Giáo dục đạo đức cho thanh niên phải thông qua hành động thực tiễn của họ

Một phần của tài liệu VậN DụNG tư tưởng hồ chí minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên vào các trường đại học ở thái nguyên (Trang 42 - 45)

thực tiễn của họ

- Phải kết hợp giáo dục bằng các tổ chức đồn thể, nhà trường với q trình tự tu dưỡng, tự rèn luyện đạo đức của thanh niên.

Hồ Chí Minh cho rằng việc giáo dục thanh niên phải biết dựa vào sức mạnh của tổ chức, sức mạnh của tập thể. Người chủ trương đưa thanh niên vào các tổ chức đồn để thơng qua các tổ chức mà giáo dục thanh niên. Hồ

Chí Minh đánh giá cao vai trị của Đồn thanh niên trong việc tập hợp, giáo dục, giác ngộ và rèn luyện thế hệ trẻ “Đoàn thanh niên lao động phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức và giáo dục thế hệ thanh niên và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản” [42, tr.21]. Muốn tập hợp rộng rãi, thu hút đơng đảo thanh niên thì mỗi đồn viên phải gương mẫu, giữ vững đạo đức cách mạng, khiêm tốn, cần cù, dũng cảm. Phải tránh tư tưởng kêu ngạo, công thần, tự tư, tự lợi, xung phong trong mọi công việc để lơi cuốn thanh niên. Tổ chức đồn các cấp phải quan tâm đến đời sống, công tác và học tập của thanh niên, “Phải nghiên cứu tìm ra nhiều hình thức và phương pháp thích hợp để đồn kết và tổ chức thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc” [40, tr.263]. Nội dung giáo dục thanh niên của các tổ chức đồn là định hướng chính trị và định hướng lối sống cho thanh niên. Thông qua các phong trào cách mạng, các cuộc vận động, tổ chức Đồn phải lơi kéo thanh niên tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội, từng bước giác ngộ lý tưởng cách mạng, giúp cho thanh niên khơng bị sa ngã về phía các thế lực thù địch. Muốn tập hợp được thanh niên các tổ chức Đoàn cần tổ chức những hoạt động vui chơi mang tính tập thể để vừa đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí vừa hướng thanh niên vào những sinh hoạt lành mạnh, bổ ích, tránh những tác động xấu từ xã hội.

Việc tập hợp thanh niên vào các tổ chức là rất cần thiết, Hồ Chí Minh rất coi trọng việc kết hợp quá trình tự tu dưỡng, tự rèn luyện đạo đức của thanh niên. Người thường xuyên nhắc nhở thanh niên tự tu dưỡng, đặc biệt là tu dưỡng về đạo đức, lý tưởng cách mạng, nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ chun mơn, rèn luyện ý chí, rèn luyện thân thể…Theo Hồ Chí Minh thanh niên có ưu điểm là rất hăng hái có tinh thần xung phong nhưng cịn khuyết điểm là ham chuộng hình thức, thiếu thực tế. Đây là đặc điểm tâm lý rất phổ biến ở thanh niên nên yếu tố tự rèn luyện của thanh niên là hết sức quan trọng.

Hồ Chí Minh rất coi trọng việc kết hợp cả hai mặt giáo dục và tự giáo dục khơng tuyệt đối hóa bất cứ hình thức giáo dục nào. Quá trình giáo dục sẽ đạt kết quả cao khi trở thành tự giáo dục, tự đào tạo, tự rèn luyện về trí tuệ và thể lực. Vì thế nếu phát huy tốt tinh thần tự tu dưỡng, tự rèn luyện thì việc giáo dục mới thật sự có hiệu quả và chắc chắn. Trong giáo dục thanh niên việc Hồ Chí Minh quan tâm đầu tiên là giáo dục đạo đức. Trong thư gửi giáo viên, học sinh, cán bộ thanh niên và nhi đồng ngày 3 tháng 11 năm 1955, Người nhắc nhở: Mỗi cấp học cần nhận rõ nhiệm vụ của mình:

Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta để thiết thực giúp ích cho cơng cuộc xây dựng nước nhà. Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thơng chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nhà nước, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế. Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công. Cách dạy phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gị ép thiếu nhi vào khn khổ của người lớn. Phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe của các cháu [40, tr.81].

Theo Hồ Chí Minh thực hiện giáo dục không thể tùy tiện mà phải xác định được nhiệm vụ, đặc điểm của từng cấp học để có cách giáo dục mang lại hiệu quả.

- Phải kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng đạo đức mới, kiên trì tu dưỡng đạo đức, xây đi đơi với chống

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức mới là đạo đức cách mạng, nó khơng phải từ trên trời sa xuống, mà do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà củng cố và phát triển. Để có được đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh thanh niên phải có dũng khí dám thừa nhận và kiên quyết đấu tranh với những thói hư, tật xấu của bản thân, đồng thời khơng ngừng học tập, trau dồi đạo đức cách

mạng. Con đường hình thành đạo đức cách mạng là khó nhọc nhưng có quyết tâm, biết kiên trì nhẫn nại, gian nan rèn luyện thì ắt thành cơng.

Trong xây dựng đạo đức mới, cần phải đồng thời chống lại cái xấu, cái ác, vô đạo đức, nếu sao nhãng việc tu dưỡng thì nó có dịp sinh sơi, nẩy nở lấn át và che mất cái thiện, cái tốt của con người. Xã hội không ngừng phát triển theo chiều hướng tiến bộ cho nên các chuẩn mực, các giá trị xã hội cũng luôn thay đổi. Thông qua các mối quan hệ xã hội, mỗi cá nhân nhận thức giá trị đích thực của cuộc sống. Trên cơ sở đó, cá nhân tự đánh giá bản thân và tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với xã hội. Vì vậy, xây và chống trong lĩnh vực đạo đức là hết sức khó khăn phức tạp. Đó là cuộc đấu tranh gay go, phức tạp, lâu dài, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi trong từng tập thể và từng con người. Xây phải đi đôi với chống, muốn xây phải chống. Muốn xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới từ trong gia đình, đến nhà trường và ngoài xã hội, đề ra những chuẩn mực, giá trị mới, tiến bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội để định hướng cho mọi người phấn đấu tự bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng.

Một phần của tài liệu VậN DụNG tư tưởng hồ chí minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên vào các trường đại học ở thái nguyên (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w