Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 90 - 94)

- Đẩy mạnh cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền dân chủ, bình đẳng giữa các công dân với nhau và giữa công dân với nhà nước, nâng

2.2.2.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

Xác định rõ mơ hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaViệt Nam

Trong quá trình lãnh đạo, nhận thức về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Đảng từng bước được hoàn thiện. Từ nhận thức và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, có thể rút ra những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam như sau:

Một là, đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân; tất cả quyền lực nhà

nước thuộc về nhân dân.

Hai là, quyền lực của nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng rành

mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Ba là, nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp, pháp

luật và đảm bảo cho hiến pháp, pháp luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội

Bốn là, nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công

dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân; thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật.

Năm là, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng

cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng thời đảm bảo sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân đi đơi với tăng cường phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật

Nhà nước pháp quyền lấy pháp luật làm tối thượng, nhưng pháp luật đó phải phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Muốn vậy phải:

- Nhân dân phải được quyền phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia. Quyền phúc quyết đó được thực hiện bằng hình thức dân chủ trực tiếp, do vậy Quốc hội cần ban hành Luật trưng cầu dân ý. Thực ra đây là sự trở lại tư tưởng của Hồ Chí Minh thể hiện trong Hiến pháp 1946 do Người làm trưởng ban soạn thảo, nhưng do chiến tranh chưa thực hiện được. Hiện tại quyền lập hiến và quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước thuộc về Quốc hội. Quốc hội là cơ quan đại diện cho dân, nhưng dù sao vẫn khơng phản ánh hết ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp đầu tiên đã quyết định việc sửa đổi Hiến pháp 1992. Đây là cơ hội tốt để đưa quyền phúc quyết vào Hiến pháp.

- Phải “luật hóa” một số quyền cơ bản của cơng dân được quy định trong Hiến pháp. Điều 69, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) ghi nhận: “Cơng dân có quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí; có quyền được thơng tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”, nhưng luật điều chỉnh các lĩnh vực về lập hội, biểu tình, tiếp cận thơng tin… vẫn chưa có. Chính vậy, khi cơng dân thực thi các quyền này theo Hiến pháp thì các cơ quan chức năng gặp lúng túng trong hành xử. Cần ban hành các

luật này để bảo đảm việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được quy định trong Hiến pháp. Cách mạng Tháng Tám vừa thành cơng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh về biểu tình, nhờ đó huy động lực lượng quần chúng rất lớn, làm chỗ dựa cho Chính phủ cả đối nội, đối ngoại… - Các dự thảo luật phải có sự tham gia đóng góp ý của đơng đảo các tầng lớp nhân dân, chứ không chỉ là lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức hay của một số cán bộ. Việc tiếp thu ý kiến của nhân dân vào các dự thảo phải được thông báo cơng khai và giải thích rõ ràng (tiếp thu ý kiến nào, khơng tiếp thu ý kiến nào, vì sao). Có như vậy, nhân dân mới cảm thấy ý kiến của mình được tơn trọng và pháp luật mới phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

- Hiện nay, nhân dân ta, nhất là nông dân vẫn sinh hoạt trong hai hình thức cộng đồng là cộng đồng làng và cộng đồng dòng họ với tâm lý “phép vua thua lệ làng” còn khá đậm nét. Đây một trở ngại cho việc dùng pháp luật để quản lý xã hội. Do vậy, chính quyền cần chỉ đạo đưa một số nội dung pháp luật vào Hương ước và Quy định của của các dòng họ.

- Cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Đây là văn bản pháp quy thể hiện rõ nhất việc lấy dân

làm gốc, nhưng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp lệnh này chưa được chú ý đúng mức, nên pháp lệnh chưa thực sự đi vào đời sống. Trước đây, khi còn là Quy chế dân chủ ở cơ sở, khi được hỏi, có đến “25% số người chưa biết gì về Quy chế dân chủ; 30% được nghe đến Quy chế nhưng không hiểu nội dung; 28,5% không nắm chắc; 37,5% hiểu rõ nhưng lại chưa tin là Quy chế được thực hiện; 15% khơng quan tâm, cho đó là cơng việc của Đảng và Nhà nước, họ chỉ biết kiếm sống (đa số là người làm nghề tự do) [10, tr.203]. Điều đó cho thấy có một phận khơng nhỏ nhân dân có ý thức và trình độ hiểu biết dân chủ còn thấp, “chưa biết hưởng quyền dân chủ”, “dùng quyền dân chủ” như Hồ Chí Minh đã nói. Do vậy, việc phổ biến, giáo dục, tuyên truyền pháp

luật, trong đó có Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn là rất cần thiết để đưa tư tưởng lấy dân làm gốc Hồ Chí Minh vào thực tiễn hiện nay.

Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, lấy người dân làm trung tâm.

Quan hệ Dân và Nhà nước trực tiếp và thường xuyên nhất là quan hệ trong lĩnh vực hành chính. Muốn lấy dân làm gốc, phải có một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, mang tính chun nghiệp cao, phục vụ nhân dân (chứ khơng phải cai trị), nhằm cung cấp các dịch vụ công (chứ không phải ban phát ân huệ) cho nhân dân. Để có được một nền hành chính như vậy, trong thời gian tới phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính ở cả ba lĩnh vực:

- Thể chế hành chính: Xây dựng và hoàn thiện thể chế quan hệ giữa nhà nước với dân nhằm đảm bảo trên thực tế quyền của người dân trong việc tham gia quản lý, cơ chế giám sát của dân đối với các hoạt động của nhà nước.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực, loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ lợi dụng để tham nhũng, lãng phí, gây phiền hà cho dân. Mở rộng thực hiện cơ chế một cửa trong việc giải quyết công việc của tổ chức và người dân ở các cấp, các cơ quan hành chính, thực hiện cơng khai, minh bạch các thủ tục, cung cấp cho người dân đầy đủ chính xác các thơng tin về các vấn đề có liên quan đến việc đảm bảo lợi ích của người dân. Tiếp tục thực hiện Đề án 30 của Chính phủ hướng tới mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính.

- Tổ chức bộ máy nhà nước: Cải cách làm cho bộ máy nhà nước tinh

gọn, có hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong điều hành của Chính phủ. “Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, khắc phục tình trạng bỏ trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, giữa các bộ, ngành” [19, tr.249].

- Đội ngũ cán bộ, công chức: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong

đạo, đáp ứng được u cầu trong tình hình mới. Cơng chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân; thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư trong hoạt động công vụ; không được sử dụng tài sản của nhà nước và nhân dân trái pháp luật. “Có chế độ đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, cơng chức hồn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người khơng hồn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân” [19, tr.252].

Đẩy mạnh cải cách tư pháp, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người

Trước hết phải làm cho tư pháp trở thành một nhánh quyền lực độc lập với hai nhánh quyền lực còn lại (lập pháp và hành pháp), chỉ tuân thủ pháp luật, không chịu sự chi phối của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Đây thực chất là quyền bảo vệ ý chí chung của quốc gia bằng việc xét xử các hành vi vi phạm Hiến pháp, pháp luật từ phía cơng dân và cơ quan nhà nước.

Đổi mới hệ thống tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử, bảo đảm cải cách hoạt động xét xử là trọng tâm của cải cách hoạt động tư pháp; mở rộng thẩm quyền xét xử của tòa án đối với các khiếu kiện hành chính.

Viện kiểm sát tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức tòa án, bảo đảm tốt hơn các điều kiện để viện kiểm sát nhân dân thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Củng cố lại cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân.

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w