2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân
2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam - Chi nhánh TP.HCM
“Có thể nói, rủi ro tín dụng là loại rủi ro thường xuyên xảy ra nhất và ảnh hưởng lớn nhất tới thu nhập của ngân hàng. Nếu quản trị tốt rủi ro tín dụng thì ngân hàng có thể hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Hoạt động kiểm sốt tốt rủi ro tín dụng sẽ tạo điều kiện để ngân hàng giảm được các tổn thất khơng đáng có xảy ra và sẽ giúp cho ngân hàng có lợi thế cạnh tranh về tín dụng với ngân hàng khác. Để đánh giá rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân, các ngân hàng thường sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD trong đó tỷ lệ nợ xấu được sử dụng chủ yếu:”
Bảng 2.6. Diễn biến tình hình rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietcombank - CN TP.HCM
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 6 tháng đầu năm 2019
Tổng dư nợ KHCN 11.646.322 17.777.800 23.588.402 25.734.501 Dư nợ quá hạn 1.434.252 1.099.194 1.000.407 1.101.198 Nợ xấu 692.234 620.869 622.299 713.353 Dự phòng RRTD 553.216 410.835 559.836 564.066 Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD 4,8 2,3 2,4 2,2 Tỷ lệ nợ quá hạn 12,3 6,2 4,2 4,3 Tỷ lệ nợ xấu 5,9 3,5 2,6 2,8
“Giai đoạn 2016-2018 tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn đối với KHCN của Vietcombank HCM ở mức thấp và có xu hướng giảm dần được dư nợ xấu, dư nợ quá hạn đối với khách hàng cá nhân, đạt tiêu chuẩn kế hoạch của Hội sở chính đề ra. Thực hiện được việc này là do Vietcombank chi nhánh TP.HCM đã từng bước áp dụng được chính sách Basell II trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng, thực hiện tốt cơng tác quản trị rủi ro tín dụng đã giúp ngân hàng hạn chế và giảm thiểu được những khoản nợ xấu, nợ quá hạn.”
Biểu đồ 2.4. Diễn biến tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lê nợ xấu và tỷ lệ trích lập dự phịng RRTD đối với khách hàng cá nhân giai đoạn 2016-2019