1.3.1. Nhân dân là người chủ đất nước, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân
Hồ Chí Minh là “nhà thiết kế” con đường cách mạng Việt Nam và lãnh đạo nhân dân làm cách mạng theo con đường ấy. Ở cả hai giai đoạn cách mạng là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, Người đều đặt vị trí của dân lên trên hết: “…địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” [49, tr.515].
Nói đến “dân là chủ”, “dân làm chủ”, “quyền của dân” là nói đến mối quan hệ Dân-Nhà nước được quy định trong pháp luật. Ở nước ta, Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, tức nhà nước do Đảng lãnh đạo. Vậy xét đến quyền làm chủ của nhân dân là xét tới quan hệ Dân-Nhà nước và quan hệ Dân -Đảng.
Trong mối quan hệ Dân-Nhà nước, Hồ Chí Minh đặt người dân lên vị trí chủ thể quyền lực, tức quyền lực trong xã hội thuộc về dân, “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”, còn nhà nước chỉ là cơ quan được ủy quyền. Hiến pháp năm 1946 do Hồ Chí Minh làm trưởng ban soạn thảo đã khẳng định: “Tất cả quyền bính trong nước là của tồn thể nhân dân Việt Nam, khơng phân biệt nịi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tơn giáo”. Trong những quyền bính ấy, Điều 21 cụ thể hố một quyền quan trọng: “Nhân dân
có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia”. Như vậy, nhân dân chỉ giao cho Quốc hội, Chính phủ và tư pháp những quyền hạn, trách nhiệm nhất định được quy định trong Hiến pháp; cịn “những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia” thì do dân trực tiếp quyết định. “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp” nghĩa là quyền lập hiến thuộc về dân. Hiến pháp chi phối đời sống người dân và quyết định tất cả những vấn đề quan trọng của đất nước từ thể chế cho đến các vấn đề khác. Do đó Hiến pháp phải được người dân thơng qua; chứ cịn Quốc hội thơng qua cũng chỉ là gián tiếp, mặc dù Quốc hội là cơ quan đại diện cho dân. Có như vậy nhân dân mới thực sự là chủ thể của quyền lực, làm chủ đất nước.
Năm 1949, trong bài báo Dân vận, Người cũng khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân… quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Trong đoạn văn này, “câu nào cũng có chữ dân, mà dân lại ở địa vị cao nhất, địa vị làm chủ trong những vấn đề quan trọng nhất của cách mạng và xã hội: lợi ích, quyền hạn, cơng việc, trách nhiệm…” [1, tr.198]. Với Hồ Chí Minh, quyền làm chủ của nhân dân khơng chỉ là trên lời nói, mà địi hỏi phải đưa các giá trị dân chủ vào đời sống. Người xem “thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn” [55, tr.249]
Để trở thành chủ thể quyền lực, người dân phải được tham gia vào việc xây dựng, tổ chức ra nhà nước thông qua bầu cử và ứng cử. Theo Hồ Chí Minh,“Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra” [48, tr.698]. Ngay khi mới công bố độc lập, ngày 3 tháng 9 năm 1945, tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng chính phủ, Hồ Chí Minh đã đề nghị phải tổ chức ngay một cuộc tổng tuyển cử và phải ban hành Hiến pháp để đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. Khi nêu lên ý nghĩa của tổng tuyển cử, Người nói: “Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là cơng dân thì đều có quyền đi bầu cử…Do Tổng tuyển cử mà toàn
dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là Chính phủ của tồn dân” [47, tr.113]. Điều đáng lưu ý là chế độ bầu cử Người nêu ra ở đây là “phổ thông đầu phiếu”. Sau đó, chế độ bầu cử này được ghi nhận vào Hiến pháp 1946 tại Điều 17: “Chế độ bầu cử là phổ thông đầu phiếu. Bỏ phiếu phải tự do, trực tiếp và kín”. Phổ thơng đầu phiếu trong bầu cử là nguyên tắc bảo đảm mọi công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tơn giáo, trình độ văn hố, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền tham gia bầu cử. Điều này
rất có ý nghĩa đối với việc thực hiện quyền làm chủ của nhân, vì nhân dân trực tiếp tham gia vào việc xây dựng nhà nước.
Trong mối quan hệ Dân-Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân cịn thể hiện ở chỗ, dân có quyền bãi miễn những đại biểu do mình bầu ra, nếu đại biểu ấy khơng cịn xứng đáng. Hồ Chí Minh rất đề cao vấn đề bãi miễn của nhân dân đối với đại biểu dân cử và coi việc thực hiện quyền bãi miễn có ý nghĩa to lớn trong việc bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân. Theo Người, nhân dân có quyền lựa chọn và bỏ phiếu bầu ra đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thì cũng có quyền bãi miễn khi những đại biểu đó khơng hồn thành nhiệm vụ: “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Nguyên tắc ấy bảo đảm quyền kiểm soát của nhân dân đối với đại biểu của mình” [52, tr.591]. Quyền bãi miễn của nhân dân cũng đã được ghi nhận tại Điều 20 Hiến pháp năm 1946: “Nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra…”
Nhân dân là chủ và nhân dân làm chủ cịn có nghĩa là nhân dân có quyền kiểm soát, giám sát mọi hoạt động của Nhà nước. Thực tế đã chứng minh, quyền lực và quyền lực nhà nước ln có xu hướng bị tha hóa, bị biến dạng và bị lạm dụng vào những mục đích cá nhân, nhiều khi đi ngược lại lợi ích xã hội, xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân. Để ngăn ngừa những hậu
qủa tiêu cực, quyền lực nhà nước phải được kiểm soát chặt chẽ bởi nhân dân. Do vậy, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến quyền kiểm soát và giám sát các hoạt động nhà nước của dân. Năm 1947, khi nói chuyện với các đại biểu thân sĩ, trí thức, phú hào tỉnh Thanh Hóa, Người kêu gọi: “Từ ngày thành lập Chính phủ, trong nhân viên cịn có nhiều khuyết điểm. Có người làm quan cách mạng, chợ đỏ chợ đen, khinh dân, mưu vinh thân, phì gia… Xin đồng bào hãy phê bình, giúp đỡ giám sát cơng việc Chính phủ” [48, tr.61]. Tuy nhiên với tính cách là người chủ phê bình chính phủ, người dân phải phê bình với tinh thần xây dựng,“phê bình nhưng khơng phải là chửi” [48, tr.60].
“Dân là chủ” còn thể hiện trong mối quan hệ Dân - Đảng. Đảng chính trị nói chung là tổ chức chính trị của một giai cấp được lập ra để thực hiện lợi ích của giai cấp đó. Tuy nhiên, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đảm đương sứ mệnh lãnh đạo toàn dân giành độc lập dân tộc (chứ không phải đấu tranh giai cấp), được tồn dân ủng hộ, nên Hồ Chí Minh đã xác định: “Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động…” [49, tr.175]. Vì vậy, Đảng phải gắn bó mật thiết với dân, tơn trọng nhân dân và hướng dẫn nhân dân, tổ chức thành lực lượng, thành phong trào hành động cách mạng. Còn các tầng lớp của nhân dân phải tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị tư tưởng và tổ chức. Người cho rằng: “Đoàn thể (tức là Đảng- chú thích của người viết) từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên” [48, tr.698]. Vì vậy, quần chúng cịn có quyền tham gia góp ý, phê bình sự lãnh đạo của Đảng. Trong Bài nói chuyện với cán bộ tỉnh Hà Tây ngày 10-2- 1967, Người đề nghị các tổ chức Đảng “phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên” [55, tr.439]. Người yêu cầu Đảng “đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết... Nghị quyết gì mà dân chúng cho là khơng hợp thì để họ đề nghị sửa chữa. Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta” [48, tr.297]. Nhân dân chính là cội nguồn sức mạnh của Đảng, là nhân tố quan trọng làm
nên thắng lợi của Đảng trong cách mạng: “Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành cơng nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành cơng ít, giúp đỡ ta hồn tồn thì thắng lợi hồn tồn” [49, tr.366].
Dân làm chủ cịn có nghĩa là dân phải trách nhiệm với cách mạng, với Tổ quốc. Quyền lợi và nghĩa vụ cơng dân ln phải gắn với nhau, khơng có quyền lợi nào mà khơng gắn với nghĩa vụ, khơng có nghĩa vụ nào khơng bao hàm quyền lợi trong đó. Lo cho dân là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, nhưng khơng có nghĩa là Đảng, Nhà nước làm thay mọi việc của dân. Người nói: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ. Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm trịn bổn phận công dân” [50, tr.452]. Người chỉ rõ:
Đã là người chủ Nhà nước thì phải chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà. Người công nhân phải yêu quý máy móc như u q con mình, người nơng dân phải u q trâu bò của hợp tác xã như bạn thân của mình. Mọi người phải biết giữ gìn của cơng, phải chăm lo việc tập thể như chăm lo việc gia đình [53, tr.310].
Trong “Bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ cải cách miền biển”, Người nói rõ với nhân dân: “Cứ chờ Đảng và chờ Chính phủ giúp đỡ thì khơng đúng đâu. Đảng và Chính phủ đề ra chính sách, phái cán bộ về hướng dẫn, thế là giúp đỡ. Nhưng đó là phụ. Lực lượng nhân dân tổ chức nhau lại là chính. Khơng nên ỷ lại mà phải tự lực cánh sinh” [51, tr.150]. Hồ Chí Minh nói “lực lượng đều ở
nơi dân” có nghĩa là dân là nguồn lực của sự nghiệp cách mạng. Dân là chủ thể
đóng góp trí tuệ, lực lượng, của cải mà Hồ Chí Minh gọi là “tài dân, sức dân, của dân” để xây dựng đất nước mang lại lợi ích chung cho xã hội và lợi ích cho chính mình. Người nói: “Việc nước là việc chung, mỗi một người con Rồng cháu Tiên, bất kỳ già, trẻ, gái, trai, giàu nghèo, quý tiện, đều phải gánh một phần [47, tr.241]. Người khẳng định: “Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân” [48, tr.698].
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, dân làm chủ nghĩa là dân phải làm trịn bổn phận cơng dân, phải góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chứ “không phải làm chủ là muốn ăn bao nhiêu thì ăn, muốn làm bao nhiêu thì làm” [53, tr.479]. Quyền gắn với nghĩa vụ là một quan niệm rất biện chứng của Hồ Chí Minh. Nếu dân chỉ biết hưởng quyền lợi mà khơng có nghĩa vụ là dân chủ cực đoan, cịn ngược lại là mất dân chủ.Vì vậy, quyền và nghĩa vụ gắn với nhau mới làm cho nhân dân trở thành người chủ chân chính của xã hội.
Hồ Chí Minh cịn quan tâm đến những điều kiện làm chủ nhân dân. Trước hết là phải nâng cao dân trí. Nhân dân ta bước lên địa vị làm chủ nước nhà từ một nước vốn là thuộc địa nửa phong kiến, bỏ qua chế độ tư bản, chưa hình thành xã hội cơng dân. Hơn 80 năm xâm lược nước ta, thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân, chúng “lấy tơn giáo và văn hóa làm cho dân ngu… lấy sức mạnh làm cho dân sợ”. Vì vậy, “nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí”, bởi vì dân “phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào cơng cuộc xây dựng nước nhà” [47, tr.36]. Nâng cao dân trí bao hàm cả giáo dục ý thức làm chủ cho nhân dân, làm cho “nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm” [55, tr.223]. Người chỉ rõ: “Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ” [51, tr.281-281]. Cùng với việc nâng cao dân trí, tức đời sống tinh thần, Hồ Chí Minh cịn xem nâng cao đời sống vật chất cũng là điều kiện để nhân dân thực hành dân chủ. Khi nhân dân chưa được đảm bảo về cơm ăn, áo mặc thì khơng thể nói tới dân chủ và thực hành dân chủ. Chỉ có dân chủ thực sự khi đời sống nhân dân được đảm bảo về mọi mặt. Điều đó lý giải tại sao trong mọi điều kiện, Hồ Chí Minh ln ln kêu gọi nhân dân tích cực tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm và chỉ rõ rằng “tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là hai việc cần
thiết nhất để phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến dần lên chủ nghĩa xã hội” [50, tr.349].
Tóm lại, vị thế làm chủ đất nước của nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện ở mối quan hệ Dân với Nhà nước; Dân với Đảng và trách nhiệm của dân với Nhà nước, với Đảng. Đồng thời Đảng, Nhà nước phải tạo điều kiện để nhân dân thực hành dân chủ. Điều đáng lưu ý ở đây là những quan điểm về “dân làm chủ”, “dân là chủ” của Hồ Chí Minh được hình thành trong bối cảnh nước ta vốn là một nước thuộc địa, nửa phong kiến với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, cư dân đại đa số là nông dân, trình độ dân trí khơng cao, trước cách mạng Tháng Tám địa vị xã hội của họ rất thấp… nhưng Người đã nâng địa vị của nông dân lên, kết hợp với công nhân tạo thành khối công nông liên minh vững chắc làm chỗ dựa cho Đảng, Nhà nước và cách mạng. Đó là một sáng tạo độc đáo của Hồ Chí Minh trong tư tưởng lấy dân làm gốc.