong ngành.