Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc trong công tác xây dựng Đảng

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 66 - 70)

- Đẩy mạnh cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền dân chủ, bình đẳng giữa các công dân với nhau và giữa công dân với nhà nước, nâng

2.1.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc trong công tác xây dựng Đảng

2.1.2.1.Dựa vào dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân để xây dựng Đảng

Trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta luôn nhận thức “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Từ thực tiễn lãnh đạo đó, Đảng rút ra bài học kinh nghiệm: “Trong tồn bộ hoạt động của mình, Đảng phải qn triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động” [11, tr.29]. Giữa tư tưởng “lấy dân làm gốc” và phát huy quyền làm chủ của nhân dân có quan hệ hữu cơ với nhau. “Lấy dân làm gốc” là quan điểm cần được quán triệt. Để lấy dân làm gốc, trước hết phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Bài học này đã được thực tế kiểm nghiệm: ở đâu Đảng biết lấy dân làm gốc, quyền làm chủ của nhân dân được tơn trọng thì ở đó có phong trào cách mạng của quần chúng; kinh tế, xã hội, văn hóa...khơng ngừng phát triển. Ngược lại, ở đâu quyền làm chủ của nhân khơng được tơn trọng thì phong trào cách mạng bị trầm lắng, mọi lĩnh vực đều trì trệ. Chính vậy, Đại hội VI thẳng thắn thừa nhận: “Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, đi ngược lại lợi ích của nhân dân là làm suy yếu sức mạnh của Đảng [11, tr.29]. Bài học “lấy dân làm gốc” được quán triệt xuyên suốt trong quá trình xây dựng Đảng của thời kỳ đổi mới. Nhận thức này của Đảng đã thực sự trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh.

Để cụ thể hóa bài học lấy dân làm gốc, ngày 29 tháng 03 năm 1989, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ sáu (khóa VI) ra Nghị quyết số 06-NQ/HNTW kiểm điểm hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và đề ra phương hướng ba năm tới. Trong đó, nhấn mạnh cơng tác xây dựng Đảng là: phải lắng nghe ý kiến rộng rãi của nhân dân, nhưng cần phân biệt những ý kiến đúng đắn với những ý kiến sai trái, tiếp thu những ý kiến đúng. Nhân dân kiểm tra Đảng và Nhà nước, đồng thời nhân dân cũng tự kiểm tra nhau trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nội dung

trên, một mặt nhằm ngăn ngừa những ý kiến lợi dụng khơng khí dân chủ trong những năm đầu đổi mới nói xấu và chống Đảng, mặt khác phải tôn trọng, tiếp thu những ý kiến chân thành, chính xác của nhân dân. Qua đó quán triệt một cách đúng đắn bài học lấy dân làm gốc mà Đảng đã nêu ra. Đặc biệt, Nghị quyết số 08B-NQ/HNTW, ngày 27/3/1990 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khố VI) về đổi mới cơng tác quần chúng của Đảng; tư tưởng lấy dân làm gốc thể hiện rất đậm nét. Trong mối quan hệ giữa Đảng với dân, Nghị quyết nêu rõ: “Đảng và Nhà nước thực hiện chế độ lấy ý kiến của nhân dân trong việc xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, trong việc sắp xếp tổ chức và bố trí cán bộ” [18, tr.92]. Đây chính là “ý Đảng, lịng dân” như nhân dân dân ta thường nói. Đường lối, chủ trương, chính sách được xây dựng trên cơ sở “lấy ý kiến của nhân dân” chính là lấy dân làm gốc.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đánh giá thành tựu đạt được trong cơng tác xây dựng Đảng có liên quan đến việc lấy dân làm gốc và phát huy quyền làm chủ của nhân dân là: “Các tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng đã gần dân hơn, đã chú trọng các hình thức đối thoại, tiếp dân, đi cơ sở tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của dân, trả lời và giải quyết những vấn đề do nhân dân nêu ra”. Đồng thời cũng chỉ ra khuyết điểm: “Nhiều tiềm năng của dân chưa được khai thác, quyền làm chủ của dân chưa được tôn trọng và phát huy đầy đủ. Trong xã hội cịn khơng ít hiện tượng mất dân chủ, dân chủ hình thức, có nơi rất nghiêm trọng” [12, tr.42]. Từ đó Đại hội rút ra bài học kinh nghiệm:

Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời nhân dân sẽ đưa đến những tổn thất không lường được đối với vận mệnh của đất nước [12, tr.42].

Đến Đại hội VIII, từ thực tiễn mười năm đổi mới, Đảng nhận định: “Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng” [13, tr.73]. Một thành tựu quan trọng được Đại hội đã chỉ ra là quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng, văn hóa được phát huy. Đại hội yêu cầu phải có cơ chế và cách làm cụ thể để thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Theo phương hướng ấy, Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) đề ra nội dung “mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý nhà nước”. Nghị quyết cũng nhấn mạnh: “Điều quan trọng hàng đầu là nâng cao chất lượng chế độ dân chủ đại diện, mở rộng và có cơ chế từng bước thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp một cách thiết thực, định hướng và có hiệu quả” [14, tr.43]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) (khố VIII) là nghị quyết về cơng tác xây dựng Đảng, cho rằng trong chống tham nhũng, Đảng phải sử dụng đồng bộ hệ thống giám sát, trong đó có sự giám sát của nhân dân và các cơ quan đại diện nhân dân. Như vậy, tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên không chỉ chịu sự giám sát trong nội bộ Đảng mà còn chịu sự giám sát của nhân dân.

Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), Đảng đánh giá một trong những bài học có giá trị lớn là: “Đổi mới phải dựa vào dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn ln sáng tạo” [15, tr.81]. Chính vì biết dựa vào dân mà trong thời kỳ các đảng cộng sản lớn ở Đông Âu và Đảng Cộng sản Liên Xơ tan rã, thì Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn được nhân dân tin yêu, ủng hộ, Đảng vẫn giữ vững vai trị lãnh đạo của mình, từng bước đạt những thành tựu đáng khích lệ trong sự nghiệp đổi mới. Năm 2006, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X tiếp tục xác định:

Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy

bén với cái mới. Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân và do nhân dân. Những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân có vai trị quan trọng trong việc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Dựa vào nhân dân, xuất phát từ thực tiễn và thường xuyên tổng kết thực tiễn, phát hiện nhân tố mới, từng bước tìm ra quy luật phát triển, đó là chìa khố của thành cơng [17, tr.71].

Và một lần nữa trong công tác xây dựng Đảng, Đại hội X (2006) đề ra nhiệm vụ và giải pháp: “... phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý là để đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân...” [17, tr.303-304].

Như vậy, qua năm kỳ Đại hội kể từ Đại hội VI, Đảng ta luôn xác định đổi mới phải dựa vào dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, mọi chủ trương chính sách của Đảng phải hợp lịng dân. Đó là nhân tố đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp đổi mới.

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w