Những giá trị tích cực trong văn hóa phương Tây

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 29 - 32)

Từ thời niên thiếu, Hồ Chí Minh đã tiếp thu được văn hóa phương Tây ngay trên đất nước mình.

Ngun thủy, Thiên chúa giáo là tôn giáo của những người bị áp bức chống lại sự bất công của chế độ nơ lệ, có tinh thần bao dung, nhân ái cao cả yêu thương tất cả mọi người, sống lương thiện. Hồ Chí Minh đánh giá tơn giáo của Jêsu có ưu điểm của nó là lịng nhân ái cao cả. Người tìm ra điểm tương đồng giữa Thiên Chúa giáo và lý tưởng cách mạng, phát huy các giá trị đó vào sự nghiệp cách mạng nhằm đoàn kết dân tộc, huy động sức mạnh tồn dân tộc để giữ gìn độc lập. Người nói với đồng bào Cơng giáo rằng lý tưởng chân chính của những người Cơng giáo khơng khác gì lý tưởng của chủ nghĩa xã hội: “Nếu Đức Chúa Jêsu sinh ra vào thời đại chúng ta và phải đặt mình trước nỗi khổ đau của những đương thời, chắc Ngài sẽ là một người xã hội chủ nghĩa đi tìm cứu khổ lồi người” [70, tr.39].

Thời cận đại, phương Tây là trung tâm cách mạng thế giới. Nhiều cuộc cách mạng tư sản nổ ra ở đây. Buổi đầu, nhằm tập hợp lực lượng, nhiều trào lưu tư tưởng tiến bộ về dân của giai cấp tư sản ra đời.

Montesquier, nhà tư tưởng Khai sáng cho rằng: Với một trăm ngàn cánh tay, nhân dân có thể lật đổ tất cả. Trong tác phẩm Khế ước xã hội, Rousseau chỉ rõ: "quyền lực tối cao được thiết lập từ những cá thể thành viên hợp lại tạo ra nó” [67, tr.71] và "Những người được uỷ thác nắm quyền hành pháp không phải là ông chủ của nhân dân mà chỉ là những công chức” [67, tr.187]. Như vậy, theo Rousseau, quyền lực tối cao trong xã hội là do nhân dân nắm giữ. Chính quyền nhà nước được do nhân dân thành lập và mục đích nhà nước đó là nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân. Vì vậy, "Dân chúng có thể cất nhắc hay bãi miễn họ; họ khơng được phản kháng mà chỉ có phục tùng... Các hình thức chính phủ đó chỉ là hình thức nhất thời do dân chúng lựa chọn; khi nào dân chúng thích một hình thức khác thì họ sẽ thay đổi đi” [67, tr.187].

Tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ đặt nhân dân lên hàng cao nhất trong xã hội. Sau khi nêu lên những quyền cơ bản của con người là quyền

bình đẳng, quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc; Tuyên ngôn khẳng định:

Để bảo vệ những quyền lợi này, các chính phủ được lập ra trong nhân dân và có được những quyền lực chính đáng trên cơ sở sự nhất trí của nhân dân, rằng bất cứ khi nào một thể chế chính quyền nào đó phá vỡ những mục tiêu này, thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới, đặt trên nền tảng những nguyên tắc cũng như tổ chức thực thi quyền hành theo một thể chế sao cho có hiệu quả tốt nhất đối với an ninh và hạnh phúc của họ [26, tr.231].

Điều này có nghĩa là chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân, nhà nước chỉ là cơ quan được ủy quyền. Chủ quyền nhân dân là cơ sở đời sống nhà nước, nhân dân có quyền thiết lập, thay đổi, phế bỏ chính phủ cho phù hợp với nguyện vọng và ý chí của mình.

Bản Tun ngơn Nhân quyền và dân quyền của nước Pháp được thông qua ngày 26 tháng 8 năm 1789 cũng khẳng định: luật pháp phải thể hiện mong ước chung của cộng đồng…. Tất cả các cơng dân đều có quyền đóng góp, trực tiếp hay qua đại diện của họ, để tạo ra luật pháp… Để đảm bảo các quyền con người và của công dân cần tới các lực lượng công (cảnh sát, quân đội v.v…). Những lực lượng này do đó, được thành lập để phục vụ mục đích chung, và khơng phải để sử dụng riêng cho mục đích của những người mà cơng chúng tín nhiệm giao phó quyền lãnh đạo lực lượng. Mọi cơng dân đều có quyền tự mình hoặc qua đại diện của mình, kiểm tra tính cần thiết của thuế cơng. Họ cũng có quyền tự do chấp nhận thuế, giám sát thuế được sử dụng như thế nào, và quyết định mức thuế, các điều khoản cơ bản để đánh giá và thu thuế, cũng như khoảng thời gian mà mức thuế có hiệu lực. Xã hội có quyền u cầu cơng chức giải thích rõ cơng việc quản lý và giám sát của mình.

Trong ba mươi năm hoạt động ở nước ngồi, Hồ Chí Minh sống chủ yếu ở các nước phương Tây, chịu ảnh hưởng sâu rộng nền văn hóa nơi này. Người tiếp thu các những nhân tố tích cực, vận dụng và phát triển những nhân tố đó phù hợp với điều kiện hồn cảnh mới, hình thành nên tư tưởng lấy dân làm gốc của mình, đồng thời cũng nhận thức rõ những hạn chế trong văn hóa phương Tây mà chủ thể khởi xướng là những người thuộc giai cấp tư sản với mục đích phục vụ cho lợi ích của giai cấp mình.

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w