Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vị trí, vai trò của quần chúng nhân dân

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 32 - 34)

quần chúng nhân dân

Theo quan niệm của V.I. Lênin, quần chúng không chỉ là đa số công nhân, mà là đa số của tất cả những người bị bóc lột. Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử. Bởi vì, mọi lý tưởng giải phóng xã hội, giải phóng con người chỉ được chứng minh thông qua sự tiếp thu và hoạt động của quần cúng nhân dân. Hơn nữa, tư tưởng tự nó khơng làm biến đổi xã hội mà phải thông qua hành động cách mạng, hoạt động thực tiễn của quần chúng nhân dân, để biến lý tưởng ước mơ thành hiện thực trong đời sống xã hội.

Vai trò quần chúng nhân dân được biểu hiện:

Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã

hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Con người muốn tồn tại phải có các điều kiện vật chất cần thiết, mà những nhu cầu đó chỉ có thể đáp ứng được thơng qua sản xuất. Lực lượng sản xuất cơ bản là đông đảo quần chúng nhân dân lao động bao gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc.

Thứ hai, quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách

mạng xã hội. Lịch sử đã chứng minh rằng, khơng có cuộc chuyển biến cách mạng nào mà không là hoạt động của đông đảo quần chúng nhân dân. Họ là lực lượng cơ bản của cách mạng, đóng vai trị quyết định thắng lợi của mọi

cuộc cách mạng xã hội. Trong các cuộc cách mạng làm chuyển biến xã hội từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác, nhân dân lao động là lực lượng tham gia đông đảo. Cách mạng là ngày hội của quần chúng nhân dân, là sự nghiệp của quần chúng.

Thứ ba, quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị văn

hố tinh thần. Q̀n chúng nhân dân đóng vai trị to lớn trong sự phát triển của khoa học, nghệ thuật, văn học, đồng thời áp dụng những thành tựu đó vào hoạt động thực tiễn. Những sáng tạo về văn học, nghệ thuật, khoa học, y học, quân sự, kinh tế, chính trị, đạo đức...của nhân dân vừa là cội nguồn, vừa là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển nền văn hoá tinh thần của các dân tộc trong mọi thời đại. Các giá trị văn hố tinh thần chỉ có thể trường tồn khi được đông đảo quần chúng nhân dân chấp nhận và truyền bá sâu rộng, trở thành giá trị phổ biến.

Trong cách mạng vô sản, giai cấp công nhân là giai cấp có sứ mệnh lật đổ chế độ tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải có sự ủng hộ của đơng đảo các tầng lớp quần chúng nhân dân, nhất là giai cấp nông dân. C. Mác xem cách mạng vô sản phải là “bài đồng ca” của giai cấp công nhân và nơng dân, nếu khơng liên minh được với nơng dân nó sẽ trở thành “bài ai điếu”. V.I. Lênin thì cho rằng: “Khơng có sự đồng tình và ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động đối với đội tiên phong của mình, tức là đối với giai cấp vơ sản, thì cách mạng vơ sản khơng thể thực hiện được” [32, tr.39]. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, V.I. Lênin càng đánh giá cao vai trò của quần chúng nhân dân: “Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được khi quần chúng đông đảo gấp 10, gấp 100 trước, tự bắt tay vào việc xây dựng nhà nước và một đời sống kinh tế mới” [31, tr.523].

Đây là quan điểm về dân đúng đắn, cách mạng và khoa học nhất, phù hợp với thực tiễn, với quy luật khách quan.

Năm 1920, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, Nguyễn Ái quốc đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin. Người xem đó “khơng những là cái "cẩm nang" thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản” [53, tr.128]. Hồ Chí Minh đã tiếp thu, phát triển những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò quần chúng nhân dân vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đây là một trong những cơ sở lý luận quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc.

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w