Nhóm giải pháp 1: Giải pháp liên quan đến đặc điểm công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm gia tăng sự gắn kết của người lao động với ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực đông nam bộ (Trang 72 - 75)

3.2. Các giải pháp đề xuất nhằm gia tăng sự gắn kết của người lao động

3.2.1. Nhóm giải pháp 1: Giải pháp liên quan đến đặc điểm công

Mục tiêu giải pháp

- Giảm tải áp lực cho người lao động.

- Cân bằng cuộc sống và công việc cho người lao động.

Nội dung giải pháp

3.2.1.1. Giảm tải áp lực cho người lao động

- Thứ nhất: nhà quản trị ngân hàng cần phân bổ công việc cho nhân viên hợp lý, quan tâm đến khối lượng công việc hiện tại mà nhân viên đang phụ trách, từ đó phân bổ thời gian hồn thành cơng việc mới, nhằm tránh tình trạng quá tải công việc cho nhân viên, tạo tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng, giảm bớt áp lực công việc.

Thứ hai: nhằm để giảm tải áp lực cho nhân viên thì Vietcombank cần phải tổ chức thi tuyển nhiều hơn để tuyển chọn những nhân viên giỏi để đáp ứng cho công việc ngày càng tăng, đồng thời để thay thế cho các nhân viên nghỉ việc. Vietcombank cần tuyển các cộng tác viên để trợ giúp cho việc bán hàng, giới thiệu khách hàng, lễ tân hướng dẫn khách hàng, đồng thời để hỗ trợ cho các nhân viên làm việc khi công việc bị quá tải. Các chi nhánh cần phải xác định rõ ràng lượng nhân viên cần thiết để thông báo lên Hội sở tổ chức cho việc thi tuyển. Trong năm 2018, trung bình các chi nhánh lượng nhân viên nghỉ việc là hơn 10 người, do đó kế hoạch tuyển dụng trung bình mỗi chi nhánh là khoảng từ 15 đến 20 nhân viên chính thức. Trong trường hợp thiếu nhân viên do nghỉ việc, các chi nhánh chủ động tuyển thêm nhân viên thuê khoán, cộng tác viên

để hỗ trợ phần nào cho các công việc của nhân viên nghĩ việc đảm nhận, đồng thời để hỗ trợ cho các nhân viên chính thức khi cơng việc bị quá tải. Kế hoạch tuyển nhân viên thuê khoán, cộng tác viên thực hiện chi tiết:

Bảng 3.2. Kế hoạch tuyển dụng nhân viên thuê khoán, cộng tác viên các chi nhánh Vietcombank

Phòng Số lượng Mục đích

Khách hàng cá nhân và doanh nghiệp

Nam: 2 1. Soạn thảo các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp.

2. Trình ký các tờ trình, trình giải ngân, trình các hợp cho Giám đốc hay Phó Giám đốc ký.

3. Tiến hành đi công chứng với khách hàng tại các phịng cơng chứng, đăng ký thế chấp và lấy kết quả tại Ủy ban nhân dân Thành phố, Quận, Huyện.

4. Hỗ trợ bổ sung giấy tờ sau khi giải ngân và các giấy tờ liên quan.

5. Hỗ trợ cung cấp chứng từ cho kiểm tốn khi có hoạt động của ban Kiểm toán Trung ương hay Kiểm toán Nhà nước.

Dịch vụ khách hàng Nam:1 Nữ: 5

6. Đối với nam: thực hiện công việc lắp các máy EDC, giao Journal, hóa đơn cho các đơn vị chấp nhận thẻ, tiến hành sửa máy khi gặp sự cố.

7. Đối với nữ: 2 người làm quầy lễ tân để hướng dẫn khách, 1 người sẽ chuyên trách bán hàng, bán chéo sản phẩm. 1 người chuyên trách việc phát hành thẻ, giao thẻ cho khách hàng cá nhân và khách hàng công ty, scan chữ ký và lưu kho tài khoản. 1 người sẽ chuyên chấm sổ phụ, giao sổ phụ và hỗ trợ cho nhân

viên chấm sổ phụ chính thức.

Quản lý nợ Nữ:1 8. Nhiệm vụ hỗ trợ sắp xếp chứng từ trình tự, hợp lý .

9. Lưu kho hồ sơ giải ngân. 10. Trình ký giải ngân.

11. Quản lý, tìm kiếm hồ sơ giải ngân khi cần thiết.

12. Yêu cầu các phòng khách hàng, các nhân viên kinh doanh bổ sung khi hồ sơ thiếu. Các Phòng giao dịch Nam: 1

Nữ: 2

13. Đối với nam: tiến hành các công việc giống như phòng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

14. Đối với nữ: 1 người làm lễ tân hướng dẫn khách hàng, kiêm bán sản phẩm. Người còn lại thực hiện việc chấm sổ phụ, giao sổ phụ cho công ty, scan chữ ký, phát hành thẻ, trả thẻ cho khách hàng, lưu tài khoản.

(Nguồn: Giải pháp, đề xuất của tác giả)

- Thứ ba: hiện tại, đại đa số các phòng giao dịch của các chi nhánh đều thiếu quầy phục vụ riêng cho khách hàng VIP (khách hàng có đặc tính là vào sau nhưng thích được giao dịch trước) vơ tình gây áp lực rất lớn đến các giao dịch viên khi phải cùng một lúc phục vụ nhiều người nên cần phải thiết kế quầy VIP cho tất cả các phòng giao dịch của chi nhánh và cử người chuyên trách phục vụ loại khách hàng đặc biệt này.

- Thứ tư: giảm tỷ lệ phân bổ doanh số, chỉ tiêu cho các chi nhánh để giảm áp lực cho các nhân viên; vì một tỷ lệ chỉ tiêu cao sẽ gây tâm trạng chán nản, ngao ngán cho các nhân viên khi họ nhận trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu này. Chẳng hạn với chỉ tiêu tín dụng, khi chi nhánh năm nay đạt chỉ tiêu cho vay 1.000 tỷ thì chỉ tiêu mới được giao chỉ khoảng 1.200 tỷ đến 1.300 tỷ thôi chứ khơng nên giao cho 1.500 tỷ, điều đó gây tâm lý lo sợ cho chi nhánh, cũng như gây áp lực chỉ tiêu lên nhân viên rất nhiều. Khi các chỉ tiêu phụ khơng đạt hoặc khó đạt được thì các chi nhánh nên từ bỏ việc hồn thành chỉ tiêu đó và nên tập trung vào các chỉ tiêu chính như chỉ tiêu cho vay và huy

động vốn. Chẳng hạn như chỉ tiêu thẻ tín dụng thì hầu hết các chi nhánh đều khơng đạt được do khó phát hành, rủi ro cao và có thể gây ra tình trạng nợ xấu nên có thể ngừng việc bán sản phẩm thẻ tín dụng này nếu cảm thấy khó đạt chỉ tiêu và tập trung vào các chỉ tiêu chính có lợi hơn như các sản phẩm cho vay truyền thống và huy động vốn, như vậy sẽ giảm rất nhiều áp lực cho các nhân viên. Ngoài ra, nên phân bổ chỉ tiêu cho các bộ phận khơng chun về kinh doanh như HCNS, kế tốn, quản lý nợ, ngân quỹ để họ gánh vác một phần chỉ tiêu nhằm giảm áp lực cho các bộ phận kinh doanh khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm gia tăng sự gắn kết của người lao động với ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực đông nam bộ (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)