Lãnh đạo trong lĩnh vực lĩnh vực kinh tế:

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 77 - 81)

- Đẩy mạnh cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền dân chủ, bình đẳng giữa các công dân với nhau và giữa công dân với nhà nước, nâng

2.1.3.2. Lãnh đạo trong lĩnh vực lĩnh vực kinh tế:

Trước đổi mới, nền kinh tế Việt Nam vận hành theo kế hoạch của nhà nước với cơ chế quản lý bao cấp. Cơ chế quản lý này có nhiều hạn chế, đặc biệt là kiềm hãm lực lượng sản xuất, khơng phát huy được vai trị của người

dân trong kinh tế. Chỉ khi nào người lao động nắm trong tay quyền lực kinh tế thì khi đó họ mới trở thành người chủ xã hội. Vì vậy, lấy dân làm gốc trong lĩnh vực kinh tế thực chất là:

- Xác lập quyền làm chủ của người dân trong kinh tế bao hàm làm chủ về tư liệu sản xuất, làm chủ trong quản lý và làm chủ trong việc phân phối, hưởng thụ sản phẩm do mình làm ra.

- Chính sách kinh tế lấy con người làm trung tâm, nhằm “làm cho người nghèo thì đủ ăn.Người đủ ăn thì khá giàu. Người khá giàu thì giàu thêm” [48, tr.65].

Từ khi đổi mới, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương chính sách kinh tế nhằm phát huy vai trò làm chủ của nhân dân theo hướng một nền kinh tế lấy con người làm trung tâm.

Bài học “lấy dân làm gốc” được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI quán triệt ngay trong lĩnh vực kinh tế. Đó là việc thực hiện đúng đắn quan điểm kinh tế nhiều thành phần. Thực ra, việc xây dựng kinh tế nhiều thành đã được Đảng xác định từ lâu, đặc biệt là ở Đại hội IV(1976) và Đại hội V (1982) của Đảng. Tuy nhiên, trước đổi mới, do chủ quan, nóng vội, Đảng muốn biến các thành phần kinh tế ngoài xã hội chủ nghĩa thành kinh tế xã hội chủ nghĩa càng nhanh càng tốt. Đây là một việc làm vi phạm quy luật quan hệ

sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Điều này đã triệt tiêu các động lực kinh tế, kìm hãm lực lượng sản xuất, người lao động mất vai trò làm chủ trong lĩnh vực kinh tế. Trong cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp người sản xuất cũng khơng làm chủ được sản phẩm do mình làm ra. Đại hội VI thừa nhận sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế và có chính sách đúng đắn đối với các thành phần này. Đặc biệt, “Nhà nước cho phép những nhà tư sản nhỏ sử dụng vốn, kiến thức kỹ thuật và quản lý của họ để tổ chức sản xuất kinh doanh” [11, tr.60] đã làm cho lực lượng sản xuất được giải phóng, nhân dân được tự do sản xuất kinh doanh theo pháp luật. Đồng thời, “những người làm ra của cải và những việc có ích cho xã

hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và chính sách đều được tôn trọng, được hưởng thu nhập tương xứng với kết quả lao động, kinh doanh hợp pháp của họ” [11, tr.61]. Có thể nói, đây là một bước đột phá trong kinh tế, mở ra cho nhân dân một cơ hội mới, có điều kiện đóng góp sức người, sức của vừa cống hiến cho xã hội, vừa làm giàu một cách chính đáng cho bản thân. Chế độ phân phối theo lao động và sự đóng góp của cải đã phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong kinh tế. Phân phối theo lao động là thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong khâu cuối cùng của quy trình sản xuất. Sau đó Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) tiếp tục xác định “thực hiện nhiều hình thức phân phối” nhưng vẫn lấy “phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu”. Đây chính là điều mà Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở “Từ làm chủ tư liệu sản xuất, họ phải được làm chủ việc quản lý kinh tế, làm chủ việc phân phối sản phẩm lao động” [55, tr.568] khi nói về người cơng nhân.

Để cụ thể hóa đường lối đổi mới kinh tế của Đại hội VI, ngày 14-11- 1987, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 217-HĐBT trao quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh cho các xí nghiệp quốc doanh. Trong lĩnh vực nơng nghiệp, ngày 5-4-1988, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 10-NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp; giao ruộng đất lâu dài cho nông dân, biến hộ nông dân thành đơn vị kinh tế tự chủ (thường gọi là khoán 10). Đây là bước đột phá trong tư duy lý luận về phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã thực sự dựa vào tài dân, sức dân, phát huy nguồn lực trong dân, giải phóng mọi tiềm năng của dân để phát triển kinh tế. Đó là chính là lấy dân làm gốc.

Đại hội VII năm 1991 đã khẳng định tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và cơ chế vận hành của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng chủ nghĩa ở nước ta là: cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong cơ chế này,các đơn vị có quyền tự chủ sản

xuất kinh doanh, quan hệ bình đẳng. Đến đây đã xóa được cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp. Cùng với việc thừa nhận kinh tế nhiều thành phần là thừa nhận đa hình thức sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân. Điều đó xác lập quyền làm chủ trên thực tế đối với người lao động. “Xác định quyền của người sở hữu là sự đảm bảo cho các tư liệu sản xuất đều có người làm chủ, mọi đơn vị kinh tế đều tự chủ và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất của mình” [10, tr.127]. Sở hữu tư nhân thực chất là vấn đề dân chủ tự do trên lĩnh vực kinh tế, trong mưu cầu hạnh phúc của mỗi người, nó là động lực to lớn cho sự phát triển.

Như vậy, nền kinh tế nhiều thành phần với đa hình thức sở hữu vận hành theo cơ thị trường có sự quản lý của nhà nước làm cho các chủ thể kinh tế năng động, sáng tạo phát huy hết mọi tiềm lực và khả năng của mình. Nhân dân tham gia ngày càng tích cực vào các hoạt động kinh tế. Đại hội VIII của Đảng tháng 6- 1996, đã đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc đổi, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để đảm bảo “định hướng xã hội chủ nghĩa”, trong các phương hướng nêu ra để thực hiện nhiệm vụ nói trên, Đại hội thấy cần thiết phải “xác lập, củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao động trong nền sản xuất xã hội, thực hiện công bằng xã hội ngày một lớn hơn” [13, tr.92]. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, kinh tế Việt Nam khởi sắc. Đại hội IX (2001) nhận định: “Kinh tế tăng trưởng khá... đời sông nhân dân tiếp tục được cải thiện” [15, tr.16].

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, cơ chế thị trường có mặt trái tiêu cực của nó, làm nảy sinh các vấn đề xã hội, đặc biệt là sự phân hóa giàu nghèo. Để khắc phục tác động tiêu cực đó, cần phải tăng cường “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Do vậy, Đại hội IX (2001) và Đại hội X (2006) của Đảng tập trung làm rõ nội hàm của khái niệm “định hướng xã hội chủ nghĩa” trong thể chế kinh tế thị trường. Theo đó, thể chế kinh tế thị trường theo định hướng

xã hội chủ nghĩa là một thể chế kinh tế mà trong đó:

Mục đích phát triển: nhằm thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội cơng

bằng, dân chủ văn minh. Giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ những người nghèo thốt khỏi nghèo, từng bước khá giả hơn.

Phương hướng phát triển: phát triển các thành phần kinh tế trong đó

kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành kinh tế vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Định hướng xã hội và phân phối: thực hiện tiến bộ cơng bằng xã hội

ngay trong từng bước đi, từng chính sách phát triển. Tăng trưởng kinh tế gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa - xã hội, giáo dục đào tạo và giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người...

Về quản lý: phát huy vai trò làm chủ của nhân dân đảm bảo vai trò

quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Đây là sự thể hiện rõ nhất bản chất kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là sự khác biệt cơ bản nhất giữa kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa với kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa.

Thiết kế các chính sách kinh tế theo định hướng trên chính là xây dựng một nền kinh tế phát huy quyền làm chủ của nhân dân và lấy con người làm trung tâm, cũng có nghĩa là một nền kinh tế lấy dân làm gốc.

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w