và nhân viên, sự hỗ trợ của cấp trên, cách thức lãnh đạo, năng lực lãnh đạo. Các yếu tố về lãnh đạo được xem xét như: cán bộ lãnh đạo có gương mẫu, nói đi đơi với làm, sự hỗ trợ của lãnh đạo khi cần thiết…
Lãnh đạo phản ánh một loạt các thái độ, hành vi quản lý, đặc điểm và kỹ năng dựa trên giá trị cá nhân và tổ chức, lợi ích lãnh đạo và độ tin cậy của nhân viên trong các tình huống khác nhau (Rani và cộng sự, 2011).
Một phong cách lãnh đạo của người quản lý đã được công nhận là một thành phần chính của tổ chức thành cơng. Do đó, các nhà quản lý, bằng cách áp dụng các phong cách lãnh đạo phù hợp, có thể nâng cao sự hài lịng, cam kết và năng suất của công việc (Kozak và Uca, 2008). Các nhà lãnh đạo giỏi có nhiều khả năng khuyến khích nhân viên có quyền sở hữu các nhiệm vụ và đưa ra quyết định để nâng cao hiệu suất của nhóm và cơng ty (Bennett, 2009). Theo đó, một số nghiên cứu đã hỗ trợ rằng người quản lý sử dụng phong cách lãnh đạo khác nhau ảnh hưởng đến nhân viên kết quả, chẳng hạn như trí tuệ cảm xúc (Downey và cộng sự, 2009). Macey và Barbera (2009) cho rằng phong cách lãnh đạo làm gia tăng sự tham gia, hài lịng, nhiệt tình của người lao động trong cơng việc, từ đó làm gia tăng sự gắn kết của người lao động với tổ chức.
Từ các lập luận nêu trên, ta thấy rằng phong cách lãnh đạo có tác động đến sự gắn kết của người lao động.
Dựa trên thang đo gốc của Quan Minh Nhựt, Đặng Thị Đoan Trang (2015) và kết quả phỏng vấn nhóm để điều chỉnh thang đo (xem phụ lục 2), thang đo phong cách lãnh đạo được trình bày như sau:
- PC1: Lãnh đạo có tơn trọng nhân viên.
- PC2: Lãnh đạo có gần gũi, thân thiện, đối xử công bằng với các nhân viên. - PC3: Lãnh đạo có coi trọng năng lực, tài năng của nhân viên.
- PC4: Lãnh đạo có kiến thức chuyên môn và năng lực lãnh đạo tốt.