- Giáo dục đạo đức cho thanh niên phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân
Trong quan hệ đạo đức thì mối quan hệ của mỗi người đối với đất nước, đối với nhân dân, dân tộc mình là quan hệ lớn nhất. Yêu tổ quốc, yêu nhân dân chính là trung với nước, hiếu với dân là một phẩm chất đạo đức quan trọng nhất, bao trùm nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Để giáo dục đạo đức cho thanh niên thì phẩm chất này càng khơng thể thiếu được. Theo dòng chảy của thời gian, Trung và Hiếu đã thâm nhập vào nước ta và đã trở thành một trong những chuẩn giá trị của các triều đại phong kiến. Hồ Chí Minh tiếp nhận trung - hiếu ở một tầm nhận thức mới. Người đã gọt bỏ nội dung cũ của Nho giáo là trung với vua và đưa vào đó nội dung mới.
Theo Hồ Chí Minh, trung là trung với nước, là trung thành với lợi ích của quốc gia, dân tộc, với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa... Nước ở đây với ý nghĩa "Dân là con nước, nước là mẹ chung", là nước của
dân, của tồn dân tộc chứ khơng phải của riêng ai và chính mỗi người dân là những "chủ nhân ơng" của đất nước. Mối quan hệ nước - dân, dân - nước mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hòa quyện với nhau trong một thể thống nhất về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi công dân với cộng đồng, quốc gia, dân tộc.
Về chữ hiếu, theo Hồ Chí Minh, là hiếu với dân. Hiếu với dân không phải chỉ là hiếu với cha mẹ mình như người xưa vẫn nói, mà là hiếu với nhân dân, với tồn dân tộc, vì "nước lấy dân làm gốc", dân là "gốc" của nước. Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: "Trong bầu trời khơng gì q bằng nhân dân... Trong xã hội khơng có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân" [40, tr.276]; "Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế. Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà...”[44, tr.554] và Người cho rằng đạo đức ngày nay cao rộng hơn “ khơng phải chỉ có hiếu với bố mẹ, mà trung với nước, hiếu với dân" [44, tr.558]; "Người kiên quyết cách mạng nhất lại là người đa tình, chí hiếu nhất. Vì sao? Nếu khơng làm cách mạng thì chẳng những bố mẹ mình mà hàng triệu bố mẹ người khác cũng bị đế quốc phong kiến dày vò" [39, tr.60]. Người cách mạng "khơng những cứu bố mẹ mình mà cịn cứu bố mẹ người khác, bố mẹ của cả nước nữa" [39, tr.60]. Chính với ý nghĩa rộng lớn ấy, "hiếu thảo" vẫn gắn liền với "hiếu trung", như trong bức điện gửi họ Nguyễn Sinh sau khi nghe tin anh ruột qua đời, Hồ Chí Minh đã viết: "Một người con đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước" [38, tr.114].
Theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, “Trung với nước, hiếu với dân” được thể hiện trong mọi công việc cách mạng của Đảng, trong từng suy nghĩ, việc làm cụ thể của mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân. Dù mục tiêu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng khác nhau, nhưng yêu cầu về trung, hiếu luôn nhất quán và là tiêu chí chung cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân học tập và rèn luyện. Đó là lịng u nước thương nịi, tự hào với
truyền thống vẻ vang của dân tộc; là bổn phận và trách nhiệm của mỗi người dân với cộng đồng, với sự nghiệp của Đảng và dân tộc, với sự hưng vong của đất nước; là ý chí và nghị lực vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách, sẵn sàng hy sinh vì mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng; là sự tin u, kính trọng nhân dân. Vì vậy, trong suốt quá trình xây dựng Đảng, lãnh đạo cách mạng, Người thường xuyên quan tâm tới việc nâng cao tinh thần trung, hiếu ở mỗi người dân Việt Nam yêu nước nói chung, cán bộ, đảng viên nói riêng, và địi hỏi họ phải ln ghi sâu trong lịng những chữ "trung với nước, hiếu với dân".
Chúng ta có thể thấy rõ điều này ngay từ những ngày đầu cách mạng. Khi mở lớp huấn luyện, đào tạo lớp cán bộ đầu tiên của Đảng (ở Quảng Châu, Trung Quốc), một trong những vấn đề đầu tiên đồng chí Nguyễn Ái Quốc quan tâm là đào tạo những người tự nguyện hy sinh phấn đấu suốt đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người; học tập, tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là để "giữ chủ nghĩa cho vững", tuyệt đối trung thành với sự nghiệp lớn của Đảng, biết đoàn kết và tổ chức quần chúng thực hiện.
Khi Đảng ta được thành lập, Người luôn nhắc nhở: "Mỗi người đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng: mình vào Đảng để làm đày tớ cho nhân dân. Bác nhấn mạnh: Làm đày tớ nhân dân chứ không phải là "quan" nhân dân" [44, tr.222]. Khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn dân vừa kháng chiến vừa kiến quốc, dù ở đâu, làm gì, Người cũng chỉ tâm niệm một điều rằng: "Đảng ta là Đảng cách mạng. Ngồi lợi ích của nhân dân, Đảng ta khơng có lợi ích gì khác" [42, tr.33], "Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân" [39, tr.572]... Vì vậy, Người ln chỉ rõ cho mọi người thấy và hiểu rõ vấn đề cốt lõi của đạo đức cách mạng là: Việc gì lợi cho dân phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân phải hết sức tránh.
Chính trong q trình ấy, Người đã nêu tấm gương sáng về lịng "tận trung với nước, tận hiếu với dân". Lòng trung, hiếu ở Người là nhất quán,
trước sau như một. Ngay từ những ngày đầu ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới mục tiêu độc lập cho Tổ quốc, cơm no áo ấm cho đồng bào, Người đã vượt qua bao khó khăn, thử thách. Trong lao tù của bọn thực dân, đế quốc, lịng kiên trung bất khuất, quyết tâm giải phóng dân tộc, cơm no áo ấm cho đồng bào càng được bồi đắp thêm. Khi đất nước giành được độc lập, Người "tuyệt nhiên không ham muốn cơng danh phú q chút nào", khơng muốn "dính líu gì với vịng danh lợi" mà "chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hồn tồn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" [36, tr.161].
Như vậy có thể hiểu, “Trung với nước, hiếu với dân” chính là lời dạy của Bác khơng chỉ với các anh bộ đội mà đây cịn là thơng điệp gửi đến những người cán bộ, đảng viên và nhân dân trong đó có thanh niên. Hồ Chí Minh u cầu "Thanh niên phải luôn luôn rèn luyện đạo đức cách mạng... Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, với Đảng, với giai cấp" [42, tr.621]. Trong thư gửi thanh niên ngày 2-9-1965, Người căn dặn thanh niên: "Phải ln nâng cao chí khí cách mạng "trung với nước, hiếu với dân" nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Không sợ gian khổ, hy sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước" [43, tr.504-505].
Đó là sự gắn liền nhiệt thành cách mạng - yêu nước thương dân, với chủ trương đường lối của Đảng: đấu tranh để giành độc lập cho dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Giáo dục đạo đức cho thanh niên phải yêu và q trọng lao động, phải giữ gìn kỷ luật, phải bảo vệ của cơng
Khi xác định nội dung giáo dục tồn diện cho sinh viên, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Giáo dục là một khoa học, việc giáo dục phải tuân theo những quy
luật khách quan và phải nắm vững đặc điểm tâm lý lứa tuổi để lựa chọn nội dung và phương pháp giáo dục cho phù hợp. Vì vậy, giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên cũng khơng nằm ngồi quy luật chung đó.
Thanh niên là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội. Xã hội có phát triển hay không tuỳ thuộc vào thái độ của thanh niên đối với lao động. Từ nhận thức trên, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục thanh niên tình yêu đối với lao động. Muốn thanh niên yêu lao động thì trước hết phải làm cho thanh niên nhận thức được lao động là bổn phận, trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc. Người dạy: “Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta” [42, tr.313]. Người cho rằng, phải giúp cho thanh niên tẩy trừ tư tưởng xem khinh lao động, thói lười biếng, ỷ lại: “Trong xã hội ta, khơng có nghề nào thấp kém, chỉ những kẻ lời biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ” [42, tr.313] và “Bất cứ làm nghề gì, có ích cho nước nhà, cho nhân dân, cho giai cấp, đều là vẻ vang. Bất cứ nấu bếp, quét nhà hay làm chủ tịch, đều phải lao động cả, làm gì ích nước lợi dân là vẻ vang” [40, tr.296]. Yêu lao động, thanh niên phải biết quý trọng thành quả lao động; phải biết bảo vệ của cơng, chi tiêu hợp lý, khơng hoang phí, xa xỉ; phải hăng hái thi đua sản xuất thực hành tiết liệm; phải tự giác giữ vững kỷ luật lao động; lao động phải có kế hoạch, chú trọng tính thiết thực, hiệu quả. Yêu lao động trong tư tưởng Hồ Chí Minh cịn là biểu hiện cụ thể của đạo đức cách mạng, của phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”. Trung với nước, hiếu với dân thì thanh niên phải tích cực tham gia lao động sản xuất, nỗ lực học tập để cống hiến nhiều hơn nhằm làm cho nước mạnh, dân giàu. Nói yêu Tổ quốc, yêu nhân dân mà khơng u lao động thì chỉ là lời nói sng. u lao động là nét đẹp của con người mới, lối sống mới.
Ngoài yêu lao động, thanh niên sinh viên phải ln rèn luyện tính kỷ luật. Lúc sinh thời, Hồ Chí Minh địi hỏi mọi người sống, lao động và học tập phải có kỷ luật. Vì theo Người, “Tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có khoa
học và kỷ luật”, “ phải giữ gìn kỷ luật”, “ Đồn kết tốt, kỷ luật tốt”. Kỷ luật ở đây khơng chỉ là kỷ luật hành chính mà cịn là kỷ luật tự nguyện, tự giác, kỷ luật giữa con người với nhau nhằm nâng cao tính chủ động và tinh thần trách nhiệm.
Bên cạnh nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho thanh niên phải yêu và quý trọng lao động, giữ gìn kỷ luật cịn phải giáo dục cho họ biết giữ gìn của cơng. Mục đích giữ gìn của cơng nhằm làm cho mỗi chúng ta có tinh thần trách nhiệm với tập thể, giữ gìn của cơng sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được tiền của, thời gian, công sức của tập thể, tài sản của quốc gia, tránh được những lãng phí nhằm thất thốt tài sản chung góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh.
- Giáo dục đạo đức cho thanh niên phải có tinh thần quốc tế “đúng đắn”
Yêu nước, nhân ái, cộng đồng là truyền thống vốn có của nhân dân ta. Nhưng u nhân dân mình đồng thời lại biết yêu nhân dân các dân tộc bị áp bức; giải phóng cho dân tộc mình cịn phải giải phóng cho các dân tộc khác nữa, giúp bạn là tự giúp mình, …thì phải đến thời đại Hồ Chí Minh mới được đề ra và giáo dục đầy đủ.
Tinh thần quốc tế địi hỏi chống lại thói vị kỷ dân tộc, sơvanh, hẹp hịi, biệt lập…, nó hướng vào mục tiêu hồ bình, hữu nghị, dân chủ, tiến bộ xã hội. Tinh thần quốc tế trong sáng, đúng đắn làm cho con người trở nên cao thượng đẹp đẽ, nó là một phẩm chất đạo đức không thể thiếu của con người ở thời đại văn minh.
Đối với với thanh niên hiện nay, trước những nhiệm vụ cách mạng ngày càng to lớn và phức tạp, thêm vào đó là âm mưu chia rẽ rất thâm độc của địch, chúng ta phải đưa lại cho họ một ý thức vừa rộng vừa sâu về tình đồn kết, lấy tình u tập thể làm cần trục. Yêu tập thể phải được thực hiện trong cái tập thể sơ đẳng tự nhiên, tức là gia đình. Trong mỗi gia đình xã hội chủ nghĩa, tình đồn kết giữa cha mẹ và con cái, giữa các anh chị em là điều tất yếu, thể hiện ở sự giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, lao động, sinh hoạt…Trong
nhà trường xã hội chủ nghĩa, tình đồn kết đoàn kết được thể hiện cũng rất rõ ràng, thầy cơ giáo giúp đỡ, thương u, q trọng các em, hướng dẫn, chỉ bảo, giáo dục các em trở thành những người có ích cho xã hội. Ngược lại, các em học sinh, sinh viên phải có thái độ tốt trong học tập, trong cuộc sống và có quan hệ đúng mực với các thầy cơ giáo của mình. Đối với các thầy cơ giáo tinh thần tập thể, tinh thần đồn kết đó chính là sự tơn trọng, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong chuyên môn, trong cuộc sống... Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tinh thần tập thể trong các cơ quan, xí nghiệp, cơng trường được thể hiện ở sự đồn kết giữa các cơng nhân, viên chức và những cán bộ phụ trách…
Đối với bên ngồi thì tăng cường tình đồn kết và hợp tác giữa các tổ chức và đoàn thể thanh niên của ta với các đoàn thể thanh niên Quốc tế thông qua việc tiếp xúc và trao đổi thường xuyên giữa các bên.
Để tăng cường giáo dục đạo đức cho thanh niên phải có tinh thần quốc tế “đúng đắn” chúng ta cần nhấn mạnh giáo dục cho họ tình yêu:
1. Yêu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, yêu nhân dân 2. Yêu lao động, yêu khoa học
3. Yêu tập thể
Vì đó là ba giá trị, ba đức tính, ba truyền thống cao quý nhất trong bản lĩnh kiên cường của dân tộc ta và đã được Hồ Chí Minh khai thác triệt để và phát huy trong sự nghiệp cách mạng dưới lá cờ của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đó cũng chính là con đường mà Người đã đi từ chủ nghĩa yêu nước tới chủ nghĩa xã hội. Thanh niên sinh viên được quán triệt các giá trị cao quý này sẽ góp phần tăng cường, củng cố và thắt chặt mối quan hệ tốt đẹp giữa thanh niên sinh viên Việt Nam với thanh niên sinh viên quốc tế.