- Đẩy mạnh cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền dân chủ, bình đẳng giữa các công dân với nhau và giữa công dân với nhà nước, nâng
2.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc trong điều kiện mớ
Chí Minh về lấy dân làm gốc trong điều kiện mới
Bối cảnh quốc tế: Bối cảnh quốc tế trong giai đoạn hiện nay rất phức tạp,
vừa tạo cho chúng ta những thời cơ lớn, đồng thời đặt ra những thách thức lớn đối với công cuộc xây dựng đất nước, trong đó có việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung cũng như tư tưởng về lấy dân làm gốc vào thực tiễn.
“Hịa bình, hợp tác, phát triển là xu thế lớn, nhưng xung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh cục bộ, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao tiếp tục gia tăng” [19, tr.28]. Những vấn đề toàn cầu tiếp tục diễn biến phức tạp. Đó là biến đổi khí hậu, an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, thiên tai, dịch bệnh,… Khoa học và công nghệ, đặc biệt là cơng nghệ thơng
tin tiếp tục có những bước nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mạng máy tính tồn cầu trở nên phổ biến. Đây là nhân tố rất thuận lợi trong nghiên cứu, phổ biến tri thức và giáo dục đạo đức, tiếp thu văn hóa nhân loại. Tuy nhiên, đây cũng là phương tiện rất hữu hiệu cho những tổ chức, cá nhân chống đối tuyên truyền những tư tưởng sai lệch chống Đảng, Nhà nước và bơi nhọ lãnh tụ. Điều đó địi hỏi Đảng, Nhà nước ta phải có đối sách thích hợp nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên để họ tự thu nhận và xử lý thông tin một cách đúng đắn.
Tồn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng cả trong kinh tế, văn hóa và bảo vệ mơi trường, phịng chống tội phạm, thiên tai và các đại dịch... Tồn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tế tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiếp thu văn hóa nhân loại, mở mang tri thức, học hỏi kinh nghiệm của thế giới, nhưng nó cũng kéo theo những tác động tiêu cực làm tha hóa đạo đức, lối sống, thay đổi các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc… Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân nhất là ảnh hưởng đến việc học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tế.
Tình hình trong nước: Trong gần 25 năm đổi mới, nước ta đã đạt được
những thành tựu quan trọng, làm nền tảng cho giai đoạn phát triển mới: nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, liên tục; tình hình chính trị, xã hội ổn định; xu thế dân chủ hoá, xã hội hoá ngày càng mở rộng; đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt; quan hệ hợp tác quốc tế được cải thiện. Đại hội Đảng lần thứ XI tiến hành đầu năm 2011 nhận định “những thành tựu, kinh nghiệm của 25 đổi mới đã tạo cho đất nước thế và lực, sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước” [19, tr.29]. Các thành tựu đó là:
Nước ta đã vượt qua khó khăn, thách thức do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, “kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%/năm. Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người 1.168 USD” [19, tr.92], đất nước đã thốt khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt được những thành tựu quan trọng; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, cơng tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân được chú trọng và đạt được nhiều kết quả. Lực lượng báo chí Việt Nam ngày càng lớn mạnh và trưởng thành là nhân tố quan trọng trong việc triển khai công tác thơng tin tun truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng, chính trị-xã hội ổn định, quốc phịng, an ninh giữ vững. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, có sức lan tỏa mạnh và đang đi vào chiều sâu.
Bên cạnh các thành tựu là những yếu kém:
Nước ta đang đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nước trong khu vực. Tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí cịn nghiêm trọng. Có những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghã xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Các thế lực thù địch tiếp tục âm mưu “diễn biến hịa bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta
Những thành tựu và khó khăn trong nước đặt ra một số vấn đề có liên quan đến việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc:
- Thành tựu của công cuộc đổi mới tạo nền tảng, thuận lợi cho việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo đà để thực hiện dân chủ hóa, nâng vị thế của người dân ngày càng cao trong xã hội.
- Trước những khó khăn, Đảng cần phải quán triệt hơn nữa bài học “lấy dân làm gốc”. Chỉ có dựa vào dân, phát huy tiềm lực, sáng tạo của nhân dân mới có thể tiến hành thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Các thế lực thù địch tiếp tục có những âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng nước ta, trong đó tập trung chống phá vai trị lãnh đạo của Đảng, làm tan rã mối quan hệ giữa Đảng với dân. Đảng chỉ được bảo vệ, giữ vững vai trò lãnh đạo của mình khi biết dựa vào dân, được “dân mến, dân tin”.
Rõ ràng bối cảnh quốc tế và trong nước nói trên tạo cho nước ta vị thế mới với những thuận lợi và cơ hội to lớn cùng những khó khăn và thách thức gay gắt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời cũng là những nhân tố tác động đến việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc trong thời kỳ mới.