Tình hình dư nợ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 59 - 62)

2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân

2.2.1. Tình hình dư nợ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoạ

thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM

Với định hướng trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam, trong những năm qua Vietcombank - chi nhánh TP.HCM đã không ngừng phát triển hoạt động tín dụng KHCN. Bên cạnh với việc mở rộng tín dụng cơng tác QTRRTD cũng được chú trọng hơn. Cho đến nay, Vietcombank - chi nhánh TP.HCM đã tập trung phát triển 8 dịng sản phẩm tín dụng KHCN.

Trong các năm qua Vietcombank - chi nhánh TP.HCM cho vay mua nhà đất chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay KHCN, năm 2016 cho vay kinh doanh bất động sản là 4.355.724 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 37,4% tổng dư nợ tín dụng cá nhân, đến năm 2017 là 7.911.121 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 44,5% tổng dư nợ tín dụng cá nhân, năm 2018 là 11.251.668 triệu đồng chiếm tỷ trọng 47,7% tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Đây là một con số tương đối cao, RRTD tập trung quá nhiều vào sản phẩm này, đặc biệt thị trường bất động sản luôn biến động theo chu kỳ và sự phát triển quá nhanh sẽ phát sinh nhiều rủi ro cho ngân hàng.

Dư nợ cho vay kinh doanh có sự tăng trưởng cao qua các năm. Năm 2016 dư nợ cho vay kinh doanh đạt 3.458.958 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 29,7% TDN tín dụng cá nhân, năm 2017 dư nợ cho vay kinh doanh đạt 4.017.116 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 22,9% TDN tín dụng cá nhân, năm 2018 là 6.085.808 triệu đồng, chiếm 25,8% TDN tín dụng cá nhân. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ sản phẩm này trong tổng dư nợ vay vẫn còn thấp. Cho vay kinh doanh hộ cá thể có nhiều tiềm năng rủi ro rất lớn. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phần kinh tế năng động, là nơi cung cấp hàng hóa thiết yếu cho người dân sống trên địa bàn. Hoạt động kinh doanh của thành phần kinh tế này ổn định, quy mơ kinh doanh nhỏ gọn có thể thay đổi một cách dễ dàng và do đặc thù hàng hóa nó ít bị ảnh hưởng bởi hoạt động kinh tế vĩ mô.

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân theo sản phẩm của Vietcombank

Sản phẩm

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 6 tháng đầu năm 2019

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

Bất động sản 4.355.724 37,4 7.911.121 44,5 11.251.668 47,7 11.245.977 43,7 Kinh doanh 3.458.958 29,7 4.071.116 22,9 6.085.808 25,8 7.437.271 28,9 Xe hơi 908.413 7,8 1.475.557 8,3 2.099.368 8,9 2.599.185 10,1 Chứng khoán 1.187.925 10,2 1.937.780 10,9 1.769.130 7,5 1.518.336 5,9 GTCG 791.950 6,8 1.511.113 8,5 1.721.953 7,3 1.749.946 6,8 Tiêu dùng khác 337.743 2,9 355.556 2 283.061 1,2 334.549 1,3 Tín chấp tiêu dùng 197.987 1,7 266.667 1,5 212.296 0,9 283.080 1,1 Du học 407.621 3,5 248.889 1,4 165.119 0,7 566.159 2,2 Tổng 11.646.322 100 17.777.800 100 23.588.402 100 25.734.501 100 Tỷ lệ DN KHCN/ TDN 25,3 32,7 37,3 37,0

Về mảng cho vay mua ơ tơ có sự tăng trưởng về dư nợ khá cao do nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, đời sống nhân dân nâng cao, các hãng ô tô nhập khẩu vào thị trường ngày càng nhiều, giá thành càng giảm xuống, chính sách hỗ trợ mua ô tô của chi nhánh cũng dễ dàng hơn. Năm 2016 dư nợ mua sắm xe ô tô là 908.413 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7,8% trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân, và càng ngày càng tăng lên đến năm 2017 là 1.475.557 triệu đồng chiếm tỷ trọng 8,3% tổng dự nợ tín dụng cá nhân, tăng lên 567.144 triệu đồng, tương đương tăng lên 62,4% so với năm 2016. Năm 2018 dư nợ cho vay mua sắm ô tô là 2.099.368 triệu đồng, tăng lên 623.811 triệu đồng, tương đương tăng lên 42,3% so với năm 2017. Nửa đầu năm 2019 tổng dư nợ cho vay mua sắm ô tô đối với khách hàng cá nhân là 2.599.185 triệu đồng chiếm tỷ trọng 10,1% trong tổng dư nợ KHCN. Tổng dư nợ cho vay mua sắm ô tô tại chi nhánh ngày càng tăng nhanh, và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng dư nợ khách hàng cá nhân. Do nhu cầu đi lại của người dân mà dự nợ của sản phẩm này ngày càng cao chiếm tỷ lệ rủi ro cao, sản phẩm này chỉ là phương tiện đi lại mà không tạo ra được lợi nhuận nên khả năng trả nợ thấp sẽ làm cho ngân hàng gặp nhiều rủi ro hơn bắt buộc Ngân hàng phải có những biện pháp để ngăn chặn những rủi ro này và có thể chủ động phòng tránh rủi ro tiềm ẩn này.

Các dòng sản phẩm khác hiện chiếm tỷ trọng khơng cao trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Trong số những sản phẩm này có những sản phẩm nhiều tiềm năng phát triển và khả năng rủi ro thấp song vẫn chưa được phát triển tương xứng như sản phẩm du học. Sản phẩm cho vay du học, Ngân hàng Vietcombank - chi nhánh TP.HCM trong các năm qua mới chỉ tiếp cận vào đối tượng này mặc dù đã có những sản phẩm truyền thống sẵn có như chứng minh du học, cho vay du học nhưng dư nợ vẫn chưa cao, chỉ chiếm 3,5% năm 2016, chiếm 1,4% trong năm 2017, chỉ chiếm 0,7% tổng dư nợ tín dụng cá nhân trong năm 2018. Ngân hàng vẫn chưa có đối tác lớn trong lĩnh vực du học này, dẫn đến chưa tiếp cận một cách chuyên nghiệp vào khách hàng có nhu cầu, sản phẩm đưa ra chỉ phục vụ đơn lẻ khách hàng có nhu cầu chưa chú ý đến một nhóm người.

đẩy mạnh tín dụng KHCN thơng qua các sản phẩm sẵn có của mình, tổng dư nợ tín dụng cá nhân năm 2016 là 11.646.322 triệu đồng, chiếm 25,3% tổng dư nợ. Năm 2017 tổng dư nợ tín dụng cá nhân là 17.777.800 triệu đồng, chiếm 32,7% tổng dư nợ, tăng 52,6% so với năm 2016. Năm 2018 tổng dư nợ tín dụng cá nhân là 23.588.402 triệu đồng, chiếm 37,3% tổng dư nợ, tăng lên 32,7% so với năm 2017. Dự kiến đến nửa đầu năm 2019 tổng dư nợ tín dụng cá nhân là 25.734.201 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 37% trong tổng dư nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)