Mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước là vì dân; chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật phả

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 40 - 50)

chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân

Nếu vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền thì vấn đề cơ bản của chính quyền là ở chỗ nó thuộc về ai, phục vụ quyền lợi cho ai.

Trong q trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới, đồng thời tìm hiểu một số nhà nước là thành quả của các cuộc cách mạng đó. Người đánh giá cao tư tưởng tiến bộ trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ khi đặt vai trò của nhân dân lên hàng tối thượng, nhưng cũng nhận ra rằng đó chỉ là lời nói,cịn trên thực tế “bây giờ chính phủ Mỹ lại khơng muốn cho ai nói đến cách mệnh, ai đụng đến chính phủ”, “Ấy là vì cách mệnh Mỹ là cách mệnh tư bản, mà cách mệnh tư bản chưa phải cách mệnh đến nơi” [45, tr.270]. Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh khơng đến nơi, tiếng là cộng

hồ và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục cơng nơng, ngồi thì nó áp bức thuộc địa” [45, tr.274]. Từ đó, Người cho rằng: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay bọn ít người” [45, tr.270].

Trên cơ sở nhận thức này, Hồ Chí Minh tìm kiếm một mơ hình nhà nước Việt Nam. Năm 1930, tại Hội nghị hợp nhât thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, Người cho rằng phải xây dựng nhà nước công, nông, binh (thực chất là nhà nước công, nông). Dần dần, từ kinh nghiệm thực tiễn Hồ Chí Minh chuyển sang nhận thức mới là xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân. Tư tưởng này thể hiện rõ trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần VIII năm 1941 do Người chủ trì, và được thực hiện trong thực tế khi cách mạng Tháng Tám thành cơng. Theo đó, nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Cịn đối với Đảng, Người khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Lợi ích của Đảng khơng nằm ngồi lợi ích của giai cấp, của dân tộc.

Vì vậy, Người yêu cầu mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước là vì dân;

chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, căn cứ vào điều kiện, nhu cầu, trình độ của dân. Đó là một nội

dung quan trọng của tư tưởng lấy dân làm gốc.

Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng ta và Chính phủ ta làm việc là làm cho dân chúng. Việc gì, cũng vì lợi ích của dân mà làm” [48, tr.293].“Làm cho dân chúng” có nghĩa là Đảng và Nhà nước phải thường xuyên chăm lo đời sống cho dân, chăm lo lợi ích chính đáng của dân. “Việc gì có lợi cho dân thì phải làm cho kỳ được, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh”[49, tr.88]. Ngay khi mới giành được độc lập, ngày 10-1-1946, tại phiên họp đầu tiên của Uỷ ban Nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, Hồ Chí Minh chỉ thị phải thực hiện ngay:

“- Làm cho dân có ăn. - Làm cho dân có mặc.

- Làm cho dân có chỗ ở.

- Làm cho dân có học hành”. Và xác định “cái mục đích chúng ta đi đến là 4 điều đó” [47, tr.152]. Mục đích này nói lên tính chất “vì dân” của Nhà nước ta. Mọi sự phấn đấu hy sinh sẽ trở nên vô nghĩa nếu không đem lại ấm no hạnh phúc cho dân. Người nói: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng khơng làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ” [47, tr.152]. Theo Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước chăm lo cho dân với tư cách là người phục vụ chứ không phải ban ơn; là người ở trong dân, chứ không phải trên dân. Trong Lời kết thúc buổi ra mắt Đảng Lao động Việt Nam (3-3-1951), Hồ Chí Minh nói: “Đảng Lao động Việt Nam không sợ kẻ địch nào dù cho chúng hung tợn đến mấy, không sợ nhiệm vụ nào dù nặng nề nguy hiểm đến mấy, nhưng Đảng Lao động Việt Nam sẵn sàng vui vẻ làm trâu ngựa, làm tôi tớ trung thành của nhân dân” [49, tr.185]. Đảng, Nhà nước chăm lo đời sống cho dân với tư cách là người phục vụ, nên “nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi” [50, tr.572]. “Hễ cịn có một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Đảng vẫn đau thương” [51, tr.4]. Qua đây, cũng thấy rằng trong tư tưởng Hồ Chí Minh; Đảng và Nhà nước khơng chỉ phải chăm lo đời sống vật chất mà cả đời sống tinh thần, cả sức khỏe (thể chất) cho nhân dân. Năm 1958, nói chuyện tại Hội nghị văn hóa, Người đặt vấn đề: “văn hoá phục vụ ai?” và trả lời dứt khoát: “Cố nhiên, chúng ta phải nói là phục vụ cơng nơng binh, tức là phục vụ đại đa số nhân dân” [52, tr.251]. Văn hóa chỉ là một mặt của đời sống tinh thần. Hồ Chí Minh cịn u cầu phải làm cho dân tộc chúng ta trở thành một dân tộc dũng cảm yêu nước, yêu lao động sáng tạo, phải gột rửa những thói hư tật xấu, lười biếng, gian xảo, tham ô. Người xem “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Để nhân dân có thể làm chủ nước nhà phải làm cho dân “có học hành”, có “kiến

thức mới”. Sinh thời, Phan Châu Trinh cũng đã từng ước vọng “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, nhưng chưa thực hiện được. Hồ Chí Minh đã biến ước vọng đó của nhà cách mạng tiền bối thành hiện thực.

Như vậy, rõ ràng theo Hồ Chí Chí Minh, mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước là phải vì nhân dân, phục vụ nhân dân. Người quan niệm: “Trong xã hội khơng có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân” [51, tr.276].

Để phục vụ nhân dân, trước hết phải xây dựng chủ trương, chính sách xuất phát từ lợi ích của nhân dân, vì nhân dân. Việc hoạch định chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phải hợp lịng dân, phải đưa chính trị vào giữa dân gian. Nếu một chính sách được áp đặt từ bên trên rồi bắt nhân dân thực hiện, thì chẳng khác nào chế độ quân chủ, vua ra lệnh thì thần dân phải tuân theo. Để thực sự lấy dân làm gốc, trong khi hoạch định chủ trương, chính sách “phải khéo tập trung ý kiến của quần chúng, hố nó thành cái đường lối để lãnh đạo quần chúng. Phải đem cách nhân dân so sánh, xem xét, giải quyết các vấn đề, mà hố nó thành cách chỉ đạo nhân dân” [48, tr.298]. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước khơng phải từ "trên dội xuống", mà phải từ "dưới nhoi lên". “Làm như thế, chính sách, cán bộ và nhân dân sẽ nhất trí, mà Đảng ta sẽ phát triển rất mau chóng và vững vàng” [48, tr.298]. Theo Người, mỗi chủ trương, chính sách phải hướng tới lợi ích của nhân dân. Chính sách, chủ trương, văn bản pháp luật, quy định nào mà nhân dân cho là không đúng hoặc khơng phù hợp thì dứt khốt phải bàn bạc với dân tìm cách sửa chữa, điều chỉnh để bảo đảm lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Người đề nghị phải “đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết. Chúng ta có khuyết điểm, thì thật thà thừa nhận trước mặt dân chúng. Nghị quyết gì mà dân chúng cho là khơng hợp thì để họ đề nghị sửa chữa. Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta” [48, tr.297].

Trong việc xây dựng chủ trương, chính sách, Hồ Chí Minh cịn u cầu phải căn cứ vào điều kiện, nhu cầu, trình độ, phong tục tập quán… của dân.

Bởi lẽ một quyết sách chính trị dù hay cho mấy nhưng xa rời thực tiễn, vượt quá tầm nhận thức và xa lạ với phong tục tập quán của nhân dân thì cũng chỉ là “lý luận suông”. Quyết sách ấy sẽ khơng được nhân dân đón nhận. Người viết: “Bất cứ việc to việc nhỏ, chúng ta phải xét rõ và làm cho hợp trình độ văn hố, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lịng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng. Do đó mà định cách làm việc, cách tổ chức. Có như thế, mới có thể kéo được quần chúng” [48, tr.248].

Để cho mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước vì nhân dân cịn phải chống lại các nguy cơ làm suy thối Nhà nước, xâm phạm lợi ích của nhân dân. Xuất phát từ quan điểm lấy dân làm gốc, ngay khi mới giành được chính quyền Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài báo gửi cho chính quyền các cấp, vạch ra những lỗi lầm rất nặng nề của một số cán bộ như lên mặt “làm quan cách mạng”, độc đốn, kiêu ngạo, lấy của cơng dùng vào việc tư, v.v… Và Người cảnh báo: “Ai đã phạm những lầm lỗi trên này, thì phải hết sức sửa chữa; nếu khơng tự sửa chữa thì Chính phủ sẽ khơng khoan dung” [47, tr.58]. Hồ Chí Minh cịn chỉ ra ba thứ “giặc nội xâm”, những căn bệnh nếu không chống sẽ dẫn đến nguy cơ suy thối, đổ vỡ. Người nói” Tham ơ, lãng phí và bệnh quan liêu, dù cố ý hay khơng cũng là của thực dân và phong kiến,…Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta … Tội lỗi ấy nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám” [49, tr.490]. Vì vậy, một Nhà nước vì dân trước hết phải biết chống lại những bệnh đặc quyền, đặc lợi, chống quan liêu, lãng phí, tham ơ. Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ hai (10/1946) về sự liêm khiết của Chính phủ, Người đã trình bày:

Chính phủ hiện thời đã cố gắng liêm khiết lắm. Nhưng trong Chính phủ từ Hồ Chí Minh cho đến những người làm việc ở các Uỷ ban làng hiện đông lắm và phức tạp lắm. Dù sao Chính phủ đã hết sức làm gương và nếu làm gương khơng xong, thì sẽ dùng pháp luật mà trị

những kẻ ăn hối lộ - đã trị, đương trị và sẽ trị cho kỳ hết [83, tr.98]. Như vậy, trong tư tưởng lấy dân làm gốc của Hồ chí Minh, tất cả mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước phải vì nhân dân; chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật phải xuất phát từ lợi ích nhân dân, “phải đưa chính trị vào dân gian”, chính trị phải “được lịng dân”. Lấy dân làm gốc còn là phải chống lại những nguy cơ làm suy thoái Nhà nước, xâm hại lợi ích của dân.

1.3.3. Tin ở dân, làm cho dân tin và dựa vào lực lượng nhân dân

Xuất phát từ quan điểm về vai trò quần chúng nhân dân của chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh cho rằng dân là cội nguồn của mọi sức mạnh, là lực lượng vô tận để dựng nước và giữ nước. Người tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân. “Trong bầu trời khơng gì q bằng nhân dân. Trong thế giới khơng gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân” [51, tr.276]. Khi dân đã đồn kết lại thì khơng có chướng ngại nào mà khơng thể vượt qua, khơng có kẻ thù nào mà khơng đánh thắng: “Dân khí mạnh thì qn lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi” “Sự đồng tâm của đồng bào đúc thành một bức tường đồng xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn xảo quyệt đến mức nào, đụng nhằm bức tường đó chúng cũng phải thất bại”[48, tr.151]. Vì tin dân nên Người đã ví cuộc kháng chiến của nhân ta với thực dân Pháp như “châu chấu đá voi” nhưng chắc chắn mai đây “voi sẽ lòi ruột ra”. Năm 1967, trong Bài nói tại lớp lãnh đạo cấp huyện, Người căn dặn: “việc gì có q̀n chúng tham gia bàn bạc, khó mấy cũng trở nên dễ dàng và làm được tốt”. Hồ Chí Minh cho rằng có lực lượng dân chúng thì việc to tát mấy, khó khăn mấy cũng làm được. Dân chúng biết giải quyết vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đồn thể to lớn nghĩ mãi không ra. Như vậy, mọi việc đều phải do lực lượng nhân dân thực hiện. Nếu nhân dân khơng ra tay, khơng có lực lượng nhân dân, thì việc nhỏ mấy, dễ mấy làm cũng khơng xong. Trong một lần nói chuyện với cán bộ, Người khẳng định tính đúng đắn câu ca dao Quảng Bình nói về sức mạnh của nhân dân:

“Dễ mười lần không dân cũng chịu,

Khó trăm lần dân liệu cũng xong” [55, tr.212].

Thời kỳ ở Thái Lan, Hồ Chí Minh viết “Bài ca Trần Hưng Đạo” để giáo dục lòng yêu nước cho Việt kiều tại đây, Người tin tưởng:

“Một người Việt hãy đương cịn,

Thì non sơng Việt vẫn non sơng nhà” [29, tr.258].

Hồ Chí Minh khơng chỉ tin ở sức mạnh của nhân dân mà còn tin nhân dân là những người sáng tạo, thông minh, giàu kinh nghiệm. Đây là quan niệm mang tính nhân văn sâu sắc, khác với quan điểm “thượng trí”, “hạ ngu” của Nho giáo hay quan điểm cho “quần chúng nhân dân là đám đông ngu muội” của giai cấp tư sản. Người từng phê phán quan niệm coi thường quần chúng nhân dân: “Có người cho là “dân ngu khu đen". Thế là tầm bậy. Dân rất thông minh. Quần chúng kinh nghiệm, sáng kiến rất nhiều” [50, tr.62]. Người khẳng định “thắng lợi của cách mạng là do sự phấn đấu hy sinh và trí thơng minh sáng tạo của hàng triệu nhân dân, nhất là công nhân, nơng dân và những người trí thức cách mạng” [54, tr.372]. Người cũng cực lực lên án thói kiêu ngạo, bệnh cơng thần, tự cho mình là “vị cứu tinh” của nhân dân, lên mặt “làm quan cách mạng”, không chịu học hỏi quần chúng mà chỉ muốn làm thầy quần chúng. Tất cả những điều đó đã làm mất lịng tin của nhân dân, hại đến uy tín của chính phủ.

Hồ Chí Minh cịn tin vào lịng u nước, ý chí quyết tâm, lịng dũng cảm và sự trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Người nói: “Nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta ln ln đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng” [55, tr.498]. Người dặn cán bộ, đảng viên: “Chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này: dân rất tốt. Lúc họ đã hiểu thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ” [48, tr.246].

Tin dân mới dám sử dụng sức dân, nhờ đấy dân mới trở thành “gốc của nước”. Nhưng nếu tin dân mà dân không tin vào Đảng, Nhà nước và chủ trương chính sách thì cũng khơng huy động được sức dân, nên Hồ Chí Minh địi hỏi cán bộ, đảng viên phải làm cho dân tin. “Cán bộ được dân tin, dân phục, dân yêu, thì việc gì cũng thành cơng” [48, tr.663], bởi vì “khi dân đã tin Đảng và chính phủ thì họ sẵn sàng ủng hộ mọi thứ từ vật chất, tiền bạc, lực lượng, trí tuệ đến cả việc khơng ngại hy sinh tính mạng của mình” [63]. Dân tin là cái “gốc” quan trọng bậc nhất để huy động sức dân. Cán bộ, đảng viên phải tạo niềm tin cho dân bằng chính hành động gương mẫu của những người lãnh đạo; lời nói phải đi đơi với việc làm; nói ít, làm nhiều. Người căn dặn cán bộ, đảng viên:

Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ "cộng sản" mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước…Hơ hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã [48, tr.552].

Vì tin dân nên Hồ Chí Minh dựa vào dân. Đây là một điểm vượt trội trong tư tưởng Hồ Chí Minh so với các nhà cách mạng tiền bối. Phan Chu

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w