Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 63 - 67)

2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân

2.2.3. Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương

thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM

“Hiện nay, dựa trên thông tin trực tuyến, Vietcombank xây dựng mơ hình quản lý RRTD tập trung, kết nối trực tuyến từ chi nhánh đến Hội sở chính. Đây là mơ hình QLRRTD một cách có hệ thống trên quy mơ tồn ngân hàng. Hội đồng quản trị điều hành những việc chủ chốt, còn Ban điều hành thừa hành sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị. Tại Hội sở chính: hoạt động quản lý rủi ro của Vietcombank sẽ tập trung vào ủy ban quản lý rủi ro, Hội đồng xử lý rủi ro và các phịng ban của Hội sở chính. Các phịng ban có nhiệm vụ QLRR tại Hội sở chính chịu trách nhiệm

tham mưu cho tổng giám đốc trong việc đều hành các hoạt động liên quan đến QLRR bao gồm soạn thảo các văn bản hướng dẫn các quy trình nghiệp vụ và các chính sách chỉ đạo cụ thể phù hợp với các tình huống thị trường, giám sát, đánh giá hoạt động QLRR nói chung trong ngân hàng và nói riêng đối với các chi nhánh, đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình.

Vietcombank - CN TP. HCM áp dụng mơ hình thống nhất tồn hệ thống:

Sơ đồ 2.2. Mơ hình QTRRTD của Vietcombank

Phịng CSTD Phịng tín dụng Phịng KHDN Phịng KH SME Phòng KHCN P.TGĐ QHKH P.TGĐ RRTD P.TGĐ tác nghiệp Các phịng nghiệp vụ tại Hội sở chính Giám đốc và Phó giám đốc các chi nhánh Phịng CSTD Phòng KHDN Phòng QLRRTD Phòng ĐTDA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC Ủy ban QLRR Hội đồng XLRR

Theo mơ hình, bộ máy QTRRTD của ngân hàng từ HSC đến các chi nhánh được phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng, nhiệm vụ. Cụ thể: các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động cấp tín dụng sẽ được quản lý tập trung tại HSC, các chi nhánh chủ yếu làm chức năng bán hàng và ra quyết định đối với các khoản vay thuộc thẩm quyền chi nhánh, đồng thời bộ máy QTRRTD của ngân hàng còn phải thường xuyên giám sát, xây dựng các chính sách RRTD, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư:

- Hệ thống phân cấp, thẩm quyền ra quyết định tín dụng cụ thể, rõ ràng, theo ngun tắc thận trọng, có tính chất tập thể.

- Quy trình ra quyết định tín dụng phải đảm bảo tách bạch giữa khâu thẩm định và ra quyết định. Các tiêu chuẩn cấp tín dụng được quy định rõ ràng và cơng khai. Mọi diễn biến đối với khoản tín dụng đã cấp được thể hiện chính xác và cập nhật trên hệ thống.

- Phòng quản lý RRTD trực thuộc hội sở chính có nhiệm vụ đánh giá rủi ro theo tổng thể danh mục và rà soát rủi ro trực tiếp đối với các khoản cấp tín dụng lớn, có tính chất phức tạp.”

Hiện tại, giới hạn tín dụng tại Vietcombank - Chi nhánh TP.HCM là 200 tỷ VNĐ, thẩm quyền phê duyệt tín dụng của Giám đốc chi nhánh hoặc Phó Giám đốc phụ trách về tín dụng được phê duyệt cấp giới hạn tín dụng 01 lần/tổng cấp tín dụng đối với DN là 70 tỷ VNĐ, cấp tín dụng cho khách hàng thể nhân (cá nhân, hộ gia đình) là 10 tỷ VNĐ. Đối với những khoản vay vượt thẩm quyền này thì phải trình lên tại cuộc họp Hội đồng tín dụng Vietcombank - Chi nhánh TP.HCM.

Đối với thẩm quyền phê duyệt của hội đồng tín dụng cơ sở của Vietcombank - Chi nhánh TP.HCM là những khoản vay dưới 150 tỷ VNĐ đối với doanh nghiệp, 50 tỷ VNĐ đối với khách hàng cá nhân. Còn những khoản vay vượt quá quy định phải trình ra trung ương xem xét phê duyệt. Quyền cho vay nói chung được sử dụng để chấp thuận những khoản vay trong giới hạn và những người đứng đầu các bộ phận hay chi nhánh phải chịu trách nhiệm về những khoản đã cho vay do cấp dưới mình thực hiện.

Hội đồng tín dụng cũng có nhiều cấp hội đồng: (đối với ngân hàng có nhiều chi nhánh như Vietcombank). Các Hội đồng tín dụng sẽ chịu trách nhiệm quyết định những nhu cầu vay lớn của khách hàng. Hội đồng tín dụng cơ sở gồm những Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phịng các phịng, ban có liên quan đến quy trình tín dụng và các nhân viên cho vay có kinh nghiệm nhất của ngân hàng.

2.2.4 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM

“Từ năm 2014, Ngân hàng Vietcombank chính thức triển khai dự án áp dụng chuẩn mực Basel II. Đến năm 2018 Vietcombank là một trong hai ngân hàng đầu tiên đáp ứng được chuẩn mực Basel II sớm hơn dự kiến một năm. Và dự kiến ngân hàng Vietcombank sẽ đáp ứng chuẩn mực Basel II theo phương pháp nâng cao vào năm 2019. Việc thực hiện Basel II không chỉ giúp tăng cường hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng mà còn đem lại nhiều giá trị kinh doanh tốt hơn, hệ thống quản lý hạn mức hiệu quả và phân bổ vốn hợp lý.

2.2.4.1. Khung quản lý rủi ro tín dụng tại Vietcombank - Chi nhánh TP.HCM

Khung quản lý rủi ro của Vietcombank - chi nhánh TP.HCM được thiết lập nhằm xác lập các nguyên tắc chủ chốt trong hoạt động quản lý và kiểm soát những rủi ro trọng yếu phát sinh từ các hoạt động ngân hàng. Trên cơ sở này, chính sách quản lý rủi ro của Vietcombank - chi nhánh TP.HCM được thiết lập nhằm xác định và phân tích những rủi ro mà Vietcombank - chi nhánh TP.HCM gặp phải, nhằm lập ra các hạn mức rủi ro phù hợp và các biện pháp kiểm soát, và nhằm giám sát rủi ro tuân thủ các hạn mức.”

“Hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của Vietcombank - chi nhánh TP.HCM được vận hành theo nguyên tắc độc lập và tập trung hóa. Theo đó, cơng tác xây dựng chính sách rủi ro, xác định giới hạn rủi ro và công tác theo dõi, báo cáo và kiểm soát rủi ro được thực hiện độc lập và tập trung tại Khối quản lý rủi ro. Các báo cáo của Khối quản lý rủi ro là cơ sở để Ủy ban quản lý rủi ro ban hành các quyết định tín dụng quan trọng.

Cách tiếp cận tổng thể của Vietcombank - chi nhánh TP.HCM đối với rủi ro tín dụng là cách tiếp cận theo mức độ rủi ro. Theo đó, các quyết định phê duyệt, định giá tín dụng cũng như các biện pháp ứng xử về giám sát, phân luồng tín dụng và kiểm sốt rủi ro tín dụng đang được thiết kế phù hợp theo mức độ rủi ro của khách hàng. Để đạt được mục tiêu này, các hoạt động quan trọng mà Vietcombank - chi nhánh TP.HCM đang thực hiện bao gồm những nội dung sau:

- Tập trung hoàn thiện hạ tầng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác xây dựng các hệ thống xếp hạng tín dụng và phân loại rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.

- Xây dựng, hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng và hệ thống chấm điểm tín dụng.

- Tập hợp và rà sốt các chính sách/ văn bản tín dụng tồn hệ thống để đánh giá lại tính đồng bộ và mức độ đáp ứng các yêu cầu được đặt ra trong Chính sách khung quản lý rủi ro.

- Hồn thiện cơ chế giám sát chất lượng tín dụng cho tồn bộ vịng đời của các khoản vay.

- Xây dựng, hoàn thiện và vận hành hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng. - Xây dựng, hồn thiện, vận hành hệ thống thu hồi nợ và tái cấu trúc nợ. - Ủy ban quản lý rủi ro thực hiện họp định kỳ nhằm giám sát chất lượng tín dụng của ngân hàng, theo dõi tình hình triển khai các chiến lược quan trọng và đưa ra các hành động kịp thời.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)