đẹp của dân tộc Việt Nam, giáo dục lòng tin vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
Đây là một nội dung rất quan trọng làm điểm tựa cho động lực tinh thần của mỗi thanh niên sinh viên. Đảng ta ln chủ trương giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống. Theo Hồ Chí Minh, đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên khơng phải là nói những điều lý thuyết chung chung. Người yêu cầu đạo đức cách mạng phải được thể hiện trong hành động cách mạng của thanh niên. Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên là làm cho thanh niên thấm nhuần những quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội mới; phải biến những quy tắc, chuẩn mực đó thành niềm tin, thành hành động cách mạng trong thực tiễn.
Giáo dục cho thanh niên sinh viên truyền thống lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở mọi người, nhất là thanh niên phải tích cực học tập lịch sử truyền thống của ơng cha. Người nhận xét: Sau ngày nước nhà được độc lập, có một bộ phận thanh niên dường như sao nhãng việc tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử dân tộc, khơng hiểu rõ về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của các thế hệ cha ông. Người quan niệm, việc kế thừa, phát huy truyền thống trước hết phải dựa trên sự hiểu biết về lịch sử đất nước và con người Việt Nam.
Kế thừa và phát triển quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục truyền thống cho thanh niên, văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng nêu rõ:
Đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí lực, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khuyến khích thanh niên tự lực, tự nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm [22, tr.120].
Thông qua các hoạt động ngoại khóa, tham quan thực tế để giáo dục truyền thống dân tộc và đường lối chính sách của Đảng trong thời kỳ đổi mới đạt hiệu quả cao hơn; cần giáo dục cho thanh niên sinh viên các trường đại học có ý thức để nhận biết các thủ đoạn lôi kéo, mua chuộc của các lực lượng phản động trong và ngồi nước đang tìm mọi cách phá hoại cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Giáo dục truyền thống dân tộc cho thanh niên sinh viên là một yêu cầu tất yếu khách quan nhằm giúp sinh viên hiểu và tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đó là một điểm tựa tinh thần vững chắc giúp cho thế hệ thanh niên hiện nay biết vượt qua khó khăn, thử thách, sống xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trong thực tế, bên cạnh một bộ phận thanh niên sinh viên đã thật sự cố gắng trong học tập, tích cực tu dưỡng rèn luyện đạo đức vì tương lai của bản thân vì tiền đồ của đất nước thì vẫn cịn một bộ phận thanh niên sinh viên khác rất mơ hồ hoặc hiểu rất ít về truyền thống của dân tộc, có tư tưởng hướng ngoại, lai căng lối sống của phương Tây. Thái Nguyên được mệnh danh là thủ đơ kháng chiến, là mảnh đất có truyền thống yêu nước và cách mạng từ lâu đời, là nơi có các khu di tích lịch sử, căn cứ địa cách mạng, nơi có bảo tàng Việt Bắc đã ghi lại những dấu ấn lẫy lừng năm xưa của nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên cho nên chúng ta cần tận dụng khai thác những lợi thế đó để tổ chức giáo dục truyền thống cho thanh niên sinh viên.
Trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh ln chăm lo giáo dục những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho cán bộ, cho thế hệ trẻ. Trong nhiệm vụ “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” công tác giáo dục truyền thống giữ vị trí quan trọng. Lịch sử dân tộc Việt Nam phải vượt qua biết bao khó khăn, thử thách của thiên tai, phải đấu tranh chống lại nhiều thế lực ngoại bang xâm lược và đô hộ. Sự trường tồn của đất nước ta ngày nay đã tỏ rõ sức sống, bản lĩnh và những phẩm giá của dân tộc. Trong
đó, nổi lên truyền thống u nước, ý chí tự lập, tự cường, sống nhân nghĩa, cần cù, sáng tạo trong lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo… Những truyền thống đó được kết tinh và mãi mãi lưu truyền cho các thế hệ con cháu mai sau. Mỗi thế hệ đi sau đều phải kế thừa và phát huy những truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại mà các thế hệ cha ông đã tạo lập và truyền lại cho các thế hệ sau. Có như vậy, trong dịng phát triển của lịch sử, các thế hệ đi sau kế thừa và sáng tạo những di sản quý báu của cha ông mà tiến lên.
Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với q trình đổi mới, kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập đất nước có nhiều thay đổi tích cực, sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Muốn cho thanh niên sinh viên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, cần phải tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, giúp các em hiểu, nhận thức và đặt trọn niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng từ đó tiếp thêm sức mạnh để các em vững bước trong học tập và rèn luyện.