Đẩy mạnh thực hành dân chủ trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 98 - 106)

- Đẩy mạnh cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền dân chủ, bình đẳng giữa các công dân với nhau và giữa công dân với nhà nước, nâng

2.2.2.3. Đẩy mạnh thực hành dân chủ trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân

hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Dân chủ trở thành mục tiêu và động lực của công cuộc đổi mới. Vấn đề dân chủ và thực hành dân chủ ngày càng có tầm quan trọng to lớn trong q trình phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Những thành tựu về thực hành dân chủ ngày càng thể hiện rõ nét tư tưởng lấy dân làm gốc của Hồ Chí Minh được Đảng ta vận dụng vào cơng cuộc đổi mới. Để thực sự “dân là gốc của nước”, trong giai đoạn hiện nay, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hành dân chủ trong mọi mặt đời sống xã hội. Những giải pháp để thực hành dân chủ nhằm hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc là:

Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức dân chủ

Trước hết, cần phải nhận thức rằng các quyền cơ bản của công dân như bầu cử, ứng cử, tự do ngơn luận, tự do tín ngưỡng, quyền mưu cầu hạnh

phúc... là những quyền đương nhiên, bất khả xâm phạm chứ không phải xuất phát từ sự ban phát của nhà cầm quyền. Điều này rất phù hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh khi Người trích dẫn Tun ngơn độc lập của Mỹ gọi đó quyền của “tạo hóa ban cho”, nghĩa là quyền đương nhiên. Vì vậy, nhà nước là cơ quan được dân ủy quyền đứng ra thiết lập các định chế bảo vệ quyền ấy cho dân - nhà nước phục vụ dân chứ không phải cai trị dân như trong chế độ phong kiến.

Tăng cường giáo dục pháp luật và nâng cao văn hoá dân chủ cho tất cả mọi người. Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước vốn là thuộc địa nửa phong kiến, bỏ qua chế độ tư bản, dấu ấn của xã hội thần dân cịn khá đậm nét. Vì vậy cần phải giáo dục nhân dân chuyển từ ý thức xã hội thần dân với với sự khiếp sợ nhà nước, và tâm lý trông chờ vào sự ban phát ân huệ từ nhà nước sang ý thức công dân, xem nhà nước chỉ là một cơng cụ quản lý quốc gia do mình dựng nên. Cần phải đưa nội dung giáo dục ý thức cơng dân vào chương trình học phổ thơng. Hồ Chí Minh từng nói: “quan tham vì dân dại”. Vì vậy, đào tạo được những con người có ý thức cơng dân đầy đủ là điều kiện tối quan trọng để thực hành dân chủ trong điều kiện hiện nay.

Giáo dục, nâng cao vai trò giám sát và phản biện xã hội của nhân dân

Giám sát và phản biện xã hội là quyền của dân được thực hiện thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trong điều kiện Đảng cầm quyền duy nhất thì phản biện là hết sức cần thiết để đảm bảo cho chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hướng tới mục tiêu vì lợi ích của nhân dân, tránh được những sai lầm mang tính chủ quan. Cần phải đưa việc giám sát và phản biện xã hội vào cuộc sống, trở thành một nếp sinh hoạt thường xuyên ở mọi nơi trong cả nước. Phạm vi nội dung phản biện xã hội là mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Trong đó, cần tập trung phản biện những chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân, đến tổ chức bộ máy và cán bộ

chủ chốt trong hệ thống chính trị, những chính sách cụ thể đối với các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo...

Chức năng phản biện xã hội của Mặt trận đã được Đảng nêu ra ở Đại hội X, tuy nhiên cần phải bổ sung chức năng này vào Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để đảm bảo tính pháp lý của nó. Đồng thời phải xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa Mặt trận và Đảng, Chính phủ để sau khi Mặt trận có ý kiến phản biện thì các chủ thể được phản biện phải có sự tiếp thu, có phản hồi.

Chỉ có dân thơng qua Mặt trận, thực hiện quyền giám sát và phản biện xã hội mới có thể giúp Đảng và Nhà nước chống tham nhũng, chống đói nghèo, chống tụt hậu có hiệu quả, mới có thể làm trong sạch bộ máy Nhà nước và đảm bảo thực hành dân chủ có hiệu quả.

Chỉ đạo thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

Khi mới bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng xác định: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, đó là nền nếp hằng ngày của xã hội mới, thể hiện chế độ nhân dân lao động tự quản lý nhà nước của mình” [11, tr.112]. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là bốn yếu tố cơ bản, quan hệ thống nhất hữu cơ, biện chứng với nhau nhằm thực hành dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Để cho “dân biết” thì phải cơng khai, minh bạch các cơng việc, các kế hoạch, các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền, đồn thể, cũng như các cơ quan, đơn vị. Thực hiện quyền được thông tin của nhân dân, mở rộng thông tin, thông tin đa chiều. Thơng tin phải chính xác, có định hướng, phát biểu với tinh thần xây dựng và bảo vệ bí mật quốc gia. Tơn trọng quyền phát biểu ý kiến, tranh luận thẳng thắn của nhân dân.

Để cho “dân bàn” thì các cơ quan, tổ chức và những người lãnh đạo phải gần dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến nhân dân, thể hiện tinh thần ham học hỏi cầu tiến bộ. Đấy cũng là tinh thần “thường xuyên và thật thà tự phê bình và phê bình” của những cán bộ, đảng viên chân chính. Từ đấy, nhân dân

mới được hỏi, được nói, được bàn bạc mọi việc. Các nhà lãnh đạo tài giỏi và theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh bao giờ cũng biết tiếp thu mọi ý kiến của nhân dân, rồi gạn lọc đưa vào các chủ trương, chính sách làm cho chủ trương chính sách đó phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Sau khi “dân biết”, “dân bàn” thì dân sẽ hăng hái tham gia các công việc của đất nước, của địa phương, tham gia quản lý xã hội một cách tích cực và tự giác. Lúc đó, nhà nước sẽ huy động được sức dân. Trong thời gian qua có hàng trăm hộ nơng dân trên cả nước hiến đất cho Nhà nước để mở đường, xây trường học và các cơng trình cơng cộng khác đã nói lên điều đó. Cịn ở đâu thơng tin bị bưng bít, cán bộ độc đốn, chun quyền thì gặp sự phản ứng của dân.

Dân không chỉ được “biết”, được “bàn”, được “làm” mà dân cịn phải được “kiểm tra” mọi vấn đề, khơng những chủ trương, đường lối mà cả thành quả lao động của mình được Nhà nước sử dụng như thế nào, thuế mình đóng góp, Nhà nước chi tiêu ra sao. Hiện nay đã có cơ sở pháp lý để dân thực hiện quyền kiểm tra, đó là Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Vì vậy, yêu cầu các cơ quan chính quyền phải thực hiện thật nghiêm túc pháp lệnh này.

Thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” sẽ làm cho nhân dân có thể tham gia quản lý mọi hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nhất là đối với những chủ trương, chính sách có quan hệ trực tiếp đến đời sống nhân dân. Thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là “một nội dung cốt lõi của việc dân chủ hóa đời sống xã hội, là sự cụ thể hóa một bước quan điểm “lấy dân làm gốc”” [84, tr.17].

Các giải pháp trên đều có vị trí, vai trị quan trọng như nhau, cần phải được tiến hành một cách đồng bộ mới có thể hiện thực hóa được tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc trong giai đoạn hiện nay.

* *

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, “lấy dân làm gốc” là một trong những bài học lớn được Đảng quán triệt vào công tác lãnh đạo xây dựng Nhà nước, xây dựng Đảng và các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Qua gần 25 năm đổi mới vị thế của nhân dân ta ngày một nâng cao, xã hội ngày càng dân chủ, chính sách kinh tế, văn hóa-xã hội đều hướng tới mục tiêu lấy con người làm trung tâm. Đây chính là sự hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc của Đảng ta. Trong giai đoạn hiện nay, dù đất nước đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc ln có giá trị soi đường cho cách mạng Việt Nam.

KẾT LUẬN

Tư tưởng về lấy dân làm gốc là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là kết quả của sự kế thừa và phát triển truyền thống "trọng dân", "tin dân", "dựa vào dân" của dân tộc; tiếp thu những giá trị văn hóa, nhân văn, nhân bản của phương Đơng, phương Tây, mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác - Lênin. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc bao gồm một hệ thống các quan điểm về vai trò, địa vị của người dân trong xã hội và trách nhiệm, bổn phận của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân. Theo đó, nhân dân là người chủ xã hội, được hưởng quyền lợi đồng thời phải có trách nhiệm đối với Tổ Quốc, với Đảng và sự nghiệp cách mạng. Đảng và Nhà nước khơng có mục tiêu nào khác là phục vụ nhân dân. Vì vậy, phải kính dân, tin dân, dựa vào dân; phải vừa là người lãnh đạo vừa người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

Tư tưởng Hồ Chí Minh vê lấy dân làm gốc được Đảng cộng sản Việt Nam vận dụng thành công vào thực tiễn cách mạng nước ta trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nhờ đó, nhân dân ta từ thân phận nô lệ trước cách mạng Tháng Tám đã trở thành người chủ chân chính của xã hội. Cũng nhờ biết lấy dân làm gốc theo tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đảng ta đã huy động được một cách cao độ nguồn lực tinh thần và vật chất của nhân dân vào hai cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại, đánh thắng những đế quốc xâm lược mạnh nhất của thế kỷ XX. Tuy nhiên, trong những năm sau 1975, khi đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, một thời gian Đảng mắc phải những sai lầm, khuyết điểm làm cho đời sống nhân hết sức khó khăn dẫn đến khủng hoảng kinh tế-xã hội nghiêm trọng. Đại hội VI đã thắng thắn thừa nhận những khuyết điểm đó và rút ra bài học đầu tiên là “trong tồn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”. Thực chất là trở lại tư tưởng Hồ Chí Minh mà trong mười năm (1976 -1986) có lúc Đảng đã khơng qn triệt đầy đủ.

Trong gần 25 năm đổi mới, Đảng đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc vào việc lãnh đạo xây dựng Nhà nước, xây dựng Đảng, hoạch định chính sách kinh tế-xã hội đạt được nhiều thành tựu to lớn. Vị thế người dân ngày một nâng cao nâng cao, q trình dân chủ hóa được đẩy mạnh. Với chính sách kinh tế lấy con người làm trung tâm, người dân trở thành người chủ thực sự trong kinh tế từ sở hữu đến quản lý và phân phối, tiêu dùng. Điều đó đã huy động được nhân dân “đem của dân, sức dân, tài dân mà làm lợi cho dân”, đồng thời góp phần làm giàu cho xã hội. Nhờ vậy, đất nước khơng những thốt khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội mà đã có những bước phát triển đáng kế. Nước ta đã ra khỏi nhóm nước nghèo vươn lên đứng vào hàng các nước có thu nhập bình qn đầu người vào loại trung bình. Các chính sách văn hóa-xã hội đều hướng vào con người, lấy con người làm trung tâm. Công tác xây dựng Đảng cũng đạt được những thành quả đáng khích lệ. Đại bộ phận cán bộ, đảng viên giữ được phẩm chất đạo đức tốt đẹp, ý thức phục vụ nhân dân ngày càng được nâng cao.

Hiện nay, Đảng lãnh đạo toàn dân tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế ngày sâu trong bối cảnh toàn cầu hóa. Điều này đặt đất nước ta trước những thời cơ và thách thức vô cùng to lớn. Xu thế hịa bình, hợp tác tạo thuận lợi cho nước ta mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế để phát triển. Từ đó, Đảng và Nhà nước có cở vững chắc để đẩy mạnh q trình dân chủ hóa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân. Tuy nhiên, xu thế tồn cầu hóa cũng đặt đất nước ta trước những thách thức khơng nhỏ, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa-xã hội. Nếu như trong lĩnh vực kinh tế, toàn cầu hố diễn ra khá sn sẻ thì trong lĩnh vực văn hoá phải đối diện với những thách thức giữa văn hóa và phát triển. Các nước tư bản lớn cậy vào sức mạnh của truyền thông tiến hành cuộc “xâm lăng về văn hóa”, áp đặt các giá trị phương Tây vào nước ta. Các thế lực thù địch lợi dụng sự thuận

lợi của internet truyền bá các tư tưởng chống Đảng, chống Nhà nước, xuyên tạc lãnh tụ nhằm làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào chế độ. Điều đó địi hỏi Đảng phải dựa vào dân, phát huy sức mạnh của tồn dân mới có thể vượt qua thách thức; tiếp tục quán triệt sâu sắc và sáng tạo hơn nữa Tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc vào cơng tác lãnh đạo của mình. Tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc luôn luôn là một bài học lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 98 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w