Bảng thống kê mô tả
Sau khi xây dựng được bảng câu hỏi gồm 27 thang đo, tiến hành khảo sát, dữ liệu sẽ được xem xét và loại bỏ những bản trả lời không đạt yêu cầu, tác giả thu được 299 bảng trả lời hợp lệ. Sau đó dữ liệu sẽ được mã hóa và làm sạch bằng phần mềm SPSS 22.0. Thông qua phần mềm SPSS 22.0, tác giả phân tích dữ liệu bằng cơng cụ kiểm định độ tin cậy của các thang đo Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả thu được thông qua bảng thống kê mô tả như bảng 2.3
Dựa vào bảng 2.3, tỷ lệ người tham gia khảo sát từ 22 tuổi đến 30 tuổi chiếm 45.8%, từ 31 tuổi đến 40 tuổi chiếm 41.5%, trên 40 là 12.7%. Tỷ lệ người tham gia khảo sát có trình độ cao đẳng, trung cấp là 12.0%, đại học là 81.3%, trên đại học là 6.7%. Thâm niên làm việc dưới 1 năm chiếm 15.4%, từ 1 đến 5 năm chiếm 39.1%, trên 5 năm đến 10 năm chiếm 39.8%, trên 10 năm 5.7%.
Tỷ lệ tham gia khảo sát các phòng KHDN và KHCN chiếm 24.1%, phòng dịch vụ khách hàng chiếm 25.4%, phịng giao dịch chiếm 17.7%, phịng kế tốn chiếm 12.4%, phòng HCNS chiếm 11.0%, phòng ngân quỹ chiếm 9.4%. Bên cạnh đó, tỷ lệ người tham gia khảo sát có chức vụ nhân viên kinh doanh chiếm 39.1%, giao dịch viên chiếm 32.1%, thanh tốn viên chiếm 22.4%, trưởng/phó phịng chiếm 6.4%.
Bảng 2.3. Bảng thống kê mô tả
Chỉ tiêu Kết quả thống kê mô tả Số lượng Tỷ lệ (%) Tuổi Từ 22 tuổi đến 30 tuổi 137 45.8% Từ 31 tuổi đến 40 tuổi 124 41.5% Trên 40 tuổi 38 12.7% Trình độ Cao đẳng, trung cấp 36 12.0% Đại học 243 81.3% Trên đại học 20 6.7% Thâm niên Dưới 1 năm 46 15.4% Từ 1 đến 5 năm 117 39.1%
Trên 5 năm đến 10 năm 119 39.8%
Trên 10 năm 17 5.7% Phòng/ban Phòng KHDN và KHCN 72 24.1% Phòng dịch vụ khách hàng 76 25.4% Phòng giao dịch 53 17.7% Phịng kế tốn 37 12.4% Phòng HCNS 33 11.0% Phòng ngân quỹ 28 9.4% Chức vụ
Nhân viên kinh doanh 117 39.1%
Giao dịch viên 96 32.1%
Thanh toán viên 67 22.4%
Trưởng/phó phịng 19 6.4%
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)
Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s Alpha cho biết các biến đo lường có liên kết với nhau hay không nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi, biến nào giữ lại, khi đó việc tính tốn hệ số tương quan biến tổng sẽ giúp loại bớt những biến không phù hợp.
Nhiều nhà nghiên cứu đã đồng ý rằng hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.8 thì thang đo đo lường tốt; từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được; từ 0.6 đến gần 0.7 thì thang
đo được sử dụng trong trường hợp nghiên cứu mới hoặc là mới đối với người trả lời nghiên cứu. Hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại vì đó là biến rác.
Bảng 2.4. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha Yếu tố Số lần Kết quả kiểm định
cuối cùng
Tương quan biến tổng nhỏ nhất
Lương và phúc lợi 1 0.892 0.748 (LP4)
Môi trường làm việc 1 0.858 0.628 (MT4)
Phong cách lãnh đạo 1 0.810 0.547 (PC4)
Đặc điểm công việc 1 0.885 0.676 (CV4)
Đào tạo và phát triển 1 0.818 0.629 (DT3)
Bản chất công việc 2 0.775 0.556 (BC1)
Gắn kết nhân viên 1 0.830 0.653 (GK3)
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)
Sau khi chạy phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha lần 1, hệ số Cronbach’s Alpha thang đo BC chỉ đạt 0.532, hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát BC2 chỉ đạt hệ số 0.027<0.3 nên ta loại biến quan sát BC2, rồi tiến hành chạy phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha lần 2, kết quả như bảng 2.4.
Các thang đo đều đạt độ tin cậy và tất cả đều được đưa vào phân tích nhân tố EFA (xem phụ lục 4).
Kết quả phân tích nhân tố EFA
Dựa vào bài nghiên cứu của tác giả (xem phụ lục 4), kết quả phân tích EFA cho thấy chỉ số KMO=0.795>0.5 chứng tỏ phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kiểm định Bartlett (Sig=0.000<0.05) cho biết các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể, dữ liệu phân tích EFA là hợp lý.
Tổng phương sai trích (Extraction Sums of Squared Loadings) Cumulative = 71.323%>50% và mức giá trị Eigenvalue=1.401>1, điều này chứng tỏ 71.323% dữ liệu phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá của phương pháp phân tích nhân tố.
Kết luận: kết quả phân tích nhân tố EFA (phụ lục 4) cho thấy các biến phụ
thuộc đều có hệ số tải lớn hơn 0.5 và khơng có biến quan sát nào bị loại bỏ do khơng có hệ số tải trên hai nhân tố. Các biến quan sát có hệ số tải lớn hơn 0.7 nên có ý nghĩa thống kê tốt.