Cán bộ, đảng viên phải vừa là người lãnh đạo vừa là công bộc của nhân dân

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 50 - 54)

của nhân dân

Cán bộ, đảng viên là những người đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với dân, là những người hiện thực hóa lý tưởng của Đảng vào đời sống nhân dân. Người xem “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [48, tr.273]. Trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, người dân thực hiện quyền làm chủ thơng qua người đại diện của mình. Vì vậy, để cho những người đại diện quyền lực của dân khơng chiếm đoạt quyền lực đó thành quyền lực cá nhân, tạo thành một tầng lớp có đặc quyền, đặc lợi, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên phải là “công bộc” của dân, “làm đầy tớ cho dân”.

Thực ra quan niệm về “cơng bộc” đã có từ trong Nho giáo và phương Tây. Theo chữ Hán, “công” là chung; “bộc” là người phục vụ, người giúp việc. Trong tiếng Anh là "servant of the people" có nguồn gốc từ tiếng Latinh "servus" có nghĩa là nơ lệ. Vậy, “cơng bộc” là người phục vụ chung cho xã hội, phục vụ nhân dân.

Hồ Chí Minh mượn ý người xưa để nói về cán bộ, đảng viên cộng sản. Chính Người đã viết: “Người xưa nói: quan là cơng bộc của dân, ta cũng có thể nói: Chính phủ là cơng bộc của dân vậy” [47, tr.22]. Tuy nhiên, có khi

Người dùng ngun từ Hán-Việt là “cơng bộc”, có khi Người chuyển sang từ thuần Việt là “đầy tớ”. Trong quan niệm Hồ Chí Minh, “cơng bộc” và “đầy tớ” là những từ đồng nghĩa. Người giải thích nghĩa của cụm từ này: “công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân...” [47, tr.56].

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khi còn trứng nước, chính quyền dân chủ nhân dân của chúng ta đã phải đương đầu với mn vàn khó khăn trở ngại. Để vượt qua những khó khăn, hoàn thành những nhiệm vụ bức thiết của cách mạng, vấn đề đấu tranh để củng cố chính quyền cách mạng là vô cùng quan trọng. Nhằm khắc phục những sai lầm khuyết điểm, nâng cao sức chiến đấu của chính quyền cách mạng các cấp, tháng 10-1945, Hồ Chí Minh, với cương vị là Chủ tịch nước viết Thư gửi các Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng. Trong thư, Người chỉ rõ nghĩa vụ của chính quyền đối với nhân dân: "... các cơ quan của Chính phủ từ tồn quốc đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân" [47, tr.56]. Người phê phán nghiêm khắc những thói xấu của một số cán bộ chính quyền đã mắc phải và kêu gọi những cán bộ từ trung ương đến các làng nếu đã mắc lỗi lầm thì phải ra sức sửa chữa, nếu "khơng phạm những lầm lỗi" "thì nên chú ý tránh đi, và gắng sức cho thêm tiến bộ" [47, tr.56].

Theo Hồ Chí Minh, cơng bộc của dân là phải một lịng một dạ phục vụ nhân dân, phải “hết sức chăm lo đời sống nhân dân, … từng bước cải thiện việc ăn, mặc, ở, học, phục vụ sức khoẻ và giải trí của nhân dân” [55, tr.482]. Trong quan niệm “cơng bộc của dân”, Hồ Chí Minh chú trọng đến khía cạnh đạo đức. Cán bộ, đảng viên chăm lo đời sống cho dân, phục vụ dân với tư cách là cơng bộc thì phải “u dân, kính dân”. Với chữ “kính dân”, Hồ Chí Minh đã đảo ngược quan niệm “dân chi phụ mẫu” trong Nho giáo. Chữ hiếu vốn là một phạm trù đạo đức phong kiến dùng để chỉ mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái theo thứ bậc dưới phục tùng trên. Hồ Chí Minh nâng chữ hiếu đó lên thành một phạm trù đạo đức cách mạng chỉ mối quan hệ giữa cán bộ, đảng viên với nhân dân: “Đạo

đức cách mạng có thể nói tóm tắt là: Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường.Tận trung với nước. Tận hiếu với dân” [50, tr.480]. “Hiếu với dân”, “kính dân” có nghĩa là cán bộ, đảng viên xem dân như “bề trên” của mình, thậm chí là cha mẹ của mình. Người cho rằng, làm cách mạng là để “khơng những cứu bố mẹ mình mà cịn cứu bố mẹ người khác, bố mẹ của cả nước nữa. Phải hiểu chữ hiếu của cách mạng rộng rãi như vậy” [50, tr.60]. Đó mới là “cơng bộc”.

Như vậy, “cơng bộc” của dân là ở trong dân chứ không phải trên dân. Hồ Chí Minh ví “Dân như nước, mình như cá” [47, tr.101]. Cá sống được là nhờ nước. Chính vậy, Người giáo dục cán bộ, đảng viên phải biết ơn dân theo đạo lý “ăn trái nhớ kẻ trồng cây”, “ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày” của dân tộc: "Bất kỳ ở địa vị nào, làm cơng tác gì, chúng ta đều là đầy tớ của nhân dân. Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân” [50, tr.392]. Năm 1965, tại Hội nghị bồi dưỡng chỉnh huấn do Trung ương triệu tập, Hồ Chí Minh đã chỉ trích rất nặng nề một số cán bộ có những biểu hiện suy thối đạo đức cách mạng, khơng cịn xứng đáng là công bộc của dân, quên ơn dân. Người nói: “Họ quên rằng mỗi đồng tiền, hạt gạo đều là mồ hơi nước mắt của nhân dân, do đó mà sinh ra phơ trương, lãng phí. Họ tự cho mình có quyền sống xa hoa hưởng lạc, từ đó mà đi đến tham ơ, trụy lạc, thậm chí sa vào tội lỗi” [54, tr.374].

Cán bộ, đảng viên là công bộc của dân, nhưng Hồ Chí Minh khơng chỉ đề cập một chiều, Người còn nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của cán bộ, đảng viên nữa. Nghĩa là cán bộ, đảng viên phải vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Người viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân” [53, tr.323]. Hai phạm trù “lãnh đạo” và “đầy tớ” nghe qua có vẻ mâu thuẫn. Tuy nhiên, trong tư tưởng Hồ Chí Minh thì thống nhất với nhau, nghĩa là người lãnh đạo phải lo

cho dân, phục vụ dân, ở trong dân chứ không phải “cao cao tại thượng”, không phải “làm quan cách mạng” “ngồi chỉ tay năm ngón, buộc người khác phải làm cái này cái kia”[53, tr.747]. Người giải thích rõ: “Lãnh đạo là làm đày tớ nhân dân và phải làm cho tốt” [55, tr.222], “làm cán bộ tức là suốt đời làm đày tớ trung thành của nhân dân. Mấy chữ a, b, c này không phải ai cũng thuộc đâu, phải học mãi, học suốt đời mới thuộc được” [55, tr.555].

Để cán bộ, đảng viên thực hiện được cả hai vai trò “lãnh đạo” và “đầy tớ”, Người yêu cầu lãnh đạo phải dân chủ…cán bộ phải tuyệt đối tránh bệnh quan liêu mệnh lệnh, không được “vác mặt làm quan cách mạng”. Người nói: Chính phủ, từ Hồ Chủ tịch cho đến các vị uỷ ban đây, rồi các bộ trưởng, đến các cán bộ thơn, xã, gọi là chính quyền, gọi là Chính phủ, đều là đày tớ của nhân dân. Khơng phải như khi trước nói hồng đế, bệ hạ, rồi có những quan này, quan khác cao cao tại thượng. Bây giờ chúng ta là dân chủ. Dân chủ là thế nào? Là dân làm chủ. Dân làm chủ thì Chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, uỷ viên này khác là làm gì? Làm đày tớ. Làm đày tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng [51, tr.375].

Hồ Chí Minh cịn đặc biệt lên án và phê phán thói quan liêu, tham ơ, lãng phí, xem Đảng như là nơi để “làm quan phát tài”. Người coi đó là “sâu mọt” chuyên đục khoét của công, làm cho “dân ốn”, làm suy yếu chính quyền, và yêu cầu “phải tiêu diệt các con sâu mọt ấy: ấy là bệnh quan liêu, nạn tham ơ lãng phí” [49, tr.435]. Có như vậy, cán bộ trở thành những người biết “vị cơng, vong tư”, hết lịng, hết sức phục vụ nhân dân. Lúc đó dân mới là gốc của nước thực sự.

* * *

Tóm lại, tư tưởng lấy dân làm gốc trong trị nước không phải là vấn đề mới, mà đã được người xưa nêu ra từ rất sớm. Các nhà tư tưởng, các triết gia ở phương Đông cũng như phương Tây coi dân là gốc của nước, đã đề cập về vai

trò to lớn của nhân dân. Ở Việt Nam, từ dân gian đến các triều đại phong kiến, các bậc hiền tài đã thấy được sức mạnh “lật thuyền” cũng như “chở thuyền” của nhân dân. Do đó, trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cha ông ta luôn dựa vào dân. Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển những tinh hoa tư tưởng ấy dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lênin. Nằm trong dòng chảy lịch sử tư tưởng nhân loại, nhưng tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Hồ Chí Minh được nâng lên một tầm cao mới. Trong xã hội cũ, các nhà cai trị đứng trên dân, lấy dân làm gốc là để phục vụ cho lợi ích của mình. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy dân làm gốc là nhằm giải phóng nhân dân, nâng cao vị thế người dân trong xã hội; cán bộ, đảng viên phải ở trong dân, vừa là người lãnh đạo vừa là công bộc của dân.

Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng rút ra bài học quan trọng: “Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc,…””. Bài học đó được Đảng vận dụng trong suốt tiến trình đổi mới đất nước.

Chương 2

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w