thực tiễn
Bàn về giáo dục thanh niên, Lênin kịch liệt cơng kích lối giáo dục bằng lý thuyết sng. Người nói: “Giáo dục thanh niên khơng phải là nói cho họ nghe những bài diễn văn êm dịu hay những phép tắc đạo đức. Khơng phải coi đó là giáo dục... chúng ta không tin vào việc rèn luyện, giáo dục, học tập nếu những việc đó chỉ đóng khung trong nhà trường và tách rời cuộc sống sơi nổi ”.
Hồ Chí Minh là mẫu mực của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận với thực tiễn, lời nói với việc làm, giữa giáo dục với hoạt động xã hội. Người đòi hỏi cả người dạy lẫn người học phải quán triệt phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Xuất phát từ mục đích của giáo dục đạo đức cách mạng là đào tạo ra những cơng dân có các phẩm chất và năng lực cần thiết để “phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân làm cho dân giàu nước mạnh” Hồ Chí Minh quan niệm giáo dục khơng thể dừng lại ở việc truyền đạt trí thức mà phải tiến tới hình thành năng lực thực hành cho người học. Nghĩa là
người học phải có khả năng vận dụng những tri thức đã tiếp thu vào thực tiễn cuộc sống. Theo Hồ Chí Minh, học là để hành cịn hành là điều kiện để củng cố, nâng cao kiến thức được tiếp thu, rèn luyện kỹ năng và hình thành những phẩm chất cần có của người lao động mới. Học và hành là hai khâu của q trình nhận thức gắn bó khăng khít với nhau. Theo Người, “Học mà khơng hành thì học vơ ích. Hành mà khơng học thì hành khơng trơi chảy” [38, tr.250]. Thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức.
Một trong những yếu kém của giáo dục cả nước nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng trong thời gian qua học đi đơi với hành cịn hạn chế nhất là các trường đào tạo nghề. Do cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy chưa tốt nên đa số môn học chỉ học phần lý thuyết, phần thực hành thí nghiệm rất ít được thực hiện, các hoạt động ngoại khóa, tham quan dã ngoại cịn rất hạn chế do khơng có điều kiện. Thơng qua mơi trường thực tiễn, sinh viên sẽ thực hành các bài giảng đạo đức trên lớp thơng qua hành vi của mình. Qua đó, giáo viên có thể phát hiện và kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức và trong hành động của sinh viên. Chính những hoạt động thực tiễn thiết thực sẽ tạo điều kiện cho quá trình tự giáo dục của sinh viên, giúp quá trình hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở sinh viên nhanh hơn và sâu sắc hơn.