Nnhận thức đúng vị trí, vai trị đạo đức là gốc, là nền tảng

Một phần của tài liệu VậN DụNG tư tưởng hồ chí minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên vào các trường đại học ở thái nguyên (Trang 81 - 82)

Đạo đức thuộc lĩnh vực người, mang tính người, kích thích tính người. Vì thế nó mang tính giáo dục và tự giáo dục, làm cho tính tích cực trong mỗi con người được nhân lên. Từ đó hình thành và phát triển các quan điểm và nguyên tắc sống, xác định trách nhiệm của mình trong cuộc sống và xã hội. Mặt khác đạo đức còn là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người và xã hội, vì hạnh phúc con người và lợi ích chung của xã hội. Sự điều chỉnh này làm cho cá nhân và xã hội cùng tồn tại và phát triển, bảo đảm quan hệ lợi ích cá nhân và cộng đồng. Thấu hiểu vai trò quan trọng đó Hồ Chí Minh cho rằng đạo đức là gốc của con người. Mục đích của việc giáo dục đạo đức trong nhà trường nói chung là giúp cho việc hình thành nhân cách của các em ngày càng hồn thiện hơn. Việc giáo dục đạo đức phải được thực hiện thường xuyên suốt từ tuổi ấu thơ cho đến khi trưởng thành.

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức là gốc của con người, cũng như nguồn của sông, gốc của cây; đạo đức giúp con người biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Nói đạo đức là gốc nhưng chúng ta khơng nên tuyệt đối hố nó mà phải coi trọng cả tài năng. Đức và tài là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó, nếu khơng nói là

người vơ dụng. Ngược lại có tài mà khơng có đức thì khơng thể đem tài đó phục vụ nhân dân, thậm chí cịn có hại cho xã hội. Do vậy, tài năng phải được xây dựng trên nền tảng của đạo đức. Tài năng càng cao thì càng phải củng cố trau dồi đạo đức. Phẩm chất đạo đức của mỗi người được thể hiện thông qua những hành vi trong cuộc sống, nên đạo đức của mỗi người cần phải được giáo dục, rèn luyện thì nhân cách mới hồn thiện hơn.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận thanh niên sinh viên trong các trường đại học ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay là do các lực lượng giáo dục lẫn bản thân đối tượng được giáo dục chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trị gốc của đạo đức, q chú trọng “dạy chữ”, “luyện tài” mà xem nhẹ việc “dạy người”, “rèn đức”. Vì thế, để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên, trước hết phải bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức của các lực lượng giáo dục: từ Ban Giám Hiệu nhà trường, cho đến đội ngũ thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, và cả đối tượng được giáo dục là sinh viên. Cần đẩy mạnh việc tuyên truyền và quán triệt một cách sâu rộng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong các trường đại học, mọi tầng lớp nhân dân; mở cuộc vận động học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong tồn Đảng, tồn dân. Vì vậy, trong q trình giáo dục đạo đức cần làm cho sinh viên nhận thức đúng giá trị đạo đức mới và sự cần thiết phải phấn đấu trong học tập và rèn luyện.

Một phần của tài liệu VậN DụNG tư tưởng hồ chí minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên vào các trường đại học ở thái nguyên (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w