- Đẩy mạnh cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền dân chủ, bình đẳng giữa các công dân với nhau và giữa công dân với nhà nước, nâng
2.1.3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc trong lãnh đạo các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hộ
lãnh đạo các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội
2.1.3.1.Lãnh đạo trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng
Theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam ký và thơng qua 24 tháng 09 năm 1982 thì quyền Dân sự và Chính trị bao gồm: quyền sống, quyền tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do hội họp, quyền bầu cử và quyền được xét xử bình đẳng và theo đúng trình tự pháp luật. Như vậy, những quyền này đều nằm trong phạm trù dân chủ. Thực thi dân chủ là đảm bảo quyền chính trị của cơng dân.
Đối với nước ta, vấn đề dân chủ được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, nhất là từ khi đất nước bước vào đổi mới. Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” - đặt “dân chủ” lên trước “công bằng, văn minh” là một điểm mới so với Cương lĩnh 1991. Điều đó cho thấy trong q trình đổi mới, Đảng ta nhận thức ngày càng đúng hơn vai trị của dân chủ. Nó là tiền đề của “công bằng, văn minh”, là bản chất của xã hội. Đó cũng chính là trở lại tư tưởng lấy dân làm gốc Hồ Chí Minh “Nước ta là nước dân chủ”.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ đất nước và xã hội
của nhân dân, Đảng ta đã đúc kết thành cơ chế, chính sách quản lý, điều hành đất nước: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Cơ chế đó phát huy được tính tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị - xã hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đáp ứng địi hỏi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng lãnh đạo việc cải tiến chế độ bầu cử ở các cơ quan dân cử, bảo đảm quyền bầu cử, ứng cử của nhân dân theo quy định của pháp luật. Cơng dân có quyền tự ứng cử. Những kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và Quốc hội trong thời kỳ đổi mới có nhiều cải tiến, đảm bảo cử tri được tiếp xúc, đối thoại với ứng cử viên để lựa chọn đại biểu chính xác hơn. Có nhiều chủ trương, biện pháp để đẩy mạnh q trình dân chủ hóa xã hội như ban hành và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở. Quyền của công dân tham gia vào các công việc Nhà nước và xã hội, xây dựng các quyết định chính trị quan trọng của Đảng và Nhà nước được mở rộng và thực chất hơn. Trình độ và năng lực làm chủ của nhân dân từng bước được nâng lên.
Đối với công tác tư tưởng, Đảng coi trọng việc giải phóng tư tưởng; tơn trọng tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của nhân dân; tơn trọng quyền tự do ngơn luận, báo chí; phát huy tự do tư tưởng trong xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước.
Nói tóm lại, trong thời kỳ đổi mới, Đảng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc vào lãnh đạo lĩnh vực chính trị, tư tưởng thơng qua việc xây dựng nền dân chủ để đảm bảo các quyền chính trị cho nhân dân, nhằm làm cho nhân dân thực sự là người chủ của xã hội.