Phương pháp tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 29 - 34)

1.2. Quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II trong ngân hàng thương

1.2.4.2. Phương pháp tiếp cận

“Trong lĩnh vực RRTD, có hai phương pháp được tiếp cận, đó là tiếp cận chuẩn hóa và tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB). Phương pháp tiếp cận chuẩn hóa ràng buộc trọng số rủi ro với xếp hạng cung cấp bởi các cơ quan xếp hạng được cơng nhận. Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ sử dụng các ước tính của chính ngân hàng về các yếu tố rủi ro nhất định, dựa trên các yếu tố rủi ro được phép tính tốn, khoảng cách được tạo ra giữa cách tiếp cận cơ bản và cách tiếp cận nâng cao.

a) Phương pháp tiếp cận chuẩn hóa

- Đây là phương pháp tiếp cận để tính yêu cầu vốn cho rủi ro tín dụng của ngân hàng. Phương pháp này đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp tiếp cận chuẩn hóa được hỗ trợ bởi các đánh giá bên ngoài (tổ chức xếp hạng độc lập).

- Một số các định chế đánh giá tín dụng bên ngồi (ECAI)- các cơng ty cung cấp đánh giá rủi ro công ty của bên vay thông qua xếp hạng sẽ được thừa nhận nếu họ đáp ứng được tiêu chí chuẩn mực về tính khách quan, tính độc lập, nguồn lực, tính minh bạch và độ tin cậy.

- Các nhà quản lý khi đó sẽ sắp xếp các xếp hạng bên ngồi đó theo tiêu chuẩn xếp hạng quốc tế Standard & Poors (S&P). Xếp hạng S&P cuối cùng được chuyển đổi thành các trọng số rủi ro.”

Bảng 1.1 Thang xếp hạng các khoản tín dụng Thang

xếp hạng Mơ tả

AAA

Chất lượng tín dụng cực kỳ tốt và rủi ro tín dụng kỳ vọng cực kỳ thấp. Ít có xác suất là khả năng thực hiện các nghĩa vụ và cam kết tài chính sẽ bị tác động tiêu cực bởi những sự kiện có thể dự đốn được

AA

Chất lượng tín dụng rất tốt, phản ánh rủi ro tín dụng rất thấp. Năng lực đáp ứng và tôn trọng các nghĩa vụ và cam kết tài chính và năng lực này ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi các sự kiện có thể được dự báo trước

A

Chất lượng tín dụng tốt, rủi ro tín dụng thấp. Khả năng trả nợ được đánh giá là tốt, nhưng dễ bị tổn thương hơn các mức xếp hạng trên trước những thay đổi trong nền kinh tế.

BBB

Chất lượng tín dụng tương đối phản ánh một mức rủi ro tín dụng trung bình. Trong khi khả năng thanh tốn các cam kết tài chính được đánh giá là đủ, những thay đổi bất lợi và các điều kiện kinh tế bất lợi có thể làm suy yếu hơn và làm suy giảm khả năng thanh toán. Đây là mức xếp hạng thấp nhất trong nhóm xếp hạng đầu tư

BB

Chất lượng tín dụng ở mức đầu cơ cho thấy rủi ro tín dụng có thể sẽ gia tăng, đặc biệt là trong các điều kiện bất lợi. Các cam kết tài chính vẫn có khả năng được đáp ứng, nhưng có những yếu tố mang tính đầu cơ và những sự không chắc chắn thường xuyên. Đây là mức xếp hạng cao nhất trong nhóm đầu cơ

B

Chất lượng tín dụng có tính đầu cơ cao phản ánh rủi ro tín dụng cao. Một mức rủi ro tín dụng lớn đã xuất hiện, nhưng vẫn cịn một biên độ an tồn nhất định. Những điều kiện kinh tế, tài chính và điều kiện kinh doanh bất lợi sẽ có khả năng làm suy giảm khả năng trả nợ

Dưới B

Chất lượng tín dụng có tính bị tổn thương cao, trong đó việc vỡ nợ có khả năng xảy ra rất cao. Các đợt phát hành có mức xếp hạng này thường có mức xếp hạng khả năng thu hồi ở mức trung bình

Bảng 1.2 Trọng số rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II Xếp hạng AAA/AA A BBB BB B Dưới B Không được XH Quốc gia 0% 20% 50% 100% 100% 150% 100% Ngân hàng- Lựa chọn 1 20% 50% 100% 100% 100% 150% 100% Ngân hàng- Lựa chọn 2 20% 50% 50% 100% 100% 150% 50% Ngân hàng- Ngắn hạn 20% 20% 20% 50% 50% 150% 20% Doanh nghiệp 20% 50% 100% 100% 150% 150% 100% Bán lẻ 75% Dân cư 35% Thương mại 100% Các khoản cho

vay quá hạn 50%, 100%, 150% phụ thuộc vào mức độ dự phòng

Nguồn : Hiệp ước Basel II - Bank For International Settlements

“Khi định tỷ lệ loại rủi ro trong phương pháp tiếp cận chuẩn hoá, các ngân hàng có thể sử dụng các đánh giá của các định chế đánh giá tín dụng bên ngồi với những tiêu chí được định nghĩa cụ thể trong Basel II.

Tài sản có rủi ro được tính tốn theo phương pháp chuẩn hóa:

RWA (Phương pháp tiếp cận chuẩn hóa) = ∑(Tài sản được xếp hạng rủi ro * Trọng số rủi ro)

b) Phương pháp xếp hạng nội bộ (IRB)

Phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ dựa trên đánh giá của một ngân hàng của các đối tác về khoản rủi ro tiềm ẩn để tính tốn nhu cầu vốn cho rủi ro tín dụng. Phương pháp xếp hạng nội bộ đối với rủi ro tín dụng bao gồm 2 dạng: dạng cơ bản và dạng nâng cao. Phương pháp xếp hạng nội bộ khác về cơ bản so với phương pháp chuẩn hoá ở chỗ những đánh giá nội bộ của một ngân hàng về những yếu tố rủi ro chủ yếu là những số liệu đầu vào quan trọng cho việc tính tốn vốn. Vì

phương pháp này dựa vào những đánh giá nội bộ của ngân hàng, cần có những yêu cầu cao hơn nữa về vốn nhạy cảm với rủi ro. Tuy nhiên, phương pháp xếp hạng nội bộ không cho phép các ngân hàng tự quyết định tất cả những thành phần cần thiết để tính tốn u cầu về vốn của mình. Thay vào đó, các tỷ lệ rủi ro và các số liệu đầu vào định lượng do các ngân hàng cung cấp kết hợp với những công thức do Basel II quy định để tính ra số vốn theo u cầu.”

“Những cơng thức hoặc những hàm số tỷ lệ rủi ro sẽ chuyển hoá các số liệu đầu vào thành một yêu cầu về vốn cụ thể. Chúng dựa trên những kỹ thuật quản lý rủi ro hiện đại gắn liền với đánh giá thống kê định lượng của rủi ro. Các bộ phận rủi ro gồm xác suất không trả nợ (PD), tổn thất khi không trả nợ (LGD), khoản rủi ro tiềm năng do không trả nợ (EAD), và thời hạn thực tế (M). Trong một số trường hợp, các ngân hàng có thể phải sử dụng một giá trị giám sát thay cho các ước tính nội bộ cho một hoặc nhiều bộ phận của rủi ro.

Tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ cho rủi ro tín dụng (IRB) là một trong những yếu tố đổi mới nhất của khung Basel II mới bởi vì nó cho phép chính các ngân hàng quyết định các yếu tố căn bản khi tính tốn các u cầu về vốn của họ. Với cách tiếp cận IRB, vốn yêu cầu tối thiểu dựa trên phân bố xác suất thua lỗ dựa vào rủi ro mặc định trong danh mục các khoản vay hay các cơng cụ tài chính khác. Nhận thức về đánh giá rủi ro được thiết lập trong một năm. Mơ hình IRB tiếp tục giả định một mức độ 99.9% độ tin cậy, (nghĩa là một lần trong một nghìn năm), các tổn thất thực tế dự kiến sẽ vượt q ước tính của mơ hình.”

Nội dung:

- Theo như cách tiếp cận này cần phải thực hiện:

+ Ước lượng các thông số rủi ro như: PD, LGD, rủi ro tiềm ẩn khi vỡ nợ (EAD), kỳ hạn (M). Đây là những đầu vào cho các hàm đánh trọng số rủi ro được thiết kế cho mỗi loại tài sản để đi đến tổng tài sản có rủi ro (RWA).

+ Các yêu cầu về vốn cho rủi ro tín dụng được đo lường bằng 8% của tổng tài sản có rủi ro (RWA) theo Basel II.

yếu tố chính:

+ Các tham số rủi ro: PD, EAD, LGD, M.

+ Các hàm theo trọng số rủi ro - Hàm được cung cấp bởi khung các quy tắc theo hiệp ước Basel II, được liên kết với các tham số rủi ro đối với tài sản có rủi ro.

+ Yêu cầu thối thiểu - Tiêu chuẩn tối thiểu cốt lõi mà 1 ngân hàng phải đáp ứng để sử dụng phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ.

- Có 2 phương pháp thực hiện: phương pháp xếp hạng tín dụng cơ bản và phương pháp xếp hạng tín dụng nâng cao.

+ Trong các cách tiếp cận IRB, u cầu vốn khơng cịn là các trọng số rủi ro dựa trên các xếp hạng bên ngồi, mà được tính bằng cách sử dụng các công thức xuất phát từ mơ hình rủi ro tín dụng nâng cao sử dụng các tham số rủi ro được bản thân ngân hàng ước tính.

+ Các phương pháp IRB cơ sở và nâng cao khác nhau trước hết bởi các điều kiện của số liệu đầu vào do các ngân hàng cung cấp dựa trên những ước tính của mình cùng những số liệu do các nhà kiểm tra xác định. Sự khác biệt qua bảng sau.

Số liệu đầu vào IRB cơ bản IRB nâng cao

Xác suất không trả nợ (PD)

Do ngân hàng cung cấp dựa trên ước tính của mình

Do ngân hàng cung cấp dựa trên ước tính của mình

Khơng trả nợ do tổn thất (LGD)

Các giá trị thuộc diện kiểm tra, giám sát được ấn định bởi Uỷ ban

Do ngân hàng cung cấp dựa trên ước tính của mình

Rủi ro tiềm năng do không trả nợ (EAD)

Các giá trị thuộc diện kiểm tra, giám sát được ấn định bởi Uỷ ban

Do ngân hàng cung cấp dựa trên ước tính của mình

Thời hạn (M) Các giá trị thuộc diện kiểm tra, giám sát được ấn định bởi Uỷ ban hoặc tuỳ theo quyết định của quốc gia, số liệu do NH cung cấp dựa trên ước tính của mình (cho phép loại trừ một số rủi ro nhất định)

Do ngân hàng cung cấp dựa trên ước tính của mình (cho phép loại trừ một số rủi ro nhất định)

Bảng trên chỉ rõ rằng đối với các rủi ro công ty, rủi ro quốc gia và rủi ro giữa các ngân hàng, tất cả các ngân hàng áp dụng phương pháp IRB phải đưa ra số liệu ước tính PD. Ngồi ra, các ngân hàng áp dụng phương pháp IRB nâng cao phải cung cấp số liệu ước tính của mình về LGD và EAD, trong khi các ngân hàng áp dụng phương pháp IRB cơ sở có thể tận dụng các giá trị kiểm tra có trong Basel II tuỳ theo bản chất của loại rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)