Kiến nghị đối với các Bộ, Ngành địa phương và Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 96 - 108)

3.3. Kiến nghị

3.3.3. Kiến nghị đối với các Bộ, Ngành địa phương và Chính phủ

- “Chính phủ cần tạo mơi trường pháp lý đầy đủ, chính xác, kịp thời, đồng bộ cho hoạt động Ngân hàng.

Một hệ thống các văn bản pháp lý đầy đủ, chính xác, đồng bộ trong lĩnh vực hoạt động tín dụng và các lĩnh vực có liên quan như các quy định về đất đai, quy định về bảo đảm tiền vay… sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại.

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro tín dụng. Để hoạt động tín dụng được thực hiện một cách chính xác, hiệu quả, đảm bảo an tồn khách quan cho hoạt động Ngân hàng thì địi hỏi cần có hệ thống các văn bản pháp lý đầy đủ, đồng bộ, dễ hiểu. Cần hoàn thiện các quy định về cơ sở pháp lý và vấn đề xử lý tài sản đảm bảo:

Quy định về cơ sở pháp lý, xử lý tài sản bảo đảm là một trong những điều hết sức cần thiết hiện nay đối với các Ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay. Chính phủ cần sớm có các quy định chi tiết về vấn đề đấu giá tài sản, trình tự và thủ tục, thời hạn bán tài sản thế chấp, cụ thể hóa quy trình khởi kiện cũng như

được nợ nhanh nhất và nhiều nhất các tài sản gán nợ.

- Chính phủ và các bộ ngành chỉ đạo chính quyền các cấp hồn thiện hồ sơ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức kinh tế và nhân dân; định kỳ hàng quý thông báo khung giá đất theo giá thị trường đối với từng khu vực, địa phương trong toàn quốc để người vay và Ngân hàng có căn cứ định giá tài sản đảm bảo với Ngân hàng.

- Mở rộng, phát triển nghiệp vụ mua bán nợ, xã hội hóa thị trường mua bán nợ này. Mua bán nợ là một biện pháp có thể giải quyết tình trạng bế tắc về nợ nần, giúp Khách hàng và chủ nợ có thể thu hồi vốn để hoạt động. Trên thế giới hoạt động này đã phát triển rất sôi động, tạo cho Khách hàng và chủ nợ nhiều cơ hội xử lý các khoản nợ, tránh nợ nần dây dưa, kéo dài.

Hiện nay, nghiệp vụ mua bán nợ đã bước đầu hình thành và Bộ Tài chính đã thành lập Công ty mua bán nợ. Tuy nhiên Công ty mua bán nợ của Bộ Tài Chính chưa thực hiện hiệu quả vai trị của mình trong hoạt động mua bán nợ, hầu hết các khoản nợ của Ngân hàng sau khi được bán nợ cho Công ty này đều được uỷ thác lại cho các Công ty mua bán nợ khác. Nhà nước cần khẩn trương nghiên cứu, ban hành các quy định pháp lý, cần xã hội hóa nghiệp vụ mua bán nợ, có thể cho thí điểm thành lập cơng ty mua bán nợ dưới hình thức cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn, tạo hành lang cần thiết cho các giao dịch mua bán nợ cũng như các nghiệp vụ tái cơ cấu nợ của các Khách hàng.”

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Ở chương 3, tác giả đã trình bày được định hướng hoạt động tín dụng, cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Vietcombank trong thời gian tới. Từ những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đã được phân tích ở chương 2, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị RRTD theo chuẩn mực Basel II. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng Vietcombank để nâng cao hiệu quả của công tác quản trị RRTD tại ngân hàng Vietcombank.

PHẦN KẾT LUẬN

“Việt Nam đã gia nhập WTO, sự kiện này đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với tất cả các ngành kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực Tài chính - ngân hàng. Khi đó, mơi trường cạnh tranh của hệ thống ngân hàng không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà cịn mở rộng ra tồn cầu. Ngân hàng thương mại tại Việt Nam cần không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng và quản lý hoạt động tín dụng để tăng cường năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh.

Hiện nay, lợi nhuận thu được của các NHTM tại Việt Nam chủ yếu từ hoạt động tín dụng ln chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng luôn song hành với rủi ro, tiềm ẩn nhiều rủi ro có nguy cơ mất vốn, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, bởi hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, đồng bộ, môi trường cạnh tranh chưa lành mạnh, thơng tin về khách hàng thiếu minh bạch, chưa có cơ chế giám sát hiệu quả. Hơn nữa, tại các ngân hàng còn chủ yếu là kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ truyền thống, một số sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại đang trong quá trình thử nghiệm và mới đưa ra thị trường, trình độ quản lý rủi ro cịn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng chưa cao. Vì vậy mà hoạt động quản trị rủi ro tín dụng có ý nghĩa quyết định cả về mặt lý luận và thực tiễn, cần tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng để vận dụng vào thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm hoạt động của ngân hàng. Từ đó có thể nghiên cứu và thực hiện được các giải pháp hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh TP.HCM góp phần giảm thiểu tổn thất trong hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân, đảm bảo hoạt động tín dụng an tồn, hiệu quả.

Trên cơ sở tổng hợp vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, luận văn đã khái quát được những vấn đề cơ bản của rủi ro tín dụng KHCN và thực hiện quản trị rủi ro tín dụng đối với KHCN trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Thứ hai, luận văn đã phân tích được thực trạng rủi ro tín dụng cá nhân và QTRRTD đối với KHCN tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh TP.HCM.

Thứ ba, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng đối với KHCN tại chi nhánh và đưa ra một số kiến nghị đối với NHNN cũng như Ngân hàng Vietcombank về việc quản trị rủi ro tín dụng.

Vì thời gian có hạn, kiến thức còn bị hạn chế nên bài viết chắc chắn cịn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ để bài luận văn được hồn thiện hơn.

Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo của Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là TS. Ngô Quang Huân người hướng dẫn khoa học, cùng toàn thể ban lãnh đạo, nhân viên ngân hàng Vietcombank chi nhánh TP.HCM đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tơi hồn thành luận văn này.”

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiệp ước Basel II.

2. Luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.

3. Luật số 47/2010/QH12 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 ở Việt Nam. 4. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh TP.HCM, 2016, 2017, 2018. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Đại Dương, 2015. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị

rủi ro tín dụng tại Chi nhánh VID PUBLIC BANK thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020, Luận văn thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Hải Phòng.

6. Nguyễn Đỗ Thiện Hải, 2016. Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách

hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Chi

nhánh Hoàng Quốc Việt, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế, Trường Đại học

Thương mại.

7. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Quản trị rủi ro tài chính, Hà Nội: NXB Tài chính, Học viện Tài chính.

8. Nguyễn Quang Hiện, 2016. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP

Quân đội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.

9. Nguyễn Thị Hoài Lê và Nguyễn Lê Cường, 2015. Bài giảng gốc Nguyên

lý quản trị rủi ro, Hà Nội: NXB Tài chính, Học viện Tài chính.

10. Nguyễn Văn Tiến, 2011. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Hà Nội: NXB Thống Kê.

11. Phan Thị Thu Hà và cộng sự, 2016. Bài giảng Quản trị rủi ro, Hà Nội:

NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

12. Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016, Thông tư quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng.

13. Trần Huy Hoàng, 2012. Quản trị Ngân hàng, Hà Nội: NXB Lao động - Xã hội.

14. Trần Thanh Phúc, 2016. Phân tích chất lượng tín dụng tại Ngân hàng

TMCP và Đầu tư phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung, Tạp chí Cơng

thương số 4+5 – Tháng 4/2017.

15. Võ Thị Soa, 2016. Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại

Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT

CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH

Kính chào anh/chị!

Tôi đang nghiên cứu đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh TP.HCM”.

Để thực hiện cho việc nghiên cứu, kinh mong anh/chị dành thời gian trả lời câu hỏi dưới đây. Tất cả thông tin anh/chị cung cấp chỉ phục vụ cho nghiên cứu và được bảo mật.

Trân trọng và cám ơn sự giúp đỡ của quý anh/chị!

Quý anh/chị vui lòng cho biết ý kiến của anh/chị về các phát biểu. Đối với mỗi phát biểu, quý anh/chị chỉ đánh dấu “x” vào ô trống.

Phần I - Thông tin cá nhân

Họ và tên: ……………………………………………………………………..

Chức vụ: ………………………………………………………………………

Phòng/ban/bộ phận: …………………………………………………………...

Thời gian anh/chị làm việc tại ngân hàng: ……………………………………

Giới tính: ……………………………………………………………………...

Trình độ học vấn: ……………………………………………………………..

Phần II - Các đánh giá về công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân STT Nội dung Ý kiến trả lời Khơng tốt Trung bình Tốt Rất tốt

1 Mục tiêu tín dụng được thiết lập cụ thể theo từng chỉ tiêu

2

Anh/chị thực hiện nhận diện rủi ro tín dụng có thể phát sinh khi đánh giá hồ sơ khách hàng

3 Anh/chị xem xét khả năng xảy ra gian lận khi đánh giá hồ sơ khách hàng

4

Văn bản nội bộ về quản trị rủi ro tín dụng hỗ trợ cho cơng việc đánh giá rủi ro tín dụng

5

Những thay đổi có tác động lớn đến hoạt động tín dụng được cảnh báo kịp thời đến anh/chị

6

Anh/chị chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng theo đúng các tiêu chí được quy định trong hệ thống xếp hạng tín dụng 7 Hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động tín

dụng của ngân hàng là đầy đủ, chính xác

8 Lãnh đạo chi nhánh thường xun giám sát quy trình tín dụng được thực hiện

9

Lãnh đạo chi nhánh thường xuyên giám sát công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng

10 Chỉ tiêu dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân đạt kế hoạch

11 Chỉ tiêu nợ xấu của chi nhánh đạt kế hoạch

12 Báo cáo hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng được lập một cách trung thực

PHỤ LỤC 2

2.1. Danh sách phỏng vấn chuyên gia

STT Danh sách chuyên gia Đơn vị công tác Nghề nghiệp

Nơi công tác

1 Đặng Văn Dân ĐH Ngân hàng Giảng viên TP.HCM

2 Nguyễn Văn Lập Vietcombank CN

TP.HCM Giám đốc TP.HCM

3 Trịnh Hồng Hạnh Vietcombank CN TP.HCM

Phó giám

đốc TP.HCM

4 Lê Công Minh Vietcombank CN

TP.HCM

Trưởng

phịng TP.HCM

5 Nguyễn Hồng Giang Vietcombank CN TP.HCM

Trưởng phòng giao

dịch

TP.HCM

6 Nguyễn Vĩnh Xuyên Vietcombank CN TP.HCM

Trưởng phòng Quản

lý nợ

TP.HCM

2.2. Câu hỏi được sử dụng để phỏng vấn chuyên gia

- Mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tại Vietcombank CN TP.HCM?

- Phương pháp tiếp cận và áp dụng hiệp ước Basel II được Ngân hàng Vietcombank Chi nhánh TP.HCM thực hiện như thế nào?

- Chính sách phê duyệt tín dụng của ngân hàng như thế nào? Hạn mức tín dụng của chi nhánh?

- Các phương thức đo lường rủi ro tín dụng tại chi nhánh? Bên cạnh đánh giá rủi ro tín dụng bằng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, ngân hàng có áp dụng các phương thức đánh giá khác không? Cách thức hoạt động của các phương pháp này? - Bộ phận nào chịu trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng? Có hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng khơng?

- Hệ thống thơng tin về hoạt động tín dụng có được gửi theo phân quyền? - Có bộ phận quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh khơng? Cách thức hoạt động? - Có hệ thống phân tích và xử lý thơng tin khách hàng khơng?

- Ý kiến của anh/chị về giải pháp hoàn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng?

2.3. Đối tượng khảo sát

STT Đối tượng khảo sát Nơi công tác

1 Lớp cao học trường Đại học Kinh Tế TP.HCM TP.HCM 2 Nhân viên tín dụng NH Vietcombank CN TP.HCM TP.HCM

3 Nhân viên Phòng giao dịch Hàm Nghi TP.HCM

PHỤ LỤC 03

TIÊU CHÍ ĐỊNH LƯỢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 đầu 2019 6 tháng

Tổng tài sản 118.190.262 155.293.992 161.103.984 168.398.183 Lợi nhuận trước thuế 1.906.253 2.520.302 4.059.827 2.511.871

Cho vay khách hàng 46.080.840 54.343.445 63.186.674 69.543.791

Cho vay các tổ chức kinh

tế, cá nhân trong nước 45.537.152 53.674.249 62.407.374 68.739.096 Các khoản trả thay

khách hàng 27 43 100 100

Cho vay các tổ chức, cá

nhân nước ngoài 1.315 509 510 2.368

Cho vay khác 542.346 668.644 778.690 802.227

Phân tích dư nợ theo

chất lượng nợ cho vay 46.080.840 54.343.445 63.186.674 69.543.791

Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1) 44.646.588 53.244.251 62.186.267 68.442.593 Nợ cần chú ý (Nhóm 2) 742.018 478.325 378.108 387.845 Nợ dưới tiêu chuẩn

(Nhóm 3) 135.950 68.422 29.178 166.956

Nợ nghi ngờ (Nhóm 4) 134.718 358.426 116.052 70.229 Nợ có khả năng mất vốn

(Nhóm 5) 421.566 194.021 477.069 476.168

Phân tích dư nợ theo

thời hạn cho vay 46.080.840 54.343.445 63.186.674 69.543.791

Nợ ngắn hạn 26.009.556 30.336.694 34.221.290 37.305.155 Nợ trung hạn 5.376.718 5.652.952 5.331.011 5.119.409

Nợ dài hạn 14.694.566 18.353.799 23.634.373 27.119.227

Phân tích dư nợ theo

loại hình doanh nghiệp 46.080.840 54.343.445 63.186.674 69.543.791

Tổ chức 34.434.518 36.565.645 39.598.272 43.809.290 Cá nhân 11.646.322 17.777.800 23.588.402 25.734.501 Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng 46.080.840 54.343.445 63.186.674 69.543.791 Dự phịng chung (0,75% từ nhóm 1 đến nhóm 4) 342.445 406.121 470.322 518.007 Dự phòng cụ thể 553.216 410.835 559.836 564.066 Dự phịng rủi ro tín dụng Nhóm 1 (0%) - - - - Nhóm 2 (5%) 37.101 23.916 18.905 19.392 Nhóm 3 (20%) 27.190 13.684 5.836 33.391 Nhóm 4 (50%) 67.359 179.213 58.026 35.115 Nhóm 5 (100%) 421.566 194.021 477.069 476.168

Cơ cấu dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân theo sản phẩm của Vietcombank

Đơn vị tính: triệu đồng

Sản phẩm

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 6 tháng đầu năm 2019

Dư nợ trọng Tỷ Dư nợ trọng Tỷ Dư nợ trọng Tỷ Dư nợ trọng Tỷ

Bất động sản 4.355.724 37,4 7.911.121 44,5 11.251.668 47,7 11.245.977 43,7 Kinh doanh 3.458.958 29,7 4.071.116 22,9 6.085.808 25,8 7.437.271 28,9 Xe hơi 908.413 7,8 1.475.557 8,3 2.099.368 8,9 2.599.185 10,1 Chứng khoán 1.187.925 10,2 1.937.780 10,9 1.769.130 7,5 1.518.336 5,9 GTCG 791.950 6,8 1.511.113 8,5 1.721.953 7,3 1.749.946 6,8 Tiêu dùng khác 337.743 2,9 355.556 2 283.061 1,2 334.549 1,3 Tín chấp tiêu dùng 197.987 1,7 266.667 1,5 212.296 0,9 283.080 1,1 Du học 407.621 3,5 248.889 1,4 165.119 0,7 566.159 2,2 Tổng 11.646.322 100 17.777.800 100 23.588.402 100 25.734.501 100 Tỷ lệ DN KHCN/ TDN 25,3 32,7 37,3 37,0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 96 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)