Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 70 - 76)

- Đẩy mạnh cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền dân chủ, bình đẳng giữa các công dân với nhau và giữa công dân với nhà nước, nâng

2.1.2.2. Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân

Theo Hồ Chí Minh: “Đảng ta đại biểu cho lợi ích chung của giai cấp công nhân, của tồn thể nhân dân lao động, chứ khơng phải mưu cầu lợi ích riêng của một nhóm người nào, của cá nhân nào” [52, tr.288]. Điều đó cho thấy, từ trong bản chất, Đảng phải gắn bó với dân. Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với dân là nhân tố quan trọng nhất tạo nên sức mạnh to lớn của Đảng. Công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đạt nhiều thành tựu to lớn, nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế, nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Những yếu kém đó có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân là mối quan hệ giữa Đảng với dân bị suy giảm. Điều đó cho thấy tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với dân cịn ngun giá trị. Chính vì vậy, ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng đã yêu cầu mọi chủ trương chính sách phải phản ánh lợi ích của nhân dân, dựa vào dân mà thực hiện. Nghị quyết viết: “Đối với những chủ

trương có quan hệ trực tiếp tới đời sống nhân dân trên phạm vi cả nước cũng như ở các địa phương và đơn vị cơ sở, cấp ủy đảng hoặc cơ quan chính quyền phải trưng cầu ý kiến nhân dân trước khi quyết định. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, đó là nề nếp hàng ngày của xã hội mới...” [11, tr.112]. Trong nhiệm kỳ VI, Ban chấp hành Trung ương ra nhiều nghị quyết về công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 08B-NQ/HNTW, ngày 27/3/1990 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương về “đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”. Theo đó, về phía Đảng: các tổ chức Đảng từ Trung ương đến chi bộ đều phải lấy công tác vận động và chăm lo lợi ích của quần chúng làm một nội dung chủ yếu trong hoạt động của mình. Phải có kế hoạch thường xun tìm hiểu tình hình đời sống, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và có chủ trương, biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời. Phân cơng đồng chí chủ chốt trong cấp uỷ chuyên trách công tác dân vận. Mỗi đảng viên đều làm công tác vận động quần chúng, gương mẫu thực hiện chức trách trong đơn vị và nghĩa vụ cơng dân ở nơi cư trú, hoạt động tích cực trong đồn thể mà mình tham gia. Cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, lắng nghe ý kiến nhân dân, giải quyết hoặc phản ánh lên cấp trên và cơ quan chức năng giải quyết kịp thời những yêu cầu chính đáng của nhân dân.

Về phía nhân dân: cần phát huy vai trò kiểm tra của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, hệ thống thanh tra nhân dân cùng với hệ thống thanh tra nhà nước phát hiện và tham gia xử lý những vụ việc tiêu cực trong Đảng, bộ máy Nhà nước và trong xã hội. Tổ chức để nhân dân phát biểu ý kiến rộng rãi trên báo, đài, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước. Các tổ chức sản xuất, kinh doanh và mọi công dân đề cao trách nhiệm làm trịn nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

Nghị quyết số 08B-NQ/HNTW phản ánh rất rõ quyết tâm của Đảng về việc xây dựng Đảng theo tư tưởng lấy dân làm gốc của Hồ Chí Minh. Tuy

nhiên, trong q trình thực hiện vẫn cịn nhiều đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, một bộ phận đã tha hoá, tham nhũng, xa dân, làm giảm sút nghiêm trọng uy tín của Đảng. Nhằm khắc phục tình trạng đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) đề ra nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng yêu cầu: “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tơn trọng quyền làm chủ của nhân dân và thường xuyên chịu sự giám sát của nhân dân...”. Trong điều kiện lãnh đạo chính quyền, Đảng phải đặc biệt coi trọng đổi mới công tác quần chúng của Đảng theo quan điểm: cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Một lần nữa Đại hội VII nhấn mạnh: “Quan hệ giữa Đảng với nhân dân bao giờ cũng là vấn đề có ý nghĩa sống cịn đối với sự nghiệp cách mạng. Nguồn sức mạnh làm nên thắng lợi của chúng ta chính là ở chỗ Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân ” [12, tr.124].

Một trong những nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc trong công tác xây dựng Đảng là phải dựa vào dân để xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ, đảng viên. Vì vậy, Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa VIII ban hành nhiều Nghị quyết như Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), Nghị quyết Trung ương 7. Các Nghị quyết này đề cập khá sâu sắc tồn diện cơng tác xây dựng Đảng, trong đó nổi bật là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, dựa vào dân để xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ, đảng viên. Ngày 15-6-2000, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) ban hành Quy định số 76-QĐ/TW về việc đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Đây là một chủ trương đúng đắn và cần thiết nhằm dựa vào dân để tăng cường quản lý cán bộ, đảng viên trong tình hình mới, là điều kiện để nhân dân tham gia giám sát hoạt động và các quan hệ xã hội của cán bộ, đảng viên; đóng góp ý kiến xây dựng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên đang cơng tác nói riêng và đội ngũ cán bộ, đảng viên nói

chung; qua đó giúp họ rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống. Quy định này cịn khắc phục tình trạng nhiều đảng viên đang cơng tác thờ ơ và không tham gia các phong trào nơi cư trú, sống xa cách với cộng đồng, tạo sự cách biệt giữa đảng viên, cán bộ nhà nước với nhân dân.

Đại hội IX (2001) của Đảng được tiến hành sau khi toàn Đảng tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã tạo được sự chuyển biến bước đầu quan trọng. Đại hội tiếp tục yêu cầu Đảng phải “phát huy vai trò tiên phong gương mẫu; giữ mối liên hệ với quần chúng ở nơi công tác, với chi bộ và nhân dân nơi cư trú” [15, tr.143].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) của Đảng có ý nghĩa quan trọng là tổng kết 20 năm đổi mới. Đại hội khẳng định hai mươi năm qua, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp thực tiễn Việt Nam. Trong công tác xây dựng Đảng, Đại hội đã rút ra bài học quan trọng:

Ðảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, tơn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Ðảng. Phải xây dựng các thiết chế mở rộng và phát huy dân chủ, bảo đảm các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước đều có sự tham gia xây dựng của nhân dân, phản ánh ý chí, lợi ích của nhân dân, của quốc gia, dân tộc. Cán bộ, đảng viên và công chức phải thật sự là công bộc của nhân dân [17, tr.277].

Từ đó, Đảng đề ra phương hướng và nhiệm vụ xây dựng Đảng trong thời kỳ mới. Đây là thời kỳ Đảng lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Thời kỳ này, bên cạnh những cơ hội lớn, Đảng cũng đối mặt với thách thức rất gay gắt. Trước tình hình đó, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống cịn đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Trong công tác xây dựng Đảng, Đại hội X có một điểm nhấn quan trọng là đưa ra quan điểm xây dựng quy chế, cơ chế phản biện xã

hội: “Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội” [17, tr.124]. Và đề ra phương hướng xây dựng Đảng là phải “tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với dân”, trong đó nhấn mạnh: “Xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ” [17, tr.305]. Đảng ta chủ trương nâng cao vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, góp phần hồn thiện các chủ trương, chính sách, pháp luật sát hợp với thực tiễn của đời sống xã hội, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, thông qua hoạt động giám sát, phản biện xã hội mà nâng cao vai trò của Mặt trận trong việc tập hợp quần chúng, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Qua đó tạo sự gắn bó giữa Đảng với dân.

Để xây dựng một đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí”. Đây là lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương ra nghị quyết chuyên đề về phòng chống tham nhũng thể hiện quyết tâm của Đảng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên xứng đáng là công bộc của dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc trong xây dựng Đảng cịn phải nói đến Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đạo đức nổi bật của Hồ Chí Minh là trung với nước hiếu với dân. Do vậy, qua 4 năm thực hiện (2006-2010), Cuộc vận động tạo ra

chuyển biến tích cực trong cán bộ, đảng viên theo hướng gần dân, chống tham ơ, lãng phí, hách dịch, cửa quyền, xa rời nhân dân.

Đổi mới dựa vào dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm cho Đảng gắn bó, quan hệ mật thiết với dân chính là lấy dân làm gốc thể hiện trong lĩnh vực xây dựng Đảng.

Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc vào cơng tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đạt được một số kết quả khả quan. Các cấp lãnh đạo trong Đảng coi trọng nhiệm vụ xây dựng đạo đức trong toàn Đảng. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã làm chuyển biến theo chiều hướng tích cực việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên. Việc triển khai Quy định số 76-QĐ/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về việc đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú đã làm cho cán bộ, đảng viên gắn bó với dân, gần dân hơn; đồng thời chịu sự giám sát của nhân dân một cách thường xuyên. “Phong cách lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo Đảng từ Trung ương đến cơ sở tiếp tục được cải tiến theo hướng sâu sát cơ sở, gần gũi nhân dân, tăng cường đơn đốc, kiểm tra, giám sát” [19, tr.165]. Điều đó làm cho Đảng ta, dù có sai lầm, thiếu sót nhưng vẫn được dân tin, dân ủng hộ.

Bên cạnh những kết quả trên, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc vào công tác xây dựng Đảng cũng còn một số bất cập. Mặc dù Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm đưa tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc vào cơng tác xây dựng Đảng cả về tư tưởng chính trị, tổ chức và đội ngũ cán bộ, đảng viên nhưng kết quả chưa cao, chuyển biến cịn chậm. Điều đó được biểu hiện ở tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu chưa được ngăn chặn. Việc chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp... chưa được khắc phục.

Một số tổ chức Đảng chưa quan tâm đúng mức công tác dân vận. Nội dung, phương thức vận động tập hợp quần chúng vẫn nặng tính hành chính. Việc thực hiện Quy định 76-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với cấp uỷ và thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú nhiều nơi sinh hoạt cịn mang tính hình thức, nội dung sinh hoạt cịn đơn điệu. Đảng viên dự họp sau khi nghe tình hình kinh tế - xã hội và những vấn đề bức xúc của địa phương nhưng ít quan tâm, thường là khơng có chính kiến hoặc ý kiến tham gia chỉ tập trung vào một số đảng viên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cấp, các ngành. Điều đó, chưa thể hiện được mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với dân như Hồ Chí Minh mong muốn.

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w