1.2. Quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II trong ngân hàng thương
1.2.3. Sự cần thiết quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II của ngân hàng thương
thương mại
Đối với các NHTM, việc áp dụng Chuẩn mực vốn Basel II sẽ nâng cao sự an toàn, ổn định, hạn chế nguy cơ nợ xấu, phát triển lành mạnh, nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay.
a) Quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II thiết lập sự an toàn cho hệ thống ngân hàng
Basel II làm tăng sự chú trọng quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng tại mỗi ngân hàng, nhờ đó nâng cao năng lực quản lý rủi ro của các ngân hàng này. Basel II đi sâu vào các khoản tài chính, các khoản cho vay, hay tài sản của ngân hàng hiện tại một cách tiếp cận tổng thể. Basel II cũng địi hỏi ngân hàng có hệ thống đánh giá nội bộ hiệu quả, đánh giá rủi ro khác nhau mà ngân hàng phải đối mặt. Áp dụng quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II chắc chắn sẽ tạo ra sự an
toàn trong mảng tín dụng, giảm thiểu rủi ro, giảm thiếu nợ xấu từ đó gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Việc áp dụng quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II theo ba trụ cột thúc đẩy các ngân hàng đầu tư và cải thiện năng lực quản lý rủi ro. Phương pháp tiếp cận nâng cao đối với quản lý rủi ro tín dụng địi hỏi các ngân hàng phải phân tích rủi ro một cách chính thức và có hệ thống, thơng qua phân tích khả năng vỡ nợ và rủi ro vỡ nợ.
Tóm lại, quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II sẽ làm giảm thiểu rủi ro, tăng cường an toàn trong hoạt động của mỗi ngân hàng. Từ đó, tăng cường sự an toàn trong hoạt động của tồn bộ hệ thống tổ chức tín dụng. Quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II sẽ giảm rủi ro tín dụng tới mức thấp nhất có thể xảy ra, điều này làm giảm thiệt hại cho nền kinh tế, các chuẩn mực cho vay chặt chẽ hơn sẽ làm cho hệ thống tổ chức tín dụng ổn định, an tồn.
b) Basel II khích lệ tính chủ động, giám sát và minh bạch thông tin
Basel II khuyến khích các ngân hàng nâng cao tính chủ động của mình, giám sát và minh bạch thông tin. Trong thời kỳ hội nhập, nền kinh tế ngày càng mang tính chất thị trường, điều này rất có lợi cho các nhà đầu tư, các nhà giám sát ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng tự chọn cách thức tính tốn, đo lường RRTD cho mình, thiết lập hệ thống xếp hạng nội bộ, lựa chọn mơ hình quản lý rủi ro tín dụng riêng cho mình dựa trên khả năng ứng dụng và tài chính của mỗi ngân hàng.
Mặt khác, các ngân hàng thương mại muốn tham gia thực hiện hiệp ước Basel II phải gia tăng tính minh bạch trong các báo cáo tài chính của mình, trình bày, giải thích rõ hơn về các khoản mục tài sản và nợ, những rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận, cách thức quản lý RRTD, mức độ dự phòng hay các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Chính điều này sẽ tạo ra một kỷ luật thị trường cho các ngân hàng.
c) Quản lý RRTD theo Basel II làm tăng hiệu quả hệ thống ngân hàng Sự bình đẳng trên phạm vi quốc gia và quốc tế là một tôn chỉ đề ra khi thực hiện Basel II. Tất cả các ngân hàng với quy mô khác nhau, năng lực tài
chính khác nhau đều tiếp cận như nhau đối với các quy định về quản lý rủi ro tín dụng, đều phải đáp ứng các chuẩn chung đã đề ra. Từ đó, quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II tạo nên sự sàng lọc tự nhiên tất yếu để cải tổ ngân hàng. Nếu ngân hàng hoạt động q rủi ro thì các nhà đầu tư sẽ ít tín nhiệm vào các chứng khốn của ngân hàng, hạn mức tín nhiệm ngân hàng thấp và ngân hàng khác sẽ tìm cách thâu tóm ngân hàng, hay các cơ quan giám sát sẽ tiến hành hợp nhất, sáp nhập các ngân hàng này với các ngân hàng làm ăn hiệu quả. Ngồi ra, ngân hàng ln có mối quan hệ cộng tác tương hỗ, nên sự sụp đổ bất cứ ngân hàng nào cũng gây ra phản ứng dây chuyền gây thiệt hại cho các ngân hàng khác. Cũng theo Cơ quan thanh tra giám sát thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, việc thực hiện Basel II nói chung và quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II nói riêng là nội dung quan trọng trong đề án cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được chính phủ phê duyệt và Thống đốc NHNN chỉ đạo lộ trình thực hiện cho tồn hệ thống tổ chức tín dụng.