Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 41 - 46)

1.3.1. Đặc trưng của tín dụng khách hàng cá nhân

a) Thông tin về khách hàng

“Khi thẩm định cho vay thì thơng tin về bản thân khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng để ngân hàng đưa đến quyết định cho vay, bên cạnh tính hợp lý và hợp pháp của nhu cầu vốn, khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo.

Đối với khách hàng tổ chức thì việc nắm bắt thơng tin khách hàng là tương đối thuận lợi do có rất nhiều nguồn thơng tin được cơng khai như báo cáo tài chính, thơng tin xếp hạng tín dụng, tình hình nộp thuế, uy tín quan hệ với các đối tác,…

Ngược lại đối với khách hàng cá nhân, việc đánh giá nhân thân, nguồn trả nợ, mục đích sử dụng vốn vay thường khó đầy đủ và rõ ràng dẫn đến rủi ro thông tin bất cân xứng, khiến cho việc thẩm định khách hàng thiếu tính chính xác. Nguồn trả nợ chủ yếu của khách hàng cá nhân là thu nhập ổn định ở thời điểm hiện tại. Do vậy, nếu người vay gặp vấn đề về sức khỏe, mất việc làm hay gặp các biến cố bất ngờ ảnh hưởng đến thu nhập thì sẽ khơng trả được nợ vay cho ngân hàng.

b) Quy mô khoản vay nhỏ, số lượng lớn

Do đặc điểm của cho vay KHCN là quy mô mỗi khoản vay nhỏ nhưng số lượng khoản vay lớn, vì vậy để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng nhằm nâng cao kết quả công việc đòi hỏi sự phục vụ nhanh chóng từ CBTD của ngân hàng. Do đó, trong q trình thẩm định hồ sơ tín dụng các CBTD thường hay chủ quan, thẩm định dễ để cho vay nhằm vòi tiền khách hàng, thậm chí lợi dụng sự lỏng lẻo của cơng tác quản lý và sơ hở của các quy định để lừa đảo chiếm đoạt tài sản khách hàng, hoặc thông đồng với khách hàng gây ra những tổn thất cho ngân hàng. Hay khi định giá tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng định giá theo nhu cầu vay vốn của khách hàng chứ không phải theo giá trị thực tế của tài sản đảm bảo.

Rủi ro này cịn tăng lên đối với cho vay tín chấp, do ngân hàng cấp tín dụng trên cơ sở thẩm định uy tín của khách hàng tốt hay xấu mà khơng có biện pháp bảo đảm của tài sản đảm bảo. Trong trường hợp đó, nếu thật sự khách hàng khơng có khả năng trả nợ vay hoặc có khả năng nhưng khơng có ý chí trả nợ vay trong khi việc quản lý thông tin về sự thay đổi nơi cư trú, công việc của khách hàng là một điều khơng dễ dàng thì sẽ rất khó khăn cho ngân hàng khi xử lý khoản vay để thu hồi nợ.”

c) Tài sản đảm bảo

Khách hàng cá nhân khi đi vay, nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng thì biện pháp tài sản bảo đảm luôn luôn được các ngân hàng chọn lựa hàng đầu. Các cá nhân, họ sẽ dùng tài sản bảo đảm của cá nhân, vợ chồng hay của người thân trong gia đình để làm tài sản đảm bảo. Rủi ro phát sinh khi:

- Định giá tài sản đảm bảo: không đúng giá trị thực tế của tài sản bảo đảm dẫn đến cho vay vượt tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm, ảnh hưởng đến công tác xử

lý tài sản để thu hồi nợ khi giá trị tài sản bán ra không đủ để trả nợ (trong trường hợp ngân hàng phải xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng để thu hồi nợ) hay thời điểm định giá và thời điểm bán tài sản có sự chênh lệch quá lớn về giá trị của tài sản bảo đảm, dẫn đến khi thanh lý không đủ trả nợ vay cho ngân hàng.

- Đối với tài sản bảo đảm cấp cho cá nhân: xác định tình trạng hơn nhân của chủ tài sản bảo đảm khơng chính xác, hay người liên đới mua tài sản tại thời điểm mua tài sản không đầy đủ gây ảnh hưởng đến tính pháp lý của Hợp đồng thế chấp/cầm cố, dẫn đến Hợp đồng bị vô hiệu.

- Tài sản bảo đảm cấp cho hộ gia đình, khi cho vay không nhận được sự đồng ý đầy đủ của tất cả các thành viên trong hộ tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận từ đủ 15 tuổi trở lên, dẫn đến Hợp đồng thế chấp/cầm cố bị vô hiệu.

1.3.2. Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân

1.3.2.1. Đặc điểm của rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

“Rủi ro đối với cho vay KHCN: cho vay KHCN có mức độ rủi ro lớn và được coi là tài sản rủi ro nhất trong danh mục tài sản của ngân hàng.

Nguyên nhân rủi ro đa dạng hơn các loại hình tín dụng khác: Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân rất đa dạng, có khi xuất phát từ bản thân khách hàng vay vốn có thể có sự biến động về tình hình tài chính dẫn đến mất khả năng chi trả hay khi khách hàng cố tình khơng chịu trả nợ, hoặc do sự biến động về tình trạng sức khoẻ, cơng việc… Trước những biến động lớn về tình hình kinh tế, việc làm khách hàng cá nhân cũng có khả năng chống đỡ kém hơn so với doanh nghiệp. Đặc biệt việc thẩm định khả năng trả nợ của các cá nhân hoặc hộ gia đình cũng hết sức khó khăn. Ngồi ra, để có được khoản vay có nhiều khách hàng giấu các thơng tin về tình hình sức khoẻ và cơng việc trong tương lai của mình nên các ngân hàng dễ gặp phải rủi ro đạo đức khi cho vay. Do khoản cho vay khách hàng cá nhân có rủi ro cao nhất nên các ngân hàng thường yêu cầu phải có tài sản đảm bảo khi vay và yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm cho hàng hoá đã mua.

Nguy cơ xảy ra rủi ro lớn hơn: Trước những biến động bất lợi của điều kiện kinh tế, môi trường kinh doanh khả năng chống đỡ và vượt qua khó khăn của cá

nhân và hộ gia đình là yếu hơn so với các doanh nghiệp, các tổ chức. Vì tiềm lực tài chính của một cá nhân, một gia đình là yếu hơn so với doanh nghiệp, tổ chức cũng như mối quan hệ, các nguồn huy động vốn hạn chế hơn nên với cùng một tác động bất lợi các cá nhân và hộ gia đình sẽ gặp khó khăn hơn. Chính vì những lý do này, các khoản tín dụng khách hàng cá nhân có khả năng gặp rủi ro nhiều hơn so với các loại hình tín dụng khác.

Khả năng nhận biết rủi ro khó hơn: So với doanh nghiệp và tổ chức việc thu thập thơng tin về cá nhân khó hơn rất nhiều. Các thơng tin của doanh nghiệp được kiểm toán, được cơ quan thuế kiểm tra... trong khi đó các thơng tin về cá nhân khơng có cơ sở để kiểm tra, đối chiếu vì vậy gây khó khăn trong cơng tác thu thập thông tin dẫn đến thiếu cơ sở cho việc xác định rủi ro.”

1.3.2.2. Quản trị rủi ro khách hàng cá nhân

Như đã trình bày ở trên, tín dụng cá nhân có những đặc điểm khác biệt với những loại hình tín dụng khác và rủi ro đối với loại hình tín dụng này cũng có những điểm khác so với các loại hình tín dụng khác từ đó địi hỏi cơng tác quản trị rủi ro đối với khách hàng cá nhân cũng có những nét riêng biệt.

Các nội dung QTRRTD phải tập trung chính vào chủ thể của khoản vay. RRTD cá nhân phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan hơn so với các loại hình rủi ro khác. Vì đối tượng của hoạt động tín dụng này là thể nhân nên chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan đến thể nhân nhiều hơn. Tư cách đạo đức và đặc biệt là tình trạng sức khỏe của người vay là yếu tố quyết định đến mức độ rủi ro của khoản vay. Chính vì vậy trong q trình QTRR tín dụng khách hàng cá nhân yếu tố được quan tâm hàng đầu là chủ thể của khoản tín dụng đó. Xuất phát từ đặc điểm trên địi hỏi quá trình nhận biết rủi ro phải kịp thời cơng tác kiểm sốt rủi ro phải tiến hành thường xuyên hơn, chú trọng đến các dấu hiệu liên quan đến yếu tố cá nhân của người vay. Từ đó phải xây dựng những chính sách, những biện pháp để có thể kiểm soát và nhận biết một cách tốt nhất những rủi ro liên quan đến yếu tố cá nhân.

Quy trình quản trị rủi ro: Vì số lượng khoản vay đối với tín dụng cá nhân là rất lớn trong khi giá trị của các khoản vay lại nhỏ dẫn đến một số lượng khách hàng lớn cần phải quản lý. Do đó để có thể QTRR KHCN tốt địi hỏi một quy trình chặt

chẽ hơn cũng như lượng thời gian lớn hơn so với các loại hình tín dụng khác. Cơng tác kiểm tra sau cho vay phải được tiến hành thường xuyên hơn.

Tín dụng cá nhân là loại hình tín dụng rủi ro nhất nhưng là loại hình tín dụng có nhiều triển vọng phát triển trong tương lai. Theo mơ hình phát triển của các ngân hàng trên thế giới khoản mục này sẽ chiếm tới 70% TDN của các Ngân hàng. Vì vậy phát triển tín dụng KHCN là một xu thế tất yếu đối với các NHTM Việt Nam và để phát triển được một cách vững chắc thì cơng tác QTRR phải được chú trọng hàng đầu .

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận về rủi ro, rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II. Tác giả đã phân tích làm rõ những hậu quả, nguyên nhân của RRTD, sự cần thiết phải quản trị RRTD trong ngân hàng và hệ thống các chỉ tiêu cơ bản đo lường RRTD theo Basel II. Trong chương 1 tổng quan được mơ hình đo lường rủi ro tín dụng cũng như các phương pháp tiếp cận để quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II. Bên cạnh đó, luận văn cũng tổng quát các nội dung của Hiệp ước Basel II, các nguyên tắc trong quản trị RRTD được Ngân hàng Vietcombank áp dụng để quản trị RRTD nói chung và để quản trị RRTD đối với khách hàng cá nhân nói riêng. Các vấn đề lý luận được trình bày ở chương này là cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng quản trị RRTD theo Basel II ở ngân hàng Vietcombank Chi nhánh TP.HCM sẽ được trình bày ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CN TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)