Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc kết hợp các hình thức giáo dục, khơng tuyệt đối hố bất cứ một hình thức giáo dục nào. Người viết: “Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội thì kết quả cũng khơng hồn tồn” [40, tr.394].
Như vậy có thể thấy, mỗi nhân tố đều có một vai trị riêng nhất định trong việc giáo dục đạo đức cho các em.
Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng của mỗi quốc gia và là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần, đồng thời là kim chỉ nam để tránh những nhận thức lệch lạc từ phía sinh viên.
Nhà trường là mơi trường giáo dục chuyên nghiệp, không chỉ phát triển về mặt kiến thức mà còn phải truyền tải cho sinh viên những giá trị chuẩn mực đạo đức của xã hội để các em thật sự trở thành những con người có tri thức thực sự, có đời sống tinh thần phong phú bên cạnh cuộc sống gia đình.
Xã hội là mơi trường thực tế, giúp sinh viên hồn thiện một số kỹ năng cuộc sống, đồng thời cũng chi phối nhiều đến suy nghĩ và hành động của các em. Theo Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức cho thanh niên là trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường và tồn xã hội. Người đánh giá cao vai trị của gia đình, vì gia đình là mơi trường đầu tiên và thường xun nhất mà con người tiếp nhận sự giáo dục để hình thành và phát triển nhân cách. Gia đình có chức năng ni dưỡng, chăm sóc, dạy bảo con trẻ nên người. Gia đình cịn giúp trẻ hình thành và phát triển các khả năng phát triển tình cảm, tư duy, trí tuệ. Thơng qua giáo dục gia đình, thế trẻ cịn tiếp nhận các giá trị đạo lý, lối sống, kỷ cương, các giá trị xã hội. Chính tình thương cùng với những lời dạy bảo của ơng bà, cha mẹ đã định hướng cho trẻ nhân cách và lối sống. Thực hiện tốt chức năng giáo dục gia đình góp phần tạo ra các cơng dân tốt có ích cho xã hội.
Ngồi sự giáo dục trong gia đình, nhà trường góp phần quan trọng trong việc giáo dục sinh viên thông qua các mối quan hệ thầy cơ, bạn bè từ đó sinh viên tiếp tục nhận được sự giáo dục từ phía nhà trường. Nhà trường là nơi đóng vai trị quan trọng trong việc truyền thụ những kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật cho sinh viên. Các đồn thể xã hội với những hoạt động, nội dung phong phú cũng có ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục sinh viên; nhà trường và môi trường xã hội là nơi tạo điều kiện để sinh viên thanh niên phát triển tư duy trí tuệ. Vì vậy, gia đình nhà trường và xã hội phải thật sự quan tâm và tạo điều kiện tốt để sinh viên phát triển một cách hài hòa tất cả các mặt đức, trí, thể, mỹ đồng thời phát hiện kịp thời những lệch lạc trong nhận thức và hành vi của họ để kịp thời uốn nắn. Vì thế, xây dựng mơi trường giáo dục
không chỉ là xây dựng nhà trường, mà nó cịn phải bao gồm cả việc xây dựng gia đình hịa thuận, xã hội tốt. Gia đình hịa thuận, xã hội ổn định, tổ chức Đoàn thanh niên các cấp vững mạnh chính là cơ sở góp phần đắc lực cùng với nhà trường sẽ đào tạo những thế hệ công dân hữu ích.
Việc bồi dưỡng, giáo dục những thế hệ cách mạng phải thường xuyên thông qua hoạt động thực tiễn. Hồ Chí Minh yêu cầu giáo dục đạo đức phải đi liền với tổ chức hành động, học đi đôi với hành, phải đưa vào rèn luyện bền bỉ hàng ngày trong thực tiễn đấu tranh cách mạng. Để công tác giáo dục thanh niên đạt hiệu quả cao cần phải biết kết hợp chặt chẽ giữa học tập ở thầy cô, ở sách vở, học ở bạn bè, ở nhân dân với rèn luyện trong lao động, trong công tác, trong chiến đấu. Đạo đức lối sống nẩy sinh từ hoạt động thực tiễn mà chủ yếu là lao động và đấu tranh. Do đó đây là điều kiện không thể thiếu trong rèn luyện đạo đức. Chỉ trong hoạt động thực tiễn, chấp nhận những yêu cầu của thực tiễn về đạo đức và đáp ứng được những yêu cầu ấy, thanh niên tự thể nghiệm mình, dần dần hình thành được những phẩm chất đạo đức cần thiết. Vì vậy, Hồ Chí Minh cho rằng q trình giáo dục đạo đức cho thanh niên là quá trình tổ chức hướng dẫn họ hoạt động thực tiễn và xem đây là phương pháp giáo dục có hiệu quả nhất. Vì thế, Hồ Chí Minh cho rằng học là phải suy nghĩ, học phải có liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học và hành phải kết hợp với nhau. Theo Người, học và hành là hai khâu của một q trình nhận thức, ln gắn bó khăng khít với nhau. Học đi đơi với hành cho phép cùng một lúc hình thành cả tri thức và kỹ năng. Học lý luận và học các môn phải lấy thực tiễn để minh họa, chứng minh cho sự đúng đắn của lý luận. Lý luận mà khơng có thực tiễn là lý luận sng, thực tiễn khơng có lý luận là thực tiễn mù quáng, như người mò mẫm đi trong đêm tối. Lý luận và thực tiễn ln ln gắn bó với nhau.
Hồ Chí Minh đã nhiều lần căn dặn giáo viên và học sinh cần gắn việc dạy học với thực tế cuộc sống, với đời sống của nhân dân. Thầy giáo và học sinh cần tham gia những cơng tác xã hội, ích nước, lợi dân. Người phê phán
lối dạy sách vở, biến con người thành những con mọt sách, lối nói sng văn hoa chủ nghĩa mà khơng có tác dụng gì. Việc học tập phải tranh thủ ở mọi lúc mọi nơi, học không chỉ học trong nhà trường, trong sách vở mà cịn học lẫn nhau và học ở nhân dân, khơng học nhân dân là một thiếu sót lớn; học tập trong việc làm hàng ngày, trong việc lớn cũng như việc nhỏ, học trong kinh nghiệm thành công cũng như kinh nghiệm thất bại.
Trong nhiều bài viết, bài nói, Hồ Chí Minh thường lấy những thí dụ cụ thể, thiết thực để chứng minh làm sáng tỏ những vấn đề lý luận phức tạp khi nói và viết, Người cũng thường đặt những câu hỏi khiến người nghe, người đọc phải động não, suy nghĩ, nhờ đó mà hiểu nhanh, nắm chắc, nhớ lâu. Đây chính là những bài học bổ ích, quý báu cho sự nghiệp giáo dục ngày nay.