Giáo dục đạo đức cho thanh niên là một nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp cách mạng

Một phần của tài liệu VậN DụNG tư tưởng hồ chí minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên vào các trường đại học ở thái nguyên (Trang 26 - 29)

trọng của sự nghiệp cách mạng

Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln chăm lo giáo dục, đào tạo thanh niên - lực lượng trực tiếp gánh vác và giải quyết những nhiệm vụ hiện tại; là đội ngũ kế cận sự nghiệp của những thế hệ đi trước. Trong “Di chúc”, Người nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân phải coi nhiệm vụ “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”[44, tr.498].

Theo Người, cách mạng là sự nghiệp lâu dài khó khăn và là trách nhiệm của nhiều thế hệ. Việc bàn giao thế hệ khơng chỉ là trao lại những gì đã có mà điều quan trọng và khó khăn hơn là trang bị cho thế hệ sau những điều

cần thiết, định hướng cho thanh niên những công việc phải làm để họ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng. Chính vì vậy, vấn đề quan tâm giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ chính là thực hiện theo quy luật khách quan nhằm đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc đi đến thắng lợi cuối cùng.

Gắn bó với dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln có lịng tin mãnh liệt vào sức mạnh vô địch cũng như năng lực sáng tạo phi thường của quần chúng nhân dân, trong đó có thế hệ trẻ và dành mn vàn tình u thương cho thế hệ trẻ, gửi gắm niềm tin khi đặt trọn tương lai của cách mạng, của dân tộc vào bàn tay, khối óc của họ. Nhân ngày khai trường của năm học đầu tiên dưới chế độ mới, Người đã gửi thư khích lệ và động viên học sinh cả nước:

Ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu. Trong cơng cuộc kiến thiết đó, nước nhà trơng mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em [36, tr.33].

Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, từ rất sớm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ: “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Do vậy, ngay từ những ngày đầu mới thành lập chính quyền cách mạng, Người đã coi việc xoá mù chữ, tiêu diệt giặc dốt và nâng cao dân trí là nhiệm vụ thứ hai trong sáu nhiệm vụ cấp bách của đất nước lúc bấy giờ. Với quan điểm “vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, Hồ Chí Minh đã hết lịng, hết sức quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp nước nhà, coi “trồng người” là một nhiệm vụ chiến lược. Trọng trách to lớn đó là của tồn Đảng tồn dân, trước hết trực tiếp thuộc ngành giáo dục - đào tạo. Vì vậy, theo Người dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt; các ngành các cấp uỷ Đảng và chính

quyền địa phương phải quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, nhằm thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của nước ta lên những bước phát triển mới. Có thể nói, “trồng người” là một tư tưởng có ý nghĩa to lớn, là kế lâu bền để phát triển đất nước. Ngày nay, khi con người được coi là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta càng cảm nhận thấy chiều sâu trong tư tưởng đó của Hồ Chí Minh.

Đối với sinh viên và học sinh, để xứng đáng là thế hệ cách mạng của đời sau, Hồ Chí Minh địi hỏi họ phải ra sức học tập: học tập trong gia đình, nhà trường và ngồi xã hội; học tập qua sách vở và từ chính thực tiễn sinh động của cuộc sống. Học không phải để “làm quan” mà học để làm việc, làm người và để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân.

Một trong những triết lý sâu sắc của Hồ Chí Minh là học phải đi đơi với hành, lý luận phải gắn với thực tiễn. Vì vậy, bên cạnh quan điểm xác định giáo dục như một phương thức chủ yếu để bồi dưỡng thế hệ trẻ, Người còn địi hỏi thế hệ trẻ ln tự rèn luyện, tu dưỡng trong thực tiễn nhằm xây dựng, phát huy các phẩm chất, năng lực cần thiết để sau này có thể cống hiến được nhiều cho xã hội. Trong “Thư gửi thanh niên” năm 1947, Hồ Chí Minh khẳng định: Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thanh niên muốn làm chủ tương lai một cách xứng đáng thì ngay từ bây giờ phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải tích cực chuẩn bị cho tương lai. Việc giáo dục cho thanh niên không tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh, nhằm giúp họ tránh những cái độc hại, tiêu cực và tiếp thu, học hỏi những cái hay, tiến bộ trong cuộc sống; phải đồn kết chặt chẽ, kiên trì phấn đấu, vượt mọi khó khăn thử thách, thi đua học tập và lao động sản xuất, góp sức vào xây dựng một nước Việt Nam hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Thấm nhuần và thực hiện những tư tưởng đúng đắn, sâu sắc nói trên, nhiều thế hệ cách mạng đã nhanh chóng trưởng thành, đóng góp cơng lao to

lớn vào sự phát triển của dân tộc. Họ đã chiến đấu và chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và đi lên chủ nghĩa xã hội; đã và đang tích cực “xây lại nước ta đàng hồng hơn, to đẹp hơn” như mong ước cháy bỏng của Người trước khi từ biệt thế giới này.

Một phần của tài liệu VậN DụNG tư tưởng hồ chí minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên vào các trường đại học ở thái nguyên (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w