Lãnh đạo cải cách hành chính nhà nước theo hướng lấy người dân làm trung tâm

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 60 - 63)

làm trung tâm

Từ xác định những nguyên nhân của tình hình khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, Đại hội VI đã chỉ rõ nguyên nhân của mọi nguyên nhân là do công tác tổ chức, cán bộ chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng. Do vậy Đảng đề ra chủ trương thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước. Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, tổ chức bộ máy nhà nước tuy đã được sắp xếp lại một bước theo hướng gọn nhẹ, bớt đầu mối,

song nhìn chung cịn cồng kềnh và chồng chéo. Đặc biệt, nền hành chính nhà nước cịn nhiều bất cập, nhất là thủ tục hành chính quá rườm rà.

Sau Đại hội VII, từ 1992 đến 1995 là giai đoạn phát triển mạnh tư duy, quan niệm, nhận thức của Đảng về nền hành chính nhà nước và cải cách hành chính. Hội nghị Trung ương lần thứ tám khoá VII (1/1995) đánh dấu bước phát triển mới về xây dựng và phát triển nền hành chính nhà nước. Cải cách một bước nền hành chính nhà nước được xác định là trọng tâm của cơng tác xây dựng và hồn thiện Nhà nước, với mục tiêu là xây dựng một nền hành chính trong sạch có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hoá để quản lý có hiệu lực và hiệu quả cơng việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân. Lần đầu tiên ba nội dung chủ yếu của cải cách hành chính nhà nước được trình bày một cách hệ thống trong Nghị quyết Trung ương lần thứ 8, đó là cải cách thể chế của nền hành chính, chấn chỉnh tổ chức bộ máy và xây dựng đội

ngũ cán bộ, công chức. Cải cách hành chính là một bước tiến của việc lấy dân

làm gốc, vì trước đây, những thủ tục hành chính rườm ra gây rất nhiều phiền hà cho nhân dân. Thủ tục hành chính phức tạp cũng là cái cớ để cán bộ nhà nước nhũng nhiễu nhân dân.

Cải cách hành chính được đẩy mạnh kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996). Đại hội chỉ ra sự cấp bách của việc đổi mới căn bản tổ chức và phương thức hoạt động của Nhà nước để đáp ứng nhu cầu trong giai đoạn mới và xác định cải cách nền hành chính nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm. Các Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa VIII như: Hội nghị lần thứ 3 (6-1997), lần thứ 6 (lần 2) (2-1999), thứ 7 (8-1999),... đều đề cập đến việc đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước trên ba mặt: cải cách thể chế hành chính; tổ chức bộ máy và kiện tồn đội ngũ cán bộ, cơng chức hành chính với mục tiêu dân chủ hóa đời sống chính trị xã hội, phát huy quyền làm

chủ của nhân dân trong xây dựng và củng cố nhà nước, trong giám sát hoạt

động của bộ máy nhà nước và hoạt động của cán bộ, cơng chức.

Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ IX (tháng 4-2001) tiến hành trong bối cảnh đất nước tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đòi hỏi phải tiếp tục cải cách thể chế và phương thức hoạt động và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, với trọng tâm vẫn là đẩy mạnh cải cách hành chính.

Đại hội X của Đảng (2006) đã khẳng định tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính cơng, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội; thực hiện đồng bộ, kiên quyết các giải pháp để phịng, chống tham nhũng, lãng phí trong bộ máy nhà nước.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp quy về cải cách hành chính. Trong đó, có những văn bản tác động tiếp đến việc lấy dân làm gốc. Ngày 17-9-2001, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 136/2001/QĐ TTg phê duyệt “Chương trình tổng thể cải cách nền hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010”. Mục tiêu của chương trình là: xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng được yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước. Ngày 4-9-2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Việc thực hiện cơ chế “một cửa” nhằm đạt được bước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết cơng việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, cơng dân, giảm phiền hà cho tổ chức, công dân, chống tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền của cán bộ, công chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Tiếp theo, Chính phủ ban hành Quyết định số 30 (ngày 10- 1-2007) phê duyệt Ðề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 (gọi tắt là Ðề án 30). Ðề án 30 được triển khai nhằm tạo sự thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong

tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính. Ðồng thời, tạo điều kiện cho nhân dân giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính các cấp theo hướng lấy người dân làm trung tâm.

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w