Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa trải nghiệm thương hiệu và nhận dạng thương hiệu điểm đến đối với hành vi của khách du lịch một nghiên cứu về du lịch điểm đến – TP đà nẵng (Trang 64 - 68)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kiểm định đo lường

4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha, các thang đo đạt yêu cầu được đưa vào để phân tích nhân tố khám phá EFA. Tác giả sử dụng phương pháp trích nhân

tố Principal Axis Factoring (PAF) với phép xoay Promox để phân tích nhân tố sẽ cho cấu trúc dữ liệu chính xác hơn hơn phép trích Principal Components với phép xoay Varimax (Gerbing và Anderson, 1988).

Áp dụng phương pháp EFA với điểm dừng Eigenvalue được chọn là 1 phải

thỏa mãn các điều kiện như: kiểm định KMO trong phân tích EFA phải có giả trị từ

0,5 đến 1, kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa Sig < 0,05 (độ tin cậy 95%) để chứng

tỏ tồn tại sự tương quan giữa các biến quan sát trong mơ hình nghiên cứu tổng thể (Hair và cộng sự, 2006). Tại điểm dừng có tổng phương sai trích có giá trị lớn hơn 50% (Gerbing và Anderson, 1988), có thể tiến thành trích nhân tố tại các điểm dừng thỏa mãn điều kiện này. Đồng thời, phải đảm bảo các biến có hệ số tải nhân tố tối thiểu phải đạt 0,5 (Hair và cộng sự, 2006) và theo Jabnoun và Al-Tamimi (2003) chênh lệch giữa các hệ số tải nhân tố phải đạt giá trị lớn hơn 0.3 trong mỗi biến.

4.2.2.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần thứ nhất

Tiến hành các kiểm định KMO và kiểm định Barlett trong bảng KMO and Bartlett's Test trước khi tiến hành phân tích nhân tố, kết quả thu được lần lượt như sau, hệ số KMO = 0.874 > 0.5, kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa Sig = 0.000 <

0.05 (độ tin cậy 95%). Kết quả kiểm định trên, phần chung các biến quan sát lớn đồng thời các biến quan sát đưa vào phân tích có tương quan với nhau. Dữ liệu đạt điều kiện tiến hành phân tích EFA.

Đối chiếu với bảng Total Variance Explained trong Phụ lục 6 lần thứ nhất,

cho thấy tại điểm dừng Eigenvalues = 1.121 với phương pháp trích nhân tố PAF và phép xoay Promax trích được 7 thành phần với giá trị tổng phương sai trích đạt 68.181%. Điều này cho thấy, qua phân tích EFA lần thứ nhất 7 nhân tố được trích ra có thể giải thích được 68.181% độ biến thiên của dữ liệu. Trong phân tích EFA lần thứ nhất này, tiến hành loại biến ERB1 do vi phạm hệ số tải nhân tố là 0.325 < 0.5, kết quả thể hiện cụ thể tại Phụ lục 6

4.2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần thứ hai

Tương tự như lần phân tích EFA lần thứ nhất, loại bỏ biến ERB1 (từ lần

phân tích thứ nhất) ra khỏi mơ hình và thực hiện phân tích EFA lần thứ hai, trong

đó: hệ số KMO = 0.875 > 0.5 và kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05 đều đạt yêu cầu để tiến hành phân tích EFA.

Đối chiếu với bảng Total Variance Explained trong Phụ lục 6 lần thứ hai,

cho thấy tại điểm dừng Eigenvalues = 1.119 trích được 7 thành phần với giá trị tổng

phương sai trích đạt 69.943%. Điều này cho thấy, qua phân tích EFA lần thứ hai trích được 7 nhân tố được trích ra có thể giải thích được 69.943% độ biến thiên của

dữ liệu. Tuy nhiên, từ phân tích EFA lần thứ hai cụ thể tại Phụ lục 6, thực hiện loại biến DBI1 do hệ số tải nhân tố là 0.487 < 0.5.

4.2.2.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần thứ ba

Tương tự như hai lần phân tích EFA trên, tiếp tục loại biến DBI1 (từ lần phân tích EFA thứ hai) và thực hiện phân tích EFA lần thứ ba. Kết quả phân tích

thu được như sau, hệ số KMO = 0.865 > 0.5 và kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa

Sig = 0.000 < 0.05 đều đạt yêu cầu để tiến hành phân tích EFA.

Tiếp tục đối chiếu với bảng Total Variance Explained trong Phụ lục 6 lần thứ ba, cho thấy tại điểm dừng Eigenvalues = 1.104 với phương pháp trích nhân tố PAF và phép xoay Promax trích được 7 thành phần với giá trị tổng phương sai trích

đạt 70.886%. Điều này cho thấy, qua phân tích EFA lần thứ ba trích được 7 nhân tố đồng thời có thể giải thích được 70.886% độ biến thiên của dữ liệu.

Bng 4.4: Tóm tt phân tích nhân t khám phá EFA ln th ba

Biến Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 ERB5 0.801 ERB4 0.779 ERB6 0.699 ERB2 0.698 ERB3 0.611 BDBE2 0.927 BDBE1 0.798 BDBE3 0.771 DBL2 0.809 DBL3 0.735 DBL1 0.693 DBL4 0.579 SDBE2 0.910 SDBE1 0.658 SDBE3 0.647 DBI3 0.868 DBI2 0.764 DBI4 0.637 IDBE2 0.867 IDBE1 0.717 IDBE3 0.606 ADBE1 0.808 ADBE2 0.797 ADBE3 0.648

Tóm lại, theo kết quả phân tích EFA lần thứ ba tại Bảng 4.4, có 7 thành phần được trích ra cụ thể như sau:

Bng 4.5: Tóm tt kết qu phân tích nhân t khám phá (EFA)

Thành phần

được trích Số lượng quan sát Quan sát Khái niệm mô tả

1 5 ERB2 Hành vi có trách nhiệm với mơi trường ERB3 ERB4 ERB5 ERB6 2 3

BDBE1 Hành vi trải nghiệm thương hiệu điểm đến

BDBE2 BDBE3

3 4

DBL1

Trung thành thương hiệu điểm đến

DBL2 DBL3 DBL4

4 3

SDBE1 Cảm giác trải nghiệm thương hiệu điểm đến

SDBE2 SDBE3

5 3

DBI2 Nhận dạng thương hiệu điểm đến

DBI3 DBI4

6 3

IDBE1 Trí tuệ trải nghiệm thương hiệu điểm đến

IDBE2 IDBE3

7 3

ADBE1 Tình cảm trải nghiệm thương hiệu điểm đến

ADBE2 ADBE3

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả)

4.2.2.4. Kiểm định độ tin cây Cronbach’s Alpha của thang đo sau khi Phân

tích nhân tố khám phá (EFA)

Tiến hành kiểm định lại độ tin cậy của thang đo mới bằng hệ số Cronbach’s alpha áp dụng các thành phần được trích cụ thể tại phụ lục 6 các thành phần không bị loại biến đều giữ nguyên kết quả so với lần tiến hành kiểm định Cronbach’s

Alpha cho thang đo trước khi loại biến. Theo kết quả tại Bảng 4.6, đối với các thang

đo Hành vi có trách nhiệm với môi trường và Nhận dạng thương hiệu điểm đến sau

khi lần lược loại bỏ các biến ERB1 và DBI1 từ phân tích EFA, qua đó các thang đo

sau khi điều chỉnh này có hệ số Cronbach’s Alpha đều không nhỏ hơn 0,6 và các

biến trong thang đo đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Từ kết quả trên, cho thấy các thang đo đảm bảo tính thống nhất nội tại trong việc miêu tả và đo lường

khái niệm. Đồng thời, cùng với các thang đo còn lại, sẽ sử dụng để tiến hành phân tích CFA tiếp theo.

Bng 4.6: Đánh giá độ tin cy Cronbach’s Alpha các thành phn của thang đo đề xut sau khi loi biến Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến Hệ số Cronbach's Alpha của thang đo Số lượng biến quan sát

Thang đo Nhận dạng thương hiệu điểm đến

DBI2 6.556 2.953 0.707 0.767

0.837 3

DBI3 6.585 2.846 0.756 0.717 DBI4 6.361 3.353 0.641 0.829

Thang đo Hành vi có trách nhiệm với mơi trường

ERB2 16.118 6.053 0.633 0.817 0.844 5 ERB3 15.974 6.442 0.569 0.833 ERB4 16.125 5.731 0.696 0.799 ERB5 16.010 5.394 0.731 0.789 ERB6 15.773 6.240 0.626 0.819

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa trải nghiệm thương hiệu và nhận dạng thương hiệu điểm đến đối với hành vi của khách du lịch một nghiên cứu về du lịch điểm đến – TP đà nẵng (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)