Tình hình thực hiện các phương pháp tiếp cận theo Basel II

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 72 - 74)

2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân

2.2.4.4. Tình hình thực hiện các phương pháp tiếp cận theo Basel II

“Nhằm hiện thực hóa mục tiêu là ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất. Từ năm 2014 Hội đồng quản trị ngân hàng Vietcombank đã chỉ đạo triển khai dự án phân tích chênh lệch giữa yêu cầu của Basel II với việc thực hiện của Vietcombank, trên cơ sở đó đưa ra lộ trình thực hiện basel II theo phương pháp tiêu chuẩn vào năm 2018, và đáp ứng được phương pháp nâng cao vào năm 2019.

Để triển khai chương trình Basel II đạt hiệu quả, Vietcombank chi nhánh TP.HCM đã thành lập bộ máy triển khai chặt chẽ, bao gồm Hội đồng quản trị, Ban triển khai chương trình Basell II, và tổng giám đốc là trưởng ban và các nhóm triển khai do các thành viên ban lãnh đạo phụ trách trực tiếp. Định kỳ hàng tháng, Ban triển khai chương trình Basel II sẽ được họp để đánh giá tiến độ triển khai, giải quyết các vấn đề phát sinh, vướng mắc. Hàng quý, hội đồng quản trị họp để chỉ đạo định hướng, đảm bảo chất lượng triển khai việc thực hiện phù hợp với chiến lược của ngân hàng Vietcombank chi nhánh TP.HCM.

Vietcombank chi nhánh TP.HCM cũng đã cơ bản hoàn thành các điều kiện quan trọng cho việc áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao như mục tiêu đã định. Một số kết quả chính đã đạt được như sau:

rủi ro tín dụng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, đảm bảo nguyên tắc ba tuyến bảo vệ theo quy định của NHNN tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN.

- Về hệ thống quy định, chính sách: Nhiều văn bản, quy định đã được rà soát, ban hành để đảm bảo phù hợp, chính xác, cập nhật kịp thời theo các yêu cầu quản trị của Basel II cũng như định hướng của NHNN.

- Về công cụ đo lường rủi ro theo thông lệ quốc tế: Xây dựng đầy đủ hệ thống các mơ hình lượng hóa rủi ro tín dụng với tỷ lệ bao phủ gần như toàn bộ danh mục sản phẩm của ngân hàng.

- Về chất lượng dữ liệu: Ban hành và triển khai Chính sách quản trị dữ liệu tín dụng để nâng cao chất lượng cũng như tính đầy đủ của dữ liệu phục vụ cho tính tỷ lệ an tồn vốn và thơng tin quản lý.

- Chương trình Basel II đã giúp Vietcombank chi nhánh TP.HCM tiếp tục nâng cao văn hóa quản trị và kiểm sốt rủi ro trong tồn hệ thống. Chi nhánh đã có các bước điều chỉnh chiến lược kinh doanh hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo cân bằng giữa phát triển kinh doanh và kiểm soát rủi ro tín dụng theo hướng đa dạng hóa danh mục, tập trung phát triển bán lẻ, mở rộng các hoạt động phi tín dụng...”

Năm 2018, Vietcombank đã đáp ứng được chuẩn mực Basel II theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN về phương pháp tính tốn tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II sớm 1 năm so với quy định, đánh dấu một bước thành công quan trọng trong lộ trình triển khai Basel II của Vietcombank chi nhánh TP.HCM nói riêng cũng như Vietcombank nói chung. Việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Basel II cho thấy Vietcombank chi nhánh TP.HCM có đủ khả năng hoạt động tín dụng an tồn theo thơng quốc tế của các nước phát triển trên thế giới để phòng ngừa các RRTD, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động có thể xảy ra.

Nhờ có việc áp dụng chuẩn mực Basel II mà dư nợ tại VAMC của Vietcombank chi nhánh TP.HCM bằng khơng, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống cịn 1,2%, hệ số an toàn vốn đạt trên 9%, tăng trưởng doanh thu đạt được 31%, hệ số sinh lời là 21,2% và lợi nhuận mà Vietcombank đang dẫn đầu trong các ngân hàng thương

mại hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)