- Đẩy mạnh cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền dân chủ, bình đẳng giữa các công dân với nhau và giữa công dân với nhà nước, nâng
2.2.2.2. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân
hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân
Phân định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý xã hội của Nhà nước
Vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quan trọng, quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Xây dựng một xã hội mà ở đó “nước lấy dân làm gốc” vai trị ấy càng quan trọng. Tuy nhiên Đảng lãnh đạo trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền là điều rất mới mẻ ở nước ta, cần phải nghiên
thật kỹ mới tránh được tình trạng lạm quyền, “nhà nước hóa” Đảng, quyền lực của nhân dân ủy thác cho nhà nước biến thành quyền lực của Đảng.
Trước hết, phải xác định: Đảng lãnh đạo Nhà nước, nhưng Đảng cũng phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật, đảng viên và mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đảng lãnh đạo bằng việc đề ra đường lối, chủ trương, xác định các mục tiêu chính trị và thơng qua đội ngũ đảng viên. Nhà nước thể chế hóa đường lối của Đảng thành pháp luật và bằng pháp luật quản lý xã hội nhằm đạt mục tiêu chính trị do Đảng đề ra. Hiến pháp phải được dân phúc quyết, các văn bản pháp quy khác trước khi có hiệu lực phải được lấy ý kiến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân. Khi đã có pháp luật, cả tổ chức Đảng, đảng viên và nhân dân đều đặt dưới pháp luật. Nhà nước cũng được chế định bởi pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, lấy pháp luật làm tối thượng. Đảng không được can thiệp vào những việc mang tính sự vụ của Nhà nước mà chỉ kiểm tra, giám sát các hoạt động của Nhà nước, kịp thời chấn chỉnh những biểu hiện vi phạm pháp luật cũng có nghĩa là chệch đường lối của Đảng. Có như vậy cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ mới phát huy tác dụng và được hiện thực hóa.
Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với dân trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh
Thực tế cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng: chỉ có Đảng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của nhân dân mới thành cơng, ngược lại phải có nhân dân, Đảng mới hồn thành được sứ mệnh lịch sử của mình. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, chính những sáng kiến của nhân dân được Đảng tổng kết, rút kinh nghiệm để từ đó đề ra đường lối đổi mới. Trong thời kỳ đổi mới, bài học lớn được Đảng rút ra là: đổi mới phải dựa vào dân.
Đảng cầm quyền trong điều kiện hịa bình rất dễ rơi vào nguy cơ xa rời nhân dân; một bộ phận đảng viên thối hóa, biến chất... làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Do vậy, trong công tác xây dựng Đảng cần phải tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với dân, sao cho “Ý Đảng phải tác
động tới lòng dân, và lịng dân phải ln ln là đối tượng quan tâm của Đảng” [73, tr.185] như lời dạy của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Để làm được điều đó phải thực hiện các nội dung sau đây:
- Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải phản ánh được nguyện vọng của nhân dân, xuất phát từ lợi ích của nhân dân, “sao cho được lịng dân”. Cần phải ngăn ngừa và triệt để chống lại sự hình thành “lợi ích cục bộ”, “lợi ích nhóm”, xâm hại tới lợi ích nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, Đảng ta khơng có lợi ích nào khác ngồi lợi ích của giai cấp, của dân tộc. Lợi ích giai cấp cơng nhân và dân tộc là thống nhất, do vậy đường lối chính, sách của Đảng phản ảnh và bảo vệ được lợi ích của nhân dân. Điều này thể hiện rất rõ trong thực tế khi Đảng huy động được toàn lực nhân dân để biến đường lối của mình thành hiện thực. Tuy nhiên, hiện nay trong thể chế kinh tế thị trường, các tập đồn kinh tế, các tổng cơng ty hình thành các “nhóm lợi ích tư” muốn gây ảnh hưởng lên Nhà nước, can thiệp vào q trình ra chính sách để giành đặc lợi, bất chấp lợi ích cơng. Điều đó, địi hỏi khi đưa ra chủ trương, hoạch định chính sách, Đảng phải hết sức tỉnh táo và thận trọng để chủ trương chính sách đó khơng nhằm vào “lợi ích nhóm” mà hướng tới lợi ích tồn dân.
- Đưa Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào chiều sâu, nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ, đảng viên có ý thức phục vụ nhân dân (chứ không phải cai trị dân), khắc phục bệnh quan liêu, mệnh lệnh mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra: xa dân, khinh dân, sợ dân, không tin cậy dân, không hiểu biết dân, không thương yêu dân.
- Cần phải kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Quy định 76-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc đảng viên đang cơng tác thường xuyên giữ mối liên hệ với cấp uỷ và thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Trước khi tiến hành tự phê bình và phê bình hằng năm, cấp uỷ nơi đảng viên công tác cần gửi văn bản lấy ý kiến nhận xét của cấp uỷ nơi cư trú, không nên để đảng viên tự lấy
nhận xét. Những trường hợp quan trọng như đề bạt, bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc chuẩn bị nhân sự, cấp uỷ nên làm việc trực tiếp với tập thể cấp uỷ nơi cư trú. Cần có quy định lấy ý kiến nhận xét của cấp uỷ nơi cư trú là một thủ tục không thể thiếu và là một trong những căn cứ trong quy trình đánh giá, nhận xét, tuyển chọn, đề bạt cán bộ. Yêu cầu cấp ủy nơi cư trú nhận xét đảng viên đương chức một cách thẳng thắn, trung thực, cụ thể, không được nể nang, nhận xét chung chung làm mất ý nghĩa của Quy định này.
- Nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong thời kỳ mới.
Đại hội X của Đảng thừa nhận: “Tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp...” [19, tr.173]. Điều này làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào Đảng. Đây cũng là một khó khăn đối với cơng tác dân vận. Hiện nay dân trí đã cao hơn trước, ý thức dân chủ cũng được nâng lên một bước. Cộng vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin làm cho nhân dân được tiếp cận thơng tin một cách đa chiều, nhanh chóng. Điều đó địi hỏi công tác dân vận của Đảng phải được đổi mới thì mới có thể xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với dân.
Trước hết, phải nâng cao trình độ đội ngũ làm cơng tác dân vận. Người
làm công tác dân vận ở đối tượng nào phải am hiểu một cách sâu sắc tình cảm, tâm lý, đặc điểm của đối tượng mà mình vận động. Ví dụ, vận động nhân dân ở vùng kháng chiến cũ phải khác với vận động nhân dân các vùng địch tạm chiếm trước đây. Người làm cơng tác vận động đội ngũ trí thức phải là những trí thức thực thụ, có uy tín trong lĩnh vực khoa học, văn hóa, giáo dục...
Thứ hai, phải đổi mới phương thức vận động nhân dân. Phương thức
đúng, kết quả mới cao. Tình hình mới, phải có phương thức mới. Ví dụ, hiện nay, các thế lực thù địch thường sử dụng mạng internet đưa những thông tin
xuyên tạc, bơi nhọ lãnh tụ và Đảng hịng tạo sự mất niềm tin vào chế độ, lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin nhất là học sinh, sinh viên về phía họ. Làm cơng tác dân vận, khơng nên phê phán các thơng tin đó về mặt chính trị mà phải có nghiên cứu nghiêm túc, đưa ra các luận cứ khoa học để bác bỏ thì mới có sức thuyết phục.
Thứ ba, nội dung công tác dân vận phải bám sát thục tiễn, thiết thực,
tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân. Các phong trào quần chúng phải gắn với thực tiễn, phải mang lại lợi ích thiết thực cho quần chúng, không nên hô hào khẩu hiệu, khoa trương. Hiện nay, cơ cấu xã hội-giai cấp ở nước ta khá phức tạp, bao gồm nhiều giai cấp tầng lớp khác nhau, nhu cầu, lợi ích cũng rất đa dạng, cơng tác dân vận phải tạo được sự đồng thuận xã hội, phát huy được khối đoàn kết toàn dân tộc.
Thực hiện các nội dung trên, thực chất là xây dựng mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân theo tinh thần lấy dân làm gốc.