Giáo dục thông qua tấm gương và các phong trào thanh niên

Một phần của tài liệu VậN DụNG tư tưởng hồ chí minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên vào các trường đại học ở thái nguyên (Trang 48 - 49)

Theo Hồ Chí Minh, tâm hồn của thanh niên sinh viên luôn trong sáng, luôn khát khao vươn tới cái đẹp, cái cao thượng do đó họ muốn có thần tượng để ngưỡng mộ, để học tập để vươn tới chân, thiện, mỹ. Do vậy, Người luôn nhắc nhở phải lấy gương người tốt việc tốt hàng ngày để giáo dục thanh niên. Đây là một trong những cách tốt nhất để xây dựng con người mới, cuộc sống mới.

Nêu gương là hình thức đưa ra những mẫu hình lý tưởng làm gương cho người khác, để người khác noi theo. Trong giáo dục nói chung và giáo dục thanh niên nói riêng, Hồ Chí Minh coi nêu gương là sự động viên, khuyến khích một cách kịp thời và là biện pháp để thúc đẩy phong trào thi đua hiệu quả nhất. Hồ Chí Minh cho rằng giáo dục thanh niên không chỉ là bài diễn văn tuyên truyền khô khan, kém hiệu quả mà cần phải biết sáng tạo các hình thức giáo dục phong phú, đa dạng. Nêu gương người tốt việc tốt, lấy gương tốt, việc tốt trong quần chúng, trong thanh niên để giáo dục lẫn nhau là một phương pháp vừa sinh động vừa có tính thuyết phục cao. Thực hiện giáo dục bằng việc nêu gương là việc làm khơi dậy những phần tốt, mặt tốt ở mỗi thanh niên, nêu những tấm gương tốt diễn ra hàng ngày để mọi người noi

theo; những người đã có việc làm tốt thì càng phát huy để có nhiều việc làm tốt hơn. Người cho rằng: “Lấy gương người tốt việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng. Xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” [44, tr.558].

Một phần của tài liệu VậN DụNG tư tưởng hồ chí minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên vào các trường đại học ở thái nguyên (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w