Những giá trị tích cực trong văn hóa phương Đơng

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 25 - 29)

Ở phương Đơng, ngay từ thời cổ đại đã có những tư tưởng rất tích cực về dân, nhất là trong Nho giáo.

Nho giáo nhìn chung là có tư tưởng xem thường dân. Tuy nhiên ở buổi đầu, Nho giáo nguyên thủy có những tư tưởng rất tiến bộ về dân:

Thứ nhất là thái độ quý trọng dân, thấy được sức mạnh to lớn của dân.

Kinh Thư, một bộ sách kinh điển của Nho giáo cho rằng: “Dân là gốc của nước, gốc có vững thì nước mới n” (Dân duy bang bản, bản cố bang

ninh). Vì vậy muốn được nước, trước hết phải được lòng dân: “Đường lối được dân chúng thì được nước, mất dân chúng thì mất nước” (Đạo đắc chúng tắc đắc quốc, thất chúng tắc thất quốc) [9, tr.367]. Khổng tử cũng đề cao dân tín, dân tâm “dân vơ tín bất lập”. Luận ngữ, một bộ sách kinh điển của Nho giáo có chép:

Tử Cống hỏi về cách cai trị, Đức Khổng tử đáp rằng: Nhà cầm quyền phải có ba điều kiện này: lương thực cho đủ ni dân, binh lực cho đủ bảo vệ dân, lịng tin cậy của dân đối với mình. Tử Cống hỏi tiếp: Trong ba điều ấy, bất đắc dĩ phải bỏ bớt, thì bỏ ra điều nào trước ? Đáp: Bỏ binh lực. Tử Cống hỏi nữa: Còn lại hai điều là lương thực và lịng tin, bất đắc dĩ phải bỏ bớt, thì bỏ ra đều nào trước ? Đáp: Bỏ lương thực. Là vì từ xưa đến nay, trong nước nếu thiếu lương thực thì xảy ra nạn chết đói; chứ dân mà khơng tin nhà cầm quyền thì nhà cầm quyền phải đổ [73, tr.25].

Tư tưởng trọng dân của Nho gia thể hiện rõ nhất ở mệnh đề nổi tiếng trong thiên Đằng Văn Công hạ, sách Mạnh tử: “Dân là quan trọng hơn cả, xã tắc thứ hai, cịn vua thì xem nhẹ, bởi vì vua là nhờ có dân mới được làm vua ”. (Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh; thị cố đắc hồ kỳ dân nhi vi thiên tử) [9, tr.514]. Phan Bội Châu bình luận: “Học thuyết từ đời thầy Mạnh tử trở về trước, thiệt chưa có ai đề xuất dân quý hơn vua, mà chính đức Khổng tử cũng chưa thấy nói tới. Chỉ duy đến thầy Mạnh, thoạt đầu tiên nói một câu rằng: “Dân vi quý, quân vi khinh"... Xem ngữ ý câu này, thiệt trọng dân tột mực” [9, tr.576-577]. Tư tưởng trọng dân, đề cao sức mạnh nhân dân cịn thể hiện ở Tn tử. Ơng nói: “Vua là thuyền, dân là nước, nước chở thuyền, nước cũng lật thuyền” (Quân giả chu dã, thứ dân giả thủy dã, thủy tắc tải chu, thủy tắc phúc chu). Giống như Mạnh tử, Tuân tử cũng có tư tưởng dân quý vua khinh: "Trời sinh ra dân, chẳng phải vì vua; trời lập ra vua ấy là vì dân” (Thiên chi sinh dân, phi vị quân giã; thiên chi lập quân, dĩ vị dân giã"). Đặc biệt, Tuân tử rất táo bạo cho rằng một khi ơng vua khơng xứng đáng là ơng

vua thì nhân dân giết đi như giết một người độc phu (Tru bạo quốc chi quân nhược tru độc phu) [75, tr.267].

Thứ hai, quan tâm đến đời sống của dân.

Nho gia yêu cầu các bậc trị quốc phải “làm cho dân phồn thịnh, làm cho tài sản sung túc…”, bảo đảm cho người dân có đời sống tối thiểu để họ: “ngẩng lên đủ để phụng dưỡng cha mẹ, cúi xuống đủ để nuôi sống vợ con” (sử ngưỡng túc dĩ sự phụ mẫu, phủ cập, dĩ sức thê tử) [75, tr.61] Muốn vậy, người dân phải có “thu nhập ổn định” (hằng sản) đủ để sống. Khi dân cịn đói thì vua khơng được no đủ. Mạnh tử nói: “Trong bếp nhà vua quan có thịt béo; trong chuồng có ngựa béo; dân có sắc mặt nhịn đói, đó là lùa giống thú ăn thịt người vậy” (Bào hữu phì nhục, cứu hữu phì mã, dân hữu cơ sắc, dã hữu ngã biệu, thử suất thú nhi thực nhân dã) [9, tr.551]. Vì quan niệm của Mạnh tử là vua phải lo cho dân, nên ông lên án đám quan lại đục khoét nhân dân: “Đời xưa đặt ra những chỗ cửa quan để ngăn ngừa trộm cướp, đời nay đặt ra cửa quan thì lại cốt để làm trộm cướp” (Cổ chi vi quan dã, tương dĩ ngự bạo; kim chi vi quan dã, tương dĩ vi bạo); và phê phán đường lối chính trị làm hại dân: “Nhân dân vì chính trị ác độc mà nên nỗi cháy sém gầy gị, chẳng có lúc nào thậm hơn lúc này nữa” (Dân chi tiều tụy ư ngược chính, vị hữu thậm ư thử thời giả dã) [9, tr.553]. Ơng đề ra đường lối chính trị mang tính chất dưỡng dân như “thi hành chính trị có nhân đức, giảm bớt hình phạt, bớt thuế má, khiến cho dân đủ sức cày bừa kỹ, con em tuổi lớn có thời giờ rỗi mà tu tập những việc hiếu, đễ, trung, tín” (Vương như thi nhân chính ư dân, tỉnh hình phạt, bạc thuế liễm, thâm canh dị nậu; tráng giả dĩ hạ nhật tu kỳ hiếu đễ trung tín) [8, tr.570].

Lo cho dân còn là thương dân. Thương dân là gốc của sự yên bình, thịnh trị. Tuân tử nói: “kẻ nắm quyền cai trị nếu muốn được an vị, thì chẳng cịn cách nào hay bằng, thực hiện chính trị hịa bình và biết thương dân”(Cố qn nhân giả, dục an, tắc mạc nhược bình chính ái dân dĩ).

Kinh Thư viết: “Đối với dân nên gần, không nên coi là thấp hèn” (dân khả cận, bất khả hạ). Sách Tả Thị Xuân Thu cho rằng: “Nước đang thịnh là vì nghe dân, nước sắp mất là vì nghe thần”, “Dân là chủ của thần, cho nên kẻ Thánh Vương trước hết phải làm yên vui được dân, rồi mới cúng tế thần”, “cái mà dân muốn, trời đất cũng phải theo” [70, tr.90]. Người cầm quyền phải đem lịng mình đặt vào lịng dân phải “thích cái dân thích, phải ghét cái dân ghét thế mới là cha mẹ của dân” (Dân chi sở hiếu, hiếu chi; dân chi sở ố, ố chi; thử chi vị dân chi phụ mẫu) [9, tr.365].Vua phải gần gũi dân, hịa mình vào dân, hễ dân đã khổ thì mình khơng chịu vui riêng. Một lần Mạnh tử hỏi vua:

Một mình vui nghe nhạc với người ta (dân chúng) vui nghe nhạc, phía nào vui hơn ? Vua nói rằng: “khơng bằng với người ta vui”. Lại hỏi: “Ít người vui nghe nhạc với đám nhiều người vui nghe nhạc, phía nào vui hơn?. Vua nói: “Khơng bằng với đám đơng người vui”. Mạnh tử nói: “Như vua đã biết với đám đơng người vui mới vui, thế thì vua làm sao cho dân bách tính vui cả thảy, bây giờ vua sẽ vui” (Độc nhạc lạc, dữ nhân nhạc lạc, thục lạc? Viết: bất nhược dữ nhân. Viết: dữ thiểu nhạc lạc, dữ chúng nhạc lạc, thục lạc? Viết: bất nhược dữ chúng. Kim vương dữ bách tính đồng lạc, tắc vương hỹ [9, tr.559].

Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình khoa bảng, đương nhiên được nuôi dạy trong môi trường Nho giáo ngay từ khi còn nhỏ, nên rất am hiểu về Nho giáo. Sau này làm cách mạng, Người chọn lọc các giá trị tích của Nho giáo để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng. Người nói: “Tuy Khổng tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng tử có nhiều điều khơng đúng, song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học” [49, tr.46].

Hồ Chí Minh cịn chịu ảnh hưởng từ Phật giáo. Giống như Nho giáo, Phật giáo cũng có những hạn chế như thủ tiêu đấu tranh, cam chịu, nhẫn nhục, khuất phục trước kẻ thù. Nhưng Phật giáo cũng có nhiều giá trị tích cực như:

chủ trương bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người, thương cả chim mng, cây cỏ; có tinh thần dân chủ chất phác, chống phân biệt đẳng cấp. Đức Phật nói: “Ta là phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”.

Phật giáo du nhập vào Việt Nam khá sớm và có ảnh hưởng lớn trong đời sống tinh thần người Việt. Gia đình Hồ Chí Minh là gia đình nhà Nho nghèo, gần gũi với nhân dân, cũng thấm nhuần tinh thần đó và để lại dấu ấn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Người nói:

Đức Phật là đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn Người phải hy sinh tranh đấu, diệt lũ ác ma. Nay đồng bào ta đại đoàn kết, hy sinh của cải xương máu, kháng chiến đến cùng, để đánh tan thực dân phản động, để cứu quốc dân ra khỏi khổ nạn, để giữ quyền thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Thế là chúng ta làm theo lịng đại từ đại bi của Đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nịi ra khỏi cái khổ ải nơ lệ [48, tr.197].

Hồ Chí Minh cịn nghiên cứu và tiếp thu chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn với nội dung cơ bản là dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Đây là những tư tưởng tiến bộ, có ý nghĩa lớn trong việc tập hợp lực lượng. Người cho rằng chủ nghĩa Tam dân có ưu điểm là phù hợp với hồn cảnh nước ta. Năm 1947, trả lời một nhà báo nước ngồi, Người nói: “Chính sách đối nội của Việt Nam là dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc” [48, tr.169]. Sau đó, 1948 trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc, Người nói: “Thế là chúng ta thực hiện: Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc. Ba chủ nghĩa mà nhà đại cách mạng Tôn Văn đã nêu ra” [48, tr.445].

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w