- Phải rèn luyện đạo đức thường xuyên liên tục, gắn với hoạt động thực tiễn hàng ngày.
Để có đạo đức trong sáng, mỗi người phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức hàng ngày, phải kiên trì, bền bỉ, suốt đời, khơng chủ quan, tự mãn. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống.
Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [41, tr.293]. Theo
Hồ Chí Minh, đã là người thì ai cũng có chỗ hay chỗ dở, chỗ xấu chỗ tốt, ai cũng có thiện có ác ở trong chính bản thân mình. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, khơng tự lừa dối, huyễn hoặc, thấy cái hay cái tốt, cái thiện để phát huy và thấy cái dở, cái xấu, các ác để khắc phục. Đối với mỗi người, việc tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như đời công: sinh hoạt, học tập, lao động, chiến đấu; trong mọi mối quan hệ từ hẹp đến rộng, từ nhỏ đến lớn: gia đình, nhà trường, xã hội, từ quan hệ bè bạn, đồng chí, anh em đến quan hệ tập thể, với cấp trên cấp dưới, với Đảng, với Nhà nước, với dân và cả trong mối quan hệ quốc tế. Trong cuộc sống, mỗi người đều có nhiều cương vị, nhiều vai trị khác nhau, địi hỏi phải điều chỉnh hành vi cũng như phẩm chất đạo đức của mình, nó được thể hiện rất cụ thể, phong phú và đa dạng. Có rèn luyện, con người mới có được phẩm chất đạo đức tốt đẹp và những phẩm chất ấy ngày càng được bồi đắp và nâng cao.
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, tu dưỡng đạo đức cách mạng phải dựa trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm của mỗi người và dư luận của quần chúng. Tu dưỡng đạo đức mới phải gắn với thực tiễn, bền bỉ, mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Như vậy mới phân biệt được cách tu dưỡng của các nhà nho. Hồ Chí Minh viết: “Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Cịn cỏ dại khơng cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Tư tưởng cộng sản thì phải rèn luyện gian khổ mới có được. Cịn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sơi, nảy nở rất dễ” [41, tr.448]. Vì vậy, nếu khơng kiên trì rèn luyện thì ở thời kỳ
trước là người có cơng, nhưng ở thời kỳ sau có thể là có tội, lúc trẻ có thể giữ được đạo đức, nhưng lúc già lại bị thoái hoá biến chất, hư hỏng. Do vậy, mỗi người phải tự đấu tranh, rèn luyện để khắc phục chủ nghĩa cá nhân, xây dựng chủ nghĩa tập thể, chí cơng vơ tư, mình vì mọi người là trách nhiệm thường xuyên của mỗi con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là thế hệ trẻ.
- Nêu gương đạo đức
Tác dụng nêu gương giữ một vai trị rất quan trọng trong hình thành đạo đức xã hội. Nhận thức một cách sâu sắc vai trị gương mẫu, Người ln u cầu “dạy cho các cháu thì nói với các cháu chỉ là một phần, cái chính là phải cho các cháu mình thấy, cho nên những tấm gương thực tế là rất quan trọng” [41, tr.331].
Những gương người tốt, làm việc tốt mn hình mn vẻ là vật liệu quý để xây dựng con người, lấy gương người tốt việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới.
Hồ Chí Minh coi người tốt, việc tốt như một bơng hoa, mọi người đều làm việc tốt thì cả xã hội tựa như một vườn hoa đẹp. Phương pháp nêu gương còn đòi hỏi ở người đi giáo dục - các thầy cô giáo là tấm gương sáng về cái đúng, cái tốt, cái đẹp để người học nói theo. Một hành vi xấu của người thầy có thể làm tổn thương, làm mất đi niềm tin của cả một lớp người.
Sự nghiệp trồng người quy tụ ở mẫu người, hoặc các mẫu người được xây dựng về mặt lý thuyết và trong thực tế Hồ Chí Minh rất coi trọng việc xây dựng mẫu người tiên phong làm mục tiêu phấn đấu cho mọi người. Người đã xuất phát từ thực tiễn cách mạng, tuỳ theo đạo đức của từng đối tượng, từng công việc mà nêu ra những mẫu người có đặc thù: mẫu người chiến sĩ quân đội nhân dân, mẫu người thanh niên...
Bản thân Người là tấm gương sáng, là hiện thân của nền đạo đức cách mạng Việt Nam, mãi mãi là ngọn đèn pha chiếu rọi con đường rèn luyện,
phấn đấu để trở nên “tốt” hơn, đạt đến “chân thiện mỹ” của con người Việt Nam ngày nay và mai sau.
Ngày nay, tình hình mọi mặt so với lúc Hồ Chí Minh cịn sống đã có nhiều đổi thay. Tuy nhiên, những tư tưởng và tấm gương của Người về đạo đức cách mạng vẫn sống mãi. Trong điều kiện mới, cùng với những mặt tích cực của cơ chế thị trường, của mở cửa, những tác động tiêu cực đang xói mịn đạo đức, đời sống văn hoá của nhân dân ta, ngay cả trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Điều đó địi hỏi chúng ta phải kịp thời ngăn chặn, lấy ánh sáng cao đẹp của đạo đức cách mạng, đạo đức Hồ Chí Minh xua tan bóng tối của đạo đức tư sản, của lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, chạy theo tiện nghi, bất chấp lương tâm trách nhiệm, nghĩa vụ, tình nghĩa.
- Hình thành thói quen nói đi đơi với làm, xây dựng đạo đức mới đồng thời chống hành vi phi đạo đức
Đây là nguyên tắc, phương pháp cơ bản để xây dựng đạo đức mới. Khác hẳn với đạo đức của giai cấp bóc lột, phản động chỉ nói mà khơng làm. Ở đây điểm sáng tạo của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh khơng chỉ là sự cao đẹp của tư tưởng, mà là ở sự cao đẹp của chính tồn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Đó là sự thống nhất của động cơ, lời nói và hành vi đạo đức.
Trong suốt đời mình, Hồ Chí Minh đã giáo dục mọi người và chính bản thân Người đã thể hiện điều đó một cách nghiêm túc và gương mẫu hơn ai hết. Trong tác phẩm: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sách chủ nghĩa cá nhân” Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải thực hiện “đảng viên đi trước làng nước theo sau”. Cịn với thanh niên thì phải hăng hái trong mọi cơng việc, Người khuyên: “Thanh niên cần phải có tinh thần gan dạ sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiên tiến, vượt qua khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực” [39, tr.455].
Trong lĩnh vực đạo đức, lời nói phải đi đơi với việc làm thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho bản thân mỗi người và có tác dụng đối với người khác. Dù việc khó mấy cũng làm. Hồ Chí Minh nói: “Một tấm gương sống cịn giá trị hơn trăm bài diễn văn tuyên truyền” [33, tr.263]. Nếu “nói nhiều, làm ít” hoặc “nói mà khơng làm” hay “nói một đằng làm một nẻo” thì chỉ ln đem lại hậu quả xấu. Xây dựng đạo đức mới, chúng ta phải đấu tranh loại trừ những kẻ đạo đức giả ra khỏi xã hội thay vào đó là những tấm gương đạo đức trong sáng của những con người mới xã hội chủ nghĩa. Trong thực tế hiện nay, chúng ta cần phải thực hiện “lời nói đi đơi với việc làm” thì sẽ đem lại hiệu quả tốt trong cơng việc và đặc biệt là đối với sinh viên, ngoài việc học tập trong nhà trường cần phải thực hành ở ngoài xã hội để phục vụ cho đất nước.
Ngồi việc hình thành thói quen nói đi đơi với làm, xây dựng đạo đức mới đồng thời còn đấu tranh chống lại những hiện tượng phi đạo đức và đạo đức cũ.
Hồ Chí Minh quan niệm rằng trong xã hội cũ, mỗi chúng ta ai cũng mang trong mình ít hoặc nhiều vết tích xấu xa của xã hội cũ. Vả lại, theo Người thì trong mỗi con người đều có phần thiện và phần ác. Trong đời sống hàng ngày những hiện tượng tốt, xấu, có đạo đức và vơ đạo đức vẫn đan xen, tồn tại, đối chọi nhau. Vì vậy, xây dựng phải đi đơi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm để xây là việc cần phải làm trong giáo dục, rèn luyện đạo đức mới. Hồ Chí Minh đã căn dặn: “phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đồn kết, tính tổ chức và kỷ luật” [44, tr.439]. Xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới bằng việc nêu gương người tốt việc tốt, những tấm gương đạo đức xuất hiện trong cuộc sống bằng cách khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh để tự giác với trách nhiệm đạo đức của mình.
Trong việc chống và xây để có đạo đức mới, Hồ Chí Minh coi trọng việc chống chủ nghĩa cá nhân và xây dựng chủ nghĩa tập thể. Vì chủ nghĩa cá nhân là một thứ bệnh cực kỳ nguy hiểm, nó làm mất đồn kết, thiếu tinh thần trách nhiệm, làm hại đến lợi ích của nhân dân và Tổ quốc.
Vì vậy, một nguyên tắc xây dựng đạo đức mới phải là kết hợp xây đi đôi với chống. Một mặt không ngừng trau dồi xây đắp, phát triển đạo đức mới, tăng cường cái đúng, cái tốt. Mặt khác, cùng với xây cái tốt, phải đấu tranh chống cái xấu, xố bỏ cái ác. Trong q trình đó, chú ý, tăng cường xây dựng đạo đức mới thông qua phong trào quần chúng. Cái tốt được tăng cường, phát triển, còn cái xấu bị đẩy lùi.
Đây là một nguyên tắc rèn luyện để trở thành người có đạo đức cách mạng và cũng là nguyên tắc để Đảng xây dựng nền đạo đức mới Việt Nam.
Mỗi học sinh, sinh viên muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ là người “chủ tương lai” của đất nước thì cần phải ln ln phấn đấu trong học tập, rèn luyện suốt đời để trở thành một con người vừa có phẩm chất đạo đức trong sáng vừa có chun mơn cao.
Đạo đức và tài năng là hai nội dung song song không thể thiếu được đối với nhiệm vụ bồi dưỡng giáo dục, trong đó đạo đức là gốc. Người nói: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng [43, tr.329].