phát triển các kỹ năng, nâng cao trình độ, năng lực cho các cá nhân và các cơ hội được thăng tiến của người lao động.
Đào tạo và phát triển: là một phần không thể thiếu của các yếu tố liên quan đến phát triển các khả năng, chẳng hạn như: công việc mang lại sự tự chủ nhất định, việc sử dụng cơng nhân kỹ năng, kiến thức về quy trình, để thực hiện nhiệm vụ và có kế hoạch trước (Walton, 1973; Fernandes, 1996). Đào tạo giúp người lao động có các kỹ năng làm việc, hạn chế sai sót khi làm việc; trong khi đó phát triển giúp người lao động có những năng lực, cơ hội thăng tiến trong tương lai (Gomez Mejia, Balkin và Cardy, 1995).
Nhiều tổ chức nhận thấy rằng, người lao động càng được đào tạo và phát triển thì họ ngày càng có xu hướng gắn kết với tổ chức (Noe, 1999). Theo Story và Sisson (1993) đào tạo và phát triển nghề nghiệp được xem như là sự tận tâm của người lao động với tổ chức. Việc đào tạo và phát triển giúp người lao động tự tin khi làm việc, giảm sự lo lắng và luôn sẵn sàng làm việc (Gruman và Saks, 2011). Các chương trình đào tạo và phát triển giúp người lao động nâng cao kỹ năng, từ đó giúp nâng cao sự gắn kết của họ với công việc và tổ chức (Robinson và cộng sự, 2004).
Từ các lập luận trên cho ta thấy đào tạo và phát triển có tác động với sự gắn kết của người lao động.
Dựa trên thang đo gốc của Quan Minh Nhựt, Đặng Thị Đoan Trang (2015) và kết quả phỏng vấn nhóm để điều chỉnh thang đo (xem phụ lục 2), thang đo đào tạo phát triển được trình bày như sau:
- DT1: Chính sách phát triển nghề nghiệp và thăng tiến của ngân hàng có minh bạch.
- DT2: Anh/chị có được đào tạo cho công việc và phát triển nghề nghiệp. - DT3: Ngân hàng có khuyến khích anh/chị tự nâng cao phát triển các kỹ năng. - DT4: Kiến thức từ các khóa đào tạo có giúp anh/chị làm việc hiệu quả.