Nêu cao những tấm gương sáng, những việc làm tốt, người tốt trong đội ngũ các thầy cô giáo và

Một phần của tài liệu VậN DụNG tư tưởng hồ chí minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên vào các trường đại học ở thái nguyên (Trang 93 - 100)

việc làm tốt, người tốt trong đội ngũ các thầy cơ giáo và những nhân tố điển hình trong sinh viên

Người thầy là “kỹ sư tâm hồn”. Chính vì thế, nhiệm vụ của người thầy rất vinh quang nhưng cũng vơ cùng khó khăn vất vả. Bởi lẽ, truyền thụ kiến thức đã khó nhưng tác động đến sinh viên giúp cho họ có ý thức tự học tập, rèn luyện cịn khó hơn. Để làm được cơng việc khó khăn phức tạp người giáo viên phải đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức. Việc nêu những tấm gương đạo đức của đội ngũ thầy cô giáo và các nhân tố điển hình có tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách sinh viên.

Người giáo viên phải xây dựng mối quan hệ trong nhà trường thật trong sáng, lành mạnh, đặc biệt là quan hệ thầy - trị. Thầy cơ khơng chỉ là người truyền đạt kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho sinh viên mà còn tác động sâu sắc và mạnh mẽ đến sinh viên bằng chính nhân cách của mình. Sự tha hố trong quan hệ thầy - trò rất dễ dẫn đến tác động tiêu cực đối với công tác giáo dục đạo đức và đến cả sự phấn đấu rèn luyện của mỗi sinh viên. Vì vậy, việc củng cố xây dựng tốt mối quan hệ thầy - trị có ý nghĩa quan trọng đối với công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên của Đại học Thái Nguyên.

Nghề dạy học là nghề đào tạo những con người có nhân cách và giáo viên là người có vai trị quan trọng đặc biệt. Để thực hiện nhiệm vụ cao cả đó mỗi giáo viên trong các trường đại học phải ln ý thức được mục đích hoạt động của mình, phải khơng ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực chun mơn, mẫu mực từ lời nói đến việc làm.

Thanh niên là tuổi cần có mơi trường giáo dục tốt. Nếu các em được giáo dục tốt, có mơ hình nhân cách tốt, có một mẫu người lý tưởng để noi theo thì nhân cách đạo đức của các em sẽ hình thành tốt. Trong khi đó xã hội có quá nhiều giá trị để cho các em lựa chọn. Do tuổi đời còn quá trẻ, kinh nghiệm sống chưa nhiều nên không biết đâu là giá trị đích thực, khơng phân biệt được đúng sai, thật giả. Vì vậy, định hướng giáo dục bằng gương người tốt, việc tốt trong xã hội có ý nghĩa rất lớn đối với sự hình thành và phát triển

nhân cách tồn diện ở sinh viên và thông qua những gương người tốt, việc tốt giúp cho các em xây dựng động cơ phấn đấu và rèn luyện đúng đắn. Theo Hồ Chí Minh trong giáo dục cần lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới. Đồng thời, Người cịn nói: Dạy cho các cháu thì nói với các cháu chỉ một phần, cái chính là phải cho các cháu nhìn thấy, cho nên những tấm gương thực tế là rất quan trọng.

Bên cạnh việc nêu những tấm gương sáng, gương tốt để thanh niên sinh viên noi theo, hiệu quả giáo dục sẽ đạt hiệu quả cao khi biết kết hợp với việc chỉ ra và phê phán những gương xấu. Đặc biệt là cần lên án và cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời những biểu hiện suy thoái về đạo đức của cán bộ đảng viên nhằm cũng cố niềm tin của thanh niên sinh viên vào lý tưởng đạo đức xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, cần tổ chức cho thanh niên sinh viên giao lưu với những người mắc sai lầm khuyết điểm nhưng biết ăn năn hối hận làm lại cuộc đời, có ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Chính tiếng nói của những người trong cuộc là lời cảnh tỉnh cho các em, giúp các em tránh đi vào vết xe đổ của người trước.

* * *

Tóm lại, cùng với sự đổi mới chung của đất nước, việc giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên của cả nước nói chung, thanh niên sinh viên các trường Đại học tỉnh Thái Nguyên nói riêng là một việc làm cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Những năm qua, vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên khơng ngừng được đổi mới tồn diện. Q trình đổi mới đó đã góp phần quan trọng làm cho công tác này ngày càng phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của thanh niên sinh viên, phù hợp với mục tiêu chung trong giáo dục và đào tạo của các trường, phù hợp với yêu cầu đòi hỏi thực tiễn của xã hội phát triển. Tất cả

những hạn chế, yếu kém như đã nêu trên, cùng với những chuyển động khơng ngừng của tình hình đạo đức thanh niên, của cơng tác giáo dục đạo đức thanh niên sinh viên cũng như yêu cầu phát triển của đất nước trong xu hướng hội nhập và phát triển hiện nay tất yếu địi hỏi cơng tác giáo dục đạo đức trong các nhà trường cần phải không ngừng đổi mới phương thức hoạt động. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, phát triển nhân cách toàn diện cho thanh niên sinh viên, thực hiện mục tiêu chung trong các trường đại học và nâng cao vai trò, vị thế của việc giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN

1. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự hội tụ và phát triển giữa các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hoá của nhân loại và sự tiếp thu sáng tạo quan điểm đạo đức Mác - Lênin nhằm phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều bắt nguồn từ cái tâm trong sáng đối với vận mệnh dân tộc, với cuộc sống của nhân dân. Chính vì thế, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng về giáo dục đào tạo đạo đức cho thanh niên nói riêng có ý nghĩa to lớn và ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ cách mạng nối tiếp nhau. Bản thân Hồ Chí Minh đã nêu một tấm gương trong sáng tuyệt vời về đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, suốt đời quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.

2. Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tư tưởng, nhân cách Hồ Chí Minh phải trở thành hạt nhân trong thang giá trị của xã hội ta, là cơ sở để định hướng cho toàn dân tộc, đặc biệt là cho thế hệ trẻ. Học tập đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh là học tập sự phấn đấu, rèn luyện cho mình lý tưởng cách mạng cao đẹp; học và làm theo tư tưởng đồn kết, học ý chí chiến đấu, tinh thần cách mạng triệt để; tiến công liên tục, học niềm cảm thông sâu sắc đối với nhân dân, với mỗi con người; học lòng căm thù cháy bỏng đối với những kẻ gian tà, tham lam, ích kỷ; học niềm tin sắt đá vào sức mạnh của quần chúng nhân dân; học tinh thần, ý chí, phương châm, phương pháp, quan điểm lao động, học sự cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, học sự cần cù giản dị, trong sạch lành mạnh trong cuộc sống.

Trong nền kinh tế thị trường, vấn đề giáo dục đạo đức càng có một ý nghĩa quan trọng đối với thanh niên sinh viên các trường đại học trong cả

nước nói chung và các trường đại học trong tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Bởi lẽ, dưới tác động đan xen, nhiều chiều của nền kinh tế thị trường đã có khơng ít những biểu hiện tiêu cực trong hành vi đạo đức, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng, rèn luyện nhân cách của những người cán bộ miền núi tương lai. Vì vậy, việc trở lại nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên sinh viên càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

3. Vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người vào việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho thanh niên sinh viên các trường Đại học tỉnh Thái Nguyên, cần tiến hành tồn diện và đồng bộ các nhóm giải pháp như: nhóm giải pháp về nhận thức: u cầu cần nhận thức đúng vị trí, vai trị của đạo đức là gốc, là nền tảng; cần nhận thức rõ giáo dục đạo đức cho thanh niên là một quá trình lâu dài, bền bỉ, kiên trì và nhẫn nại; yêu cầu phải phát huy ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện của sinh viên. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện: yêu cầu phải giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, giáo dục lòng tin của thanh niên đối với Đảng và Nhà nước là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Bên cạnh đó, việc tăng cường và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể là một việc làm cần thiết đối với giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên. Ngoài ra, việc giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên cần phải kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn và phải cải tạo, xây dựng môi trường sống và sinh hoạt lành mạnh cho sinh viên. Nhóm giải pháp giáo dục đạo đức thông qua các tấm gương sáng, điển hình: Trước hết, phải giáo dục đạo đức cho các em thông qua tấm gương sáng về đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, giáo dục đạo đức thông qua tấm gương sáng của các thầy cô, các bạn sinh viên sẽ là động lực giúp cho các em có được cái nhìn thực tế tác động tích cực đến tư duy và hành động của các em, giúp cho bản thân các em ngày càng hoàn thiện.

4. Với mong muốn nâng cao nhận thức và rèn luyện khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn cách mạng, tác giả luận văn đã cố gắng nghiên cứu và tiếp cận những vấn đề cơ bản, cốt lõi của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và thực trạng đạo đức của thanh niên sinh viên các trường đại học ở tỉnh Thái Nguyên. Tác giả hy vọng những giải pháp được đề xuất sẽ góp phần thiết thực vào q trình giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên sinh viên các trường Đại học ở tỉnh Thái Nguyên, góp phần thực hiện thắng lợi “điều mong muốn cuối cùng” của Người là “xây dựng một nước Việt Nam hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” [44, tr.512].

Một phần của tài liệu VậN DụNG tư tưởng hồ chí minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên vào các trường đại học ở thái nguyên (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w