luật nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của công dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986) khởi xướng công cuộc đổi mới tồn diện đất nước. Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đảng nhận định Nhà nước ta còn nhiều yếu kém, cần phải thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức và phương thức hoạt động. Trong đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước, Đảng đề cao vai trò của pháp luật: “Quản lý đất nước bằng pháp luật, chứ không chỉ bằng đạo lý. Pháp luật là thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân, phải được thực hiện thống nhất trong cả nước. Tuân theo pháp luật là chấp hành đường lối chủ trương của Đảng” [11, tr.120]. Pháp luật là phương tiện ghi nhận quyền và lợi ích của nhân dân. Xây dựng nhà nước theo hướng tăng cường vai trò của pháp luật là hướng tới mục tiêu bảo vệ một cách tốt nhất các quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
Trong thời kỳ đổi mới, đường lối của Đảng về củng cố, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được triển khai một cách có hiệu quả, đạt được những thành tựu bước đầu có ý nghĩa quan trọng, trong đó nổi bật là xây dựng pháp luật. Ở đây khơng đề cập đến tồn bộ quá trình xây dựng pháp luật mà chỉ chú ý những nội dung có liên quan đến việc lấy dân làm gốc.
Ngay sau Đại hội VI, Đảng đã chỉ đạo bầu cử Quốc hội khóa VIII (bầu ngày 19-4-1987). Đây là Quốc hội mở đầu cho thời kỳ đổi mới đã thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng thành pháp luật. Trong 11 kỳ họp, Quốc hội khóa VIII đã thực hiện một khối lượng công việc khá lớn: ban hành Hiến pháp mới (Hiến pháp 1992), thông qua 27 luật, 30 pháp lệnh, trong đó có nhiều văn bản pháp quy liên quan đế việc lấy dân làm gốc như Hiến pháp 1992, Luật bầu cử Hội đồng nhân dân (30-6-1989). Hiến pháp 1992 được Quốc hội thông qua ngày 15-4-1992 tại kỳ họp lần thứ 11 khẳng định “Nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và tầng lớp trí thức” (Điều 2). Hiến pháp ghi nhận tất cả các quyền chính trị và dân sự của cơng dân, trong đó “có quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí; có quyền được thơng tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật” (Điều 69). Luật bầu cử Hội đồng nhân dân (1989) ghi nhận công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tơn giáo, trình độ văn hố, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật,… Cử tri có quyền bãi miễn đại biểu Hội đồng nhân dân, nếu đại biểu đó khơng xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Đặc biệt, Luật bầu cử Hội đồng nhân dân (1989) quy định cơng dân có quyền tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân mà trước đây chưa có. Đây chính là Nhà nước đã hiện thực hóa điều mà Hồ Chí Minh nêu ra khi mới vừa lập quốc: “Hễ ai muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử”.
Tiếp đến, ngày 19-7-1992, cử tri cả nước bỏ phiều bầu Quốc hội khóa IX. Quốc hội khóa IX được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp 1992; tiếp tục thể chế hóa cương lĩnh và chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của Đảng đề ra từ Đại hội VII. Quốc hội đã phát huy vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong nhiệm kỳ của mình, Quốc hội khóa IX đã thơng qua 39 luật và bộ luật, 41 pháp lệnh. Trong đó, Luật bầu cử Hội đồng nhân dân (5-7-1994) có những điểm mới so với trước. Đó là người ứng cử, trong đó có người tự ứng cử được vận động bầu cử. Qua vận động, ứng cử viên trình bày chương trình hành động của mình nếu được trúng cử. Đây là dịp để cử tri đánh giá thực chất năng lực trình độ của mỗi ứng cử viên, qua đó quyết định lựa chọn những ứng cử viên có đủ tiêu chuẩn, có khả
năng thay mặt nhân dân tham gia Hội đồng nhân dân các cấp. Đó là điều kiện quan trọng để nhân dân tham gia xây dựng nhà nước, làm cho nhà nước ta thực sự là nhà nước “do dân cử ra”- một trong những nội dung lấy dân làm gốc theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong những năm từ 1996 đến 2010, nhiều văn bản pháp quy của Nhà nước được ban hành nhằm thể chế đường lối đổi mới của Đảng có tác động trực tiếp đến việc việc lấy dân làm gốc. Thời kỳ này có ba khóa quốc hội được bầu ra là Quốc hội khóa X (1997-2002), Quốc hội khóa XI (2002-2007), Quốc hội khóa XII (2007-2011) với số văn bản pháp quy được ban hành đến hàng trăm. Cụ thể: Quốc hội khóa X ban hành 30 luật, 1 bộ luật, 24 pháp lệnh. Quốc hội khóa XI ban hành 84 luật, bộ luật, 68 nghị quyết. Quốc hội khóa XII ban hành 67 luật, 13 nghị quyết. Ngồi ra cịn nhiều văn bản dưới luật do Chính phủ ban hành. Nhiều văn bản pháp quy có tác động trực tiếp đến việc nâng cao vị thế làm chủ của người dân, bảo đảm các quyền cơ bản của công dân theo hướng lấy dân làm gốc. Đặc biệt là ngày 18/2/1998, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã ban hành Chỉ thị 30-CT/TW về “Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở”. Tiếp đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa X) ra Nghị quyết số 45/1998, số 55/1998, số 60/1998, về thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Chính phủ ra Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 8/9/1998 về “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt
động của cơ quan” và Nghị định số 07/1999/NĐ-CP ngày 13/02/1999 về thực
hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Sau 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban hành Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 28/3/2002 về “tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ
cơ sở”. Ngày 7/7/2003 Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số
79/2003/NĐ-CP về Quy chế thực hiện dân chủ ở xã. Để triển khai thực hiện các Nghị định, Chỉ thị nêu trên, các bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương và
địa phương đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức quán triệt học tập từ cán bộ chủ chốt đến tận cơ sở và các tầng lớp nhân dân. Những văn bản trên tập trung làm rõ: Những việc phải làm và khuyến khích làm; các nguyên tắc để thực hiện dân chủ; quy trình thực hiện dân chủ. Sau một thời gian thực hiện, ngày 20/4/2007 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp
lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Pháp lệnh xác định những nội
dung công khai để nhân dân biết. Những nội dung này bao gồm: kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, ngân sách xã, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch giải phóng mặt bằng, bồi thường, tái định cư, thủ tục và phí quản lý hành chính, kết quả thanh tra các vụ việc tham nhũng trong xã, kết quả bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo xã… Ngồi ra, Pháp lệnh cịn quy định chi tiết phương pháp, thời điểm, thời gian công bố thông tin và tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung công khai.
Những nội dung phải được nhân dân thảo luận và quyết định trực tiếp bao gồm: thủ tục và mức độ đóng góp cơng quỹ của dân, quy định của làng, việc bầu, bãi nhiệm trưởng thôn và thành viên ban thanh tra nhân dân… Thủ tục và mức độ đóng góp cơng quỹ sẽ được thực hiện ngay lập tức, những quyết định khác chỉ có hiệu lực khi đã được các tổ chức liên quan công nhận. Pháp lệnh này cũng quy định chi tiết cách xử lý lá phiếu và quyết định của dân.
Những nội dung phải lấy ý kiến của dân bao gồm: dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã, kế hoạch cơ cấu lại kinh tế (tức là chuyển dịch cơ cấu kinh tế), việc định cư và tái định cư, kế hoạch sử dụng đất, các chương trình, dự án triển khai ở địa phương, kế hoạch giải phóng mặt bằng và chính sách bồi thường, kế hoạch phân quyền quản lý… Dân sẽ đưa ý kiến về những vấn đề này bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Chính quyền xã có trách nhiệm thu thập ý kiến và thực hiện nguyện vọng chính đáng của dân. Các cơ quan liên quan phải lắng nghe ý kiến của dân, nếu đưa ra quyết định khác với đại đa số ý kiến của quần chúng, những cơ quan này phải giải trình lý do.
Dân có quyền giám sát những vấn đề dân có quyền biết, quyết định và cho ý kiến. Việc kiểm tra và giám sát có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Một trong những hình thức đó là bầu Ban Thanh tra nhân dân hoặc Ban Giám sát đầu tư xã. Ngồi ra, dân có thể sử dụng những biện pháp phổ thơng để thực hiện quyền giám sát của mình như khiếu nại, tố cáo, đưa kiến nghị trực tiếp hoặc qua tổ chức quần chúng.
Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trước đây và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn hiện hành tạo ra những chuyển biến quan trọng trong lề lối làm việc của chính quyền cơ sở và cán bộ, cơng chức nhà nước từ quan liêu, mệnh lệnh sang dân chủ hóa, gần dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của dân. Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn còn nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc giám sát và tham gia góp ý về cách thức quản lý, điều hành của Nhà nước, của chính quyền cơ sở cũng như phong cách, đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức.
Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn là một văn bản pháp quy rất được lòng dân xuất phát từ một nền tảng pháp lý dân chủ và nhân văn sâu sắc là trọng dân theo đúng tinh thần dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thể hiện rõ nhất sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc trong thời kỳ đổi mới.