CHƯƠNG III : NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
3.2 Một số giải pháp nhằm đạt được kế hoạch tài chính dự báo của công ty
3.2.3.2 Các yếu tố bên trong
Ngoài các yếu tố rủi ro bên ngồi cịn có những yếu tố bên trong có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Rủi ro về cạnh tranh: Hiện nay, quỹ đất Khu cơng nghiệp cịn trống chưa cho thuê trong khu vực khá lớn, nguy cơ các doanh nghiệp trong ngành áp dụng chính sách giá rẻ để cạnh tranh, thu hút nhà đầu tư là có thể xảy ra. Tuy nhiên, với lợi thế về quỹ đất như đã phân tích bên trên, Cơng ty có nhiều lợi thế khi cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Mặc dù vậy, Công ty không nên lơ là trong việc theo sát các đối thủ và thường xuyên rà soát, so sánh các chính sách bán hàng, marketing
nhằm kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Thêm vào đó, nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh, Ban lãnh đạo phải chú trọng đến công tác dịch vụ hậu bán hàng nhằm hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, mang lại sự tín nhiệm, sự hài lịng của khách hàng, từng bước nâng tầm thương hiệu Sonadezi.
- Trong giai đoạn năm 2019 đến 2021, Công ty tiếp tục được ưu đãi miễn giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp theo giấy chứng nhận đầu tư. Tuy nhiên, trong giai đoạn tiếp theo sự ưu đãi này sẽ chấm dứt. Với thuế suất thuế TNDN chưa ưu đãi hiện nay là 20% trên lợi nhuận trước thuế, thì sự gia tăng thêm phần thuế TNDN phải nộp của giai đoạn sau năm 2021 cũng là một khía cạnh Cơng ty cần xem xét đến khi lập dự báo tài chính cho giai đoạn sau này.
- Rủi ro về chính sách: Do giá đất bồi thường được Nhà nước công bố hàng năm dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó có đối chiếu theo giá đất trên thị trường nên chứa đựng nhiều rủi ro cho Công ty trong việc thu hồi khoảng hơn 700 ha đất còn lại của dự án. Vì vậy, Cơng ty cần thận trọng trong việc lập kế hoạch thu hồi đất hàng năm và phải rà sốt với tình hình thực tế trong khu vực để ra quyết định hợp lý giữa chính sách đầu tư và chính sách sử dụng vốn.
Ngồi các yếu tố rủi ro trên, Cơng ty cịn có thể gặp phải nhiều rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro biến động về chính trị, các chính sách về kinh tế của khu vực và thế giới...Vì vậy, để thực hiện tốt cơng tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp, Ban lãnh đạo Cơng ty cùng các phòng ban chức năng phải thường xuyên nhận diện các yếu tố rủi ro và đánh giá tác động của các yếu tố này đến tình hình tài chính nói riêng và tình hình kinh doanh nói chung của Cơng ty.
KẾT LUẬN
Phân tích và dự báo tài chính có vai trị quan trọng trong việc quản lý tài chính doanh nghiệp. Cơng tác phân tích tài chính phải được thực hiện thường xuyên, đối chiếu kết quả với số liệu thực hiện, số kế hoạch, số liệu các kỳ trước và với doanh nghiệp cùng ngành để phát hiện các bất thường, đảm bảo tư vấn kịp thời cho Ban lãnh đạo trong việc ra quyết định, thực hiện các chính sách trong hoạt động kinh doanh. Thêm vào đó, việc dự báo tài chính giúp phác thảo tình hình tài chính trong tương lai dựa trên vị thế hiện tại và triển vọng phát triển của doanh nghiệp, từ đó kịp thời điều chỉnh các chính sách, chiến lược kinh doanh cũng như việc định giá doanh nghiệp. Ngoài ra, giúp các chủ thể quan tâm tới doanh nghiệp nhận định được sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, từ đó có những quyết định đầu tư đúng đắn và hiệu quả nhất.
Luận văn: “Phân tích và dự báo tài chính Cơng ty cổ phần Sonadezi Châu Đức” đã tiến hành nghiên cứu các nội dung:
Thứ nhất, trình bày dữ liệu, các phương pháp sử dụng cũng như quy trình phân tích và dự báo tài chính của Cơng ty Sonadezi Châu Đức.
Thứ hai, trên cơ sở dữ liệu đã thu thập, áp dụng các phương pháp phân tích và dự báo, tiến hành đánh giá tình hình tài chính trong 3 năm 2016 đến 2018 và dự báo tình hình tài chính 3 năm tiếp theo của Công ty Sonadezi Châu Đức.
Thứ ba, từ các kết quả phân tích, dự báo và nhận diện các nhân tố rủi ro, tác giả đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản lý tài chính và giúp Ban lãnh đạo có những quyết định phù hợp trong việc áp dụng các chính sách trong đầu tư, huy động vốn và phân phối lợi nhuận của Công ty Sonadezi Châu Đức.
Tác giả đã tiến hành nghiên cứu tài liệu chuyên ngành, thu thập số liệu từ các nguồn đáng tin cậy để thực hiện đề tài này. Tuy nhiên, trình độ nhận thức và năng lực nghiên cứu của tác giả còn nhiều hạn chế nên khơng tránh khỏi các thiếu sót nhất định. Tác giả hy vọng nhận được ý kiến góp ý từ Q thầy cơ, các bạn học viên, từ phía Công ty Sonadezi Châu Đức để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu Tiếng Việt
1. Bộ Tài chính, 2017. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao. Hà Nội: Học viện Tài chính.
2. Công ty CP Sonadezi Châu Đức. Báo cáo tài chính 2015 – 2018. Đồng Nai. 3. Cơng ty CP Sonadezi Châu Đức. Báo cáo thường niên 2015 – 2018. Đồng Nai. 4. Công ty CP Sonadezi Châu Đức. Bản cáo bạch 2018. Đồng Nai.
5. Cơng ty CP Sonadezi Long Thành. Báo cáo tài chính 2015 – 2018. Đồng Nai. 6. Công ty CP Sonadezi Long Thành. Báo cáo thường niên 2015 – 2018. Đồng
Nai.
7. Cơng ty CP Sonadezi Long Bình. Báo cáo tài chính 2015 – 2018. Đồng Nai. 8. Công ty CP Sonadezi Long Bình. Báo cáo thường niên 2015 – 2018. Đồng
Nai.
9. Công ty CP Sonadezi Giang Điền. Báo cáo tài chính 2017 – 2018. Đồng Nai. 10. Đỗ Thiên Anh Tuấn và Nguyễn Thị Thu Hà, 2013. Lập mơ hình tài chính. Hà
Nội: NXB Tài chính.
11. Nguyễn Kim Phượng, 2015. Phân tích và dự báo tài chính cơng ty cổ phần đường Biên Hòa. Luận văn thạc sĩ. Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội.
12. Vũ Văn Ninh và Bùi Văn Vần, 2013. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Học viện tài chính.
B. Tài liệu Tiếng Anh
13. Healy & Palepu, 2012. Business Analysis and Valuation: Using Financial Statements, Text & Cases. California: South – Western College Pub.
14. Martin Fridson and Fernando Alvarez. Financial Statement Analysis: A Practitioner’s Guide. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Từ Thị Kim Thoa và
cộng sự, 2011. TP Hồ Chí Minh: NXB Kinh tế.
C. Website, Tài liệu khác
15. https.sonadezichauduc.com.vn.
17. www.szb.com.vn.
18. www.sonadezi-giangdien.vn.
19. http://taichinhdientu.vn
20. Số liệu, giá cổ phiếu SZC trên các trang web: www.cafef.vn; www.fpts.com.vn; www.stockbiz.vn.
21. Giấy chứng nhận đầu tư Khu đô thị Châu Đức số 49121000164 ngày thay đổi cuối cùng 19/05/2014.
22. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Khu công nghiệp Châu Đức số 0805454868 ngày thay đổi cuối cùng 28/01/2019.
23. Các kế hoạch của các phịng ban của Cơng ty CP Sonadezi Châu Đức và một số tài liệu nội bộ khác.
PHỤ LỤC D. Phụ lục số 1
1. Phương pháp so sánh trong phân tích tài chính
STT Nội dung Diễn giải
1 Mục đích của phương pháp so sánh
+ Làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có và tìm ra xu hướng, quy luật biến động của đối tượng nghiên cứu.
2 Điều kiện áp dụng + Đảm bảo thống nhất về: Nội dung kinh tế, phương pháp tính tốn, thời gian và đơn vị đo lường.
3 Gốc so sánh + Gốc chọn lựa về không gian (so sánh bộ phận này với bộ phận khác, đơn vị này với đơn vị khác...) hay thời gian (so sánh kỳ trước, kỳ này; Năm trước, năm này; Thực hiện, kế hoạch...) tuỳ thuộc vào mục đích. phân tích.
4 Hình thức so sánh
4.1 So sánh hàng ngang + Nhằm xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu giữa các năm với nhau và với năm gốc.
4.2 So sánh hàng dọc + So sánh từng con số riêng biệt với một con số cụ thể và bằng tỷ lệ phần trăm (xác định tỉ trọng). 4.3 So sánh số tuyệt đối + Sự biến động về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu
4.4 So sánh số tương đối (tỷ lệ %)
+ Kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, xu hướng
biến động, quy luật biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu.
5 Áp dụng trong bài luận
văn Chương II: Phần phân tích tình hình tài chính Cơng ty giai đoạn 2016 – 2018.
5.1 Phân tích cơ cấu vốn của Công ty (Bảng Cân đối kế toán).
+ So sánh các khoản mục tài sản, nguồn vốn của Công ty.
+So sánh tỷ lệ các khoản mục tài sản/tổng tài sản; nguồn vốn/tổng nguồn vốn của Cơng ty.
5.2 Phân tích biến động các khoản mục kinh doanh (Bảng kết quả kinh doanh).
+ So sánh biến động các khoản mục trên bảng kết quả kinh doanh của Công ty về số tuyệt đối và số % tương đối.
STT Nội dung Diễn giải
5.3 Phân tích biến động lưu chuyển tiền tệ (Bảng lưu chuyển tiền tệ).
+ So sánh biến động các khoản mục trên bảng lưu chuyển tiền tệ của Công ty về số tuyệt đối và số % tương đối.
6 Phân tích các chỉ số tài chính
+ So sánh các chỉ số tài chính của Cơng ty với 2 cơng ty cùng ngành trong hệ thống là Công ty Sonadezi Long Thành, Cơng ty Sonadezi Long Bình.
2. Phương pháp phân tích tỷ lệ trong phân tích tài chính
STT Nội dung Diễn giải
1 Mục đích + So sánh các tỷ lệ của Công ty với giá trị các tỷ lệ tham chiếu để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính.
2 Điều kiện áp dụng
+ Phân chia các tỷ số tài chính thành các nhóm chỉ tiêu khác nhau.
+ Xác định các ngưỡng, định mức để so sánh với các nhóm chỉ tiêu của Cơng ty.
3 Các nhóm tỷ lệ cơ bản
+ Nhóm tỷ lệ về khả năng thanh tốn; nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn; nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh; nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời. Lựa chọn các nhóm chỉ tiêu để phân tích tùy thuộc vào mục tiêu phân tích.
4 Các khía cạnh phân tích
4.1
Phân tích tỷ lệ các khoản mục chi phí trên doanh thu thuần. (Bảng kết quả kinh doanh).
+ Phân tích tỷ lệ % các khoản mục chi phí trên doanh thu thuần nhằm xem xét biến động của các khoản mục này theo từng năm, tỷ trọng % chi phí/doanh thu thuần.
4.2 Phân tích các chỉ số tài chính
+ Phân tích các chỉ số tài chính về khả năng thanh tốn, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động, cơ cấu vốn và tham chiếu với các ngưỡng, các định mức quy định, so sánh và nhận xét.
4.3 Phân tích và so sánh với các cơng ty trong ngành.
+ Phân tích tỷ lệ % các khoản mục chi phí trên doanh thu thuần, các hệ số tài chính của Cơng ty, so sánh, nhận xét với các công ty cùng ngành.
3. Phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu trong dự báo tài chính
TT Nội dung Diễn giải
1 Bước 1: Dự báo doanh thu
1.1
Xác định tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của Công ty
+ Xác định tỷ lệ tăng trưởng doanh thu các năm trước (2016 – 2018).
+ Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng doanh thu.
1.2 Dự báo tỷ lệ tăng trưởng doanh thu
+ Dựa vào tỷ lệ tăng trưởng doanh thu các năm trước và xem xét các yếu tố ảnh hưởng, bằng phương pháp trung bình di động dự báo tỷ lệ tăng doanh thu (2019 – 2021).
2
Bước 2: Xác định các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu.
+ Xác định các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu trên Bảng cân đối kế toán như: tiền và tương đương tiền, khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho, phải trả người bán, phải trả người lao động...
+ Xác định các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu trên bảng kết quả kinh doanh như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp...
+ Những chỉ tiêu trọng yếu nhưng không biến đổi theo doanh thu như tài sản cố định, bất động sản đầu tư, nợ dài hạn đến hạn trả, doanh thu nhận trước…thì cần căn cứ vào kế hoạch đầu tư, kế hoạch trả nợ, kế hoạch huy động vốn của công ty để dự báo. Một số chỉ tiêu có tỷ trọng q nhỏ, khơng ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính của doanh nghiệp thì có thể dự báo thơng qua tỷ lệ % trên doanh thu hoặc không.
3 Dự phóng Báo cáo
kết quả kinh doanh.
+ Doanh thu thuần: Như trình bày ở bước 1.
+ Giá vốn hàng bán và lãi gộp: Trước hết dự phóng giá vốn hàng bán dựa trên tỉ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu thuần, sau đó tính tốn lãi gộp.
+ Dự phóng doanh thu hoạt động tài chính: dự phóng dựa trên số liệu trung bình nhiều năm trong q khứ.
+ Dự phóng chi phí tài chính bao gồm cả lãi vay: Căn cứ vào tỉ lệ chi phí tài chính (chi phí lãi vay) trong quá khứ, trong đó lãi vay được ước tính dựa vào tỉ lệ chi phí lãi vay/dư nợ dài hạn đầu kỳ trong quá khứ.
+ Dự phóng các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp: Dựa vào tỉ trọng trên doanh thu trong quá khứ kết hợp với thông tin từ các nguồn khác nhau như báo cáo thường niên, các thông báo về tình hình kinh doanh của ngành hoặc trao đổi trực tiếp với Ban quản trị công ty.
+ Thu nhập và chí phí khác: Tỷ trọng rất nhỏ/doanh thu nên dự báo bằng khơng.
+ Dự phóng thuế: Căn cứ mức thuế suất được ưu đãi và thời gian hưởng ưu đãi, bằng với thuế suất của năm gần nhất.
TT Nội dung Diễn giải
4 Dự phóng Bảng cân đối kế toán
Các khoản mục tài sản:
+ Tiền và tương đương tiền: tỷ lệ % tăng theo doanh thu dự báo. + Đối với khoản phải thu: căn cứ vào chính sách bán chịu, số vòng quay khoản phải thu để tính tỷ lệ % khoản phải thu tăng theo doanh thu dự báo.
+ Tỷ trọng hàng tồn kho/tổng tài sản: tỷ lệ % tăng theo doanh thu dự báo.
+ Tài sản cố định, khấu hao, bất động sản đầu tư, tài sản dở dang dài hạn: căn cứ theo kế hoạch bán hàng, kế hoạch đầu tư của Công ty.
+ Các khoản mục có tỷ trọng/tổng tài sản rất nhỏ như tài sản ngắn hạn, dài hạn, đầu tư tài chính... giả định số dư cuối kỳ không thay đổi.
Các khoản mục nguồn vốn:
+ Khoản phải trả ngắn hạn (ngoại trừ nợ vay): tỷ lệ % tăng theo doanh thu dự báo.
+ Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả: Theo kế hoạch vay nợ, trả nợ của Công ty.
+ Doanh thu chưa thực hiện dài hạn: Doanh thu chưa thực hiện dài hạn theo chính sách phân bổ doanh thu của Công ty.
+ Phải trả dài hạn khác: là chi phí trích trước giá vốn thuê đất, mỗi năm cấn trừ với khấu hao bất động sản đầu tư.
+ Các khoản mục khác: Giả định số dư không đổi.
Các khoản mục vốn chủ sở hữu:
+ Căn cứ kế hoạch huy động vốn, dự báo vốn đầu tư của chủ sở hữu và các nguồn vốn, quỹ khác số dư không đổi.
+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: dự báo bằng số năm trước chuyển sang, trừ số tiền chi cổ tức, cộng với lợi nhuận sau thuế năm nay trên bảng KQKD.
5
Điều chỉnh bảng cân đối kế toán và bảng kết quả kinh doanh
+ Nếu Công ty cần bổ sung vốn: huy động từ các tổ chức tín dụng, tính tốn lãi vay phát sinh và kế hoạch trả nợ khoản vay mới này.
6 Dự phóng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp dựa trên các số liệu dự báo trên Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh.
7 Kiểm tra lại báo cáo
dự báo
+ Tính tốn lại một số hệ số tài chính dựa trên số liệu dự báo để