Lãnh đạo trong lĩnh vực văn hóa-xã hội:

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 81 - 87)

- Đẩy mạnh cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền dân chủ, bình đẳng giữa các công dân với nhau và giữa công dân với nhà nước, nâng

2.1.3.3. Lãnh đạo trong lĩnh vực văn hóa-xã hội:

Để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc có hiệu quả trong lĩnh vực văn hóa- xã hội cần phải có một chính sách xã hội đúng đắn.

Theo Đại hội VI: “Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt đời sống con người: điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc...” [11, tr.86]. Cần phải coi trọng

chính sách xã hội, gắn chính sách xã hội với chính sách kinh tế, chống khuynh hướng kinh tế đơn thuần. “Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng những mục tiêu xã hội lại là mục đích của các hoạt động kinh tế” [11, tr.86]. Sau đó, các đại hội VII, VIII, IX, X của Ðảng và nhiều Hội nghị Trung ương trong các nhiệm kỳ đại hội ngày càng xác định rõ hơn một hệ thống các chính sách xã hội hướng đến con người, lấy dân làm gốc. Hệ thống chính sách đó bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:

- Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; “thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ” [17, tr.101].

- Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân.

- Khuyến khích mọi người làm giàu theo luật pháp, thực hiện có hiệu quả các chính sách xóa đói, giảm nghèo, có chính sách hướng dẫn, hỗ trợ người nghèo vươn lên và phấn đấu trở thành khá giả.

- Coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành.

- Cùng với giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ cũng là quốc sách hàng đầu, là động lực đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước phát triển kinh tế tri thức.

- Thực hiện đồng bộ chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, phấn đấu giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển

giống nịi. Thực hiện cơng bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe đối với các tầng lớp dân cư, có chính sách trợ cấp và bảo hiểm y tế cho người nghèo.

- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xem văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội. “Phát huy tinh thần tự nguyện, tự quản và năng lực làm chủ của nhân dân trong đời sống văn hóa” [17, tr.106].

- Chiến lược kinh tế - xã hội đặt con người - với tư cách là mỗi cá nhân và cả cộng đồng - vào vị trí trung tâm, tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và phát huy tốt năng lực của mình.

Những nội dung trên phản ánh được tư tưởng lấy dân làm gốc của Hồ Chí Minh thể hiện trong lĩnh vực văn hóa-xã hội. Những nội dung đó đã đi vào đời sống của nhân dân ta. Đại hội X tiếp tục đề ra định hướng phát triển, trong đó có những nội dung liên quan trực tiếp đến việc lấy dân làm gốc:

- Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại của dân, do dân, vì dân, đảm bảo cơng bằng về cơ hội học tập cho mọi người.

- Các sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của các tầng lớp nhân dân… Huy động các nguồn lực và sức sáng tạo trong xã hội để đầu tư xây dựng cơng trình và các thiết chế văn hóa, khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, đồn thể tham gia hoạt động văn hóa nghệ thuật…

- Khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, tiếp tục đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo

- Phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả, bảo đảm mọi người dân đều được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

- Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện giống nịi.

Với những chủ trương, chính sách như trên; trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội Đảng coi “con người vừa là mục tiêu vừa là động

lực của phát triển”. Đó cũng chính là tư tưởng lấy dân làm gốc của Hồ Chí Minh. Trong các lĩnh vực này có nhiều thành tựu được ghi nhận:

Vấn đề dân chủ được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nhiều chủ trương, chính sách được ban hành nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ, bảo đảm lợi ích của nhân dân, vai trò giám sát của nhân dân đối với các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viên. Các cấp ủy đảng, chính quyền tăng cường đối thoại với các tầng lớp nhân dân, tôn trọng các loại ý kiến khác nhau. Quyền công dân, quyền con người, quyền tự do cá nhân được bảo đảm bằng pháp luật. Người dân có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội. Đảng thông qua nhà nước đã thể chế hóa các quyền và hình thức dân chủ, tun truyền, giáo dục ý thức làm chủ cho nhân dân.

Trong kinh tế, mọi cơng dân được bình đẳng về cơ hội trong sản xuất kinh doanh. Nhà nước đã tạo được một hành lang pháp lý thơng thống để mọi người đều có thể đóng góp cơng sức của mình vừa góp phần làm tăng của cải vật chất cho xã hội, vừa làm giàu cho bản thân một cách chính đáng. Kinh tế tư nhân phát triển nhanh, hoạt động có hiệu quả “tạo ra 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn” [6, tr.96]. Người lao động được làm chủ cả về tư liệu sản xuất, quản lý và phân phối sản phẩm. Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và của người dân được bảo đảm tốt hơn. Các chính sách kinh tế được hoạch định theo hướng tăng trưởng kinh tế gắn với cơng bằng xã hội. Điều đó làm cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đã hướng vào sự phát triển con người, xem con người vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của tăng trưởng kinh tế, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta.

Đó là những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên những thành quả kinh tế đầy ấn tượng: tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân 5 năm (2005-2010) ước đạt 7% là mức cao so với các nước trong khu vực (Thái Lan 2,8%,

Malaysia 4%, Singgapore 4,4%,...), “GDP theo giá thực tế tính theo đầu người quy ra USD năm 2010 đạt 1.168 USD. Nước ta đã ra khỏi nhóm nước đang có thu nhập thấp” [6, tr.88]. Sự phát triển kinh tế làm cho đời sống nhân được cải thiện rõ rệt.

Trong lĩnh vực văn hóa-xã hội, Nhà nước thực hiện nhiều chính sách đồng bộ chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đại hội lần thứ X (2006) của Đảng nhận định: “Văn hóa-xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, việc gắn kết giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tích cực, chỉ số phát triển con người được nâng lên ” [17, tr.156]. Dẫn nguồn từ Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP), Báo điện tử của Chính phủ (cập nhật ngày 22-12-2010) cho biết HDI Việt Nam trong một số năm từ 1995 đến 2008 như sau: Năm 1995: 0,559, Năm 2000: 0,687, Năm 2002: 0,689, Năm 2003: 0,702, Năm 2005: 0,714, Năm 2006: 0,718, Năm 2007: 0,725, Năm 2008: 0,572 (HDI năm 2008 thấp hơn các năm trước là do năm này được tính lại theo phương pháp mới). Việt Nam đã được quốc tế đánh giá cao, được coi là một ví dụ thành cơng tiêu biểu cho nhóm các nước đang phát triển về khả năng tương tác cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển con người.

Văn hóa được xác định vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển nên trong thời kỳ đổi mới, Đảng đã chú trọng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, các thiết chế văn hóa từng bước được đầu tư củng cố và phát triển.

Với chủ trương xã hội hóa y tế và chính sách bảo hiểm y tế, việc chăm sóc sức khỏe nhân dân có những bước tiến, người dân có điều kiện tốt hơn trong khám, chữa bệnh.

Cơng tác xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh, “theo chuẩn quốc tế, tỷ lệ hộ nghèo Việt Nam đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 19% năm 2004” [17, tr.157]. Tuy nhiên, sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội của Đảng cịn một số yếu kém cần khắc phục.

Quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một vài lĩnh vực còn bị vi phạm, nhất là trong lĩnh vực đền bù, giải tỏa thu hồi đất để thực hiện các dự án kinh tế, xây dựng cơng trình cơng cộng... Đây là điều gây bức xúc nhất trong nhân dân, dẫn đến tình trạng khiếu kiện đông người, kéo dài ngày, diễn ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng không nhỏ đến trật, trị an, đến môi trường du lịch. Thực hành dân chủ ở nhiều nơi cịn mang tính hình thức.

Việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều vướng mắc. Chưa khắc phục, điều chỉnh một cách kịp thời những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường như sư phân hóa giàu nghèo, tâm lý sùng bái đồng tiền, chạy theo các giá trị vật chất một cách mù quáng của một bộ phận người, nhất là lớp trẻ. Thiếu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thu hồi đất để thực hiện các dự án kinh tế làm cho người dân có đất bị thu hồi rơi vào tình trạng mất cơng ăn việc làm, nơi tái định cư tạm bợ, thiếu điều kiện tối thiểu về cơ sở hạ tầng. Việc cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản cũng gây ra nhiều hệ lụy: ảnh hưởng mơi trường, vận chuyển khống sản làm hư đường sá tác hại trực tiếp đến đời sông của nhân dân. Hiện nay đất đai, tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu tồn dân, lẽ ra việc sinh lợi từ nó phải phân phối cho nhân dân, trên thực tế thì ngược lại. Đây là hạn chế nổi cộm nhất đối với việc lấy dân làm gốc trong kinh tế.

Mặc dù, văn hóa được xác định là động lực của phát triển, nhưng đầu tư cho văn hóa chưa đáp ứng được yêu cầu; cơ chế chính sách cịn chậm đổi mới. Chất lượng xóa đói giảm nghèo chưa vững chắc, tỷ lệ tái nghèo còn cao (đến năm 2008, số hộ tái nghèo bằng khoảng 7- 10% tổng số hộ thoát nghèo). Tình trạng thiếu việc làm cịn phổ biến, năm 2008 có khoảng 5,8% số người trong độ tuổi lao động khơng có việc làm. Chất lượng giáo dục, đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu, tình trạng suy thối xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân cịn nhiều bất cập v.v… Do thiếu kiểm tra, giám sát nên tình

trạng lạm thu các loại phí trong trường học, bệnh viện... vẫn diễn ra ở nhiều nơi, gây khó khăn cho con em nhà nghèo.

Trên đây là những thành tựu và hạn chế có liên quan đến việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc của Đảng trong thời kỳ đổi mới.

Tóm lại, như Đại hội IX của Đảng đã đánh giá: “Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”, trong đổi mới Đảng ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc vào các lĩnh vực xây dựng Nhà nước, xây dựng Đảng, hoạch định đường lối, chính sách, phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh đó cịn nhiều hạn chế, yếu kém cần cần phục.

Phát huy thành tựu, vượt qua hạn chế, yếu kém để tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc vào sự nghiệp đổi mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng ta hiện nay.

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w